"Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua
Và những người thi đua là người yêu nước nhất"

 

tối cao
 
 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VỤ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/-VKSTC-V9  ngày 20 tháng 11 năm 2015
của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
 
Chương I
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (sau đây gọi chung là Vụ 9).
2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác (sau đây gọi chung là công chức), các phòng thuộc Vụ 9 (sau đây gọi chung là Phòng), các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Vụ 9 chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Vị trí pháp lý
Vụ 9 là đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) tối cao.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Vụ 9 có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện các công tác sau đây:
1.Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (sau đây gọi tắt là công tác kiểm sát dân sự); sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát dân sự trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân;
2.Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân các cấp để tham mưu với Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;
3. Thông qua thực hiện công tác kiểm sát dân sự, phát hiện, tổng hợp các sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước để tham mưu với Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
4.Thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới;
5.Giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình của các Toà án nhân dân cấp dưới;
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng VKSND tối cao giao.
Điều 4. Nguyên tắc làm việc
1. Vụ 9 làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế tổ chức hoạt động của Vụ. Công chứcthuộc Vụphải thực hiện nhiệm vụ đúng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
2. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của lãnh đạo VKSND tối cao.
3. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của công chức, tăng cường sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
4. Bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động của Vụ gắn với thực hiện chủ trương cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức của Đảng và Nhà nước.
ChươngII
TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
 CỦA CÁC PHÒNG VÀ CỦA CÔNG CHỨC
Điều 5. Tổ chức bộ máy, biên chế
1. Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ 9 gồm có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng.
2. Các phòng trực thuộc Vụ:
a) Các phòng trực thuộc Vụ 9, gồm có:
- Phòng Tham mưu, tổng hợp (sau đây gọi tắt là Phòng 1);
- Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản (sau đây gọi tắt là Phòng 2);
- Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là Phòng 3);
- Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về thừa kế, chia tài sản chung,hôn nhân - gia đình và các vụ, việc dân sự khác (sau đây gọi tắt là Phòng 4);
- Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình khu vực phía Nam (sau đây gọi tắt là Phòng 5);
b) Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng trực thuộc Vụ do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
3.Biên chế của Vụthuộc biên chế công chức của VKSND tối cao, do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng ý kiến thẩm định của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tham mưu, tổng hợp (phòng 1)
Phòng 1 giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp của Vụ, bao gồm:
 a) Tham mưu cho nh đạo Vụ trong việc xây dựng chương trình, kế hoch công tác hàng năm hoặc ngắn hạn của Vụ theo Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng trong đơn vị; theo dõi, quản lý công tác tổ chức - cán bộ, việc chấp hành kỷ luật lao động và kỷ luật nghiệp vụ trong đơn vị;
b) Chủ trì giúp lãnh đạo Vụ xây dựng các báo cáo, chương trình, kế hoạch để tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của đơn vị; xây dựng báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất và các báo cáo khác của Vụ và của Ngành theo quy định về chế độ thông tin báo cáo,quản lý công tác trongNgành;
c)Chuẩn bị nội dung các buổi giao ban định kỳ, đột xuất của nh đạo Vụ; ghi biên bản các cuộc họp của Vụ; giúp nh đạo Vụ theo dõi, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua của đơn vị;
d)Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,đề án, đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ theo sự phân công của lãnh đạo Vụ;
đ) Theo dõi, nm tình hình công tác kiểm sát dân sự của các VKSNDcấp dưới để tham mưu cho lãnh đạo Vụ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
2. Tham mưu trong việc hướng dẫn chung về nghiệp vụ công tác kiểm sát dân sự đối với các VKSND cấp dưới, bao gồm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, trả lời các vướng mắc về nghiệp vụ công tác kiểm sát dân sự của toàn Ngành được tổng hợp qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, văn bản xin ý kiến của các VKSND cấp dưới;
b) Chủ trì thực hiện việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong toàn Ngành về công tác nghiệp vụ kiểm sát dân sự;xây dựng kế hoạch kiểm tra nghiệp vụ, chương trình, kế hoạch hội nghị, hội thảo của đơn vị và của Ngành về tập huấn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc trách nhiệm của Vụ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn chung đối với các VKSND cấp dưới trongviệc áp dụng các quy định của pháp luật;
d) Theo dõi, tổng hợp vi phạm pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp và của các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình; phát hiện, tổng hợp các sơ hở thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước; đề xuất với lãnh đạo Vụ để tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao ban hành kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm khắc phục vi phạm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
3. Thực hiện công tác quản lý nghiệp vụ và công tác văn thư, lưu trữ của Vụ, bao gồm:
a) Tiếp nhận, thụ lý đơn, công văn, kiến nghị (sau đây gọi chung là đơn), trong đó có đơn do các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc chuyển đến; lập phiếu rút hồ sơ và đề xuất lãnh đạo Vụ phân công cán bộ theo dõi, giải quyết; tiếp nhận, thụ lý hồ sơ các vụ, việc do Tòa án chuyển đến; bàn giao đơn, công văn, hồ sơ cho cán bộ được phân công giải quyết đơn, vụ, việc;
b) Thông báo về việc giải quyết đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc chuyển đến khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
c) Quản lý, theo dõi kết quả giải quyết đơn, hồ sơ vụ, việc chuyển đến, chuyển đi thuộc thẩm quyền của Vụ; thực hiện chuyển giao hồ sơ vụ, việc đã giải quyết ra khỏi Vụ theo quy định;
d) Tiếp nhận và quản lý công văn đi, đến, thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn đi, đến của Vụ theo Quy chế của Viện trưởng VKSND tối cao và kết luận của Vụ trưởng.      
4. Thực hiện các công việc hành chính, công tác hậu cần bảo đảm cho hoạt động của Vụ.
5. Trực tiếp giải quyết một số đơn và hồ sơ các vụ, việc; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ.
Điều 7.Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản (phòng 2)
Phòng 2 giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1. Trực tiếp giải quyết đơn và hồ sơ các vụ, việc về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các loại tài sản khácthuộc thẩm quyền của VKSND tối cao theo sự phân công của lãnh đạo Vụ;
2. Chủ trì tham mưu hướng dẫn, trả lời nhữngvướng mắc về đường lối giải quyết các vụ, việc về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các loại tài sản khácdo các VKSNDcấp dưới báo cáo thỉnh thị, xin ý kiến;
3. Tổng hợp vi phạm của Tòa án các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong giải quyết các vụ, việc về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các loại tài sản khác, báo cáo lãnh đạo Vụ để tham mưu với lãnh đạo VKSND tối cao thực hiện việc kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
4. Tiếp công dân, gii quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực được phân công; nghiên cứu đề xuất vic xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động gii quyết các vụ, việc về tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các loại tài sản kháctheo thủ tục giám đốc thẩm, tái thm của Toà án nhân dân tối cao;
5. Tham mưu trong việc tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạocác VKSND cấp dưới trong việc giải quyết các vụ, việc thuộc lĩnh vực Phòng được phân công phụ trách; theo dõi, tập hợp những vướng mắc, tổng hợp, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu các loại tài sản khác của VKSNDcác cấp để báo cáo nh đạo Vụ, nh đạo VKSND tối cao kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan hướng dẫn thực hiện;
6. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ, báo cáo sơ kết, tổng kết và các loại báo cáo khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ;
7. Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Vụ;chủ động xây dựng và ban hành chương trình, kế hoch công tác của Phòng mình;
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (phòng 3)
Phòng 3 thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 của Quy chế này trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, các loại hợp đồng dân sự khác và các vụ, việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về thừa kế, chia tài sản chung, hôn nhân - gia đình và các vụ, việc dân sự khác (phòng 4)
Phòng 4 thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 của Quy chế này trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc về thừa kế, chia tài sản chung, hôn nhân - gia đình và các vụ, việc dân sự kháckhông thuộc thẩm quyền của phòng 2 và phòng 3.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình khu vực phía Nam (phòng 5)
Phòng 5 thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 của Quy chế này đối với một số vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình liên quan địa bàn các tỉnh phía Nam theo sự phân công của lãnh đạo Vụ. 
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng
1. Vụ trưởng là Thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKSND tối cao về quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Vụ.
2. Vụ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo đơn vị thực hiện các Chỉ thị, Chương trình, kế hoạch công tác của Viện trưởng VKSND tối cao liên quan đến lĩnh vực công tác của Vụ được giao;
b) Quyết định và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Vụ; quản lý, chỉ đạo, điều hành đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của VKSND tối cao và các văn bản, quy định có liên quan; chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạnkiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Vụ  hoặc các vấn đề do Lãnh đạo VKSND tối cao phân công;
c) Phân công công việc, ủy quyền cho các Phó Vụ trưởng các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Vụ thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy định của VKSND tối cao. Trực tiếp giải quyết những việc tuy đã phân công hoặc ủy quyền cho Phó Vụ trưởng, nhưng xét thấy cần thiết hoặc những việc liên quan đến từ hai Phó Vụ trưởng trở lên nhưng các Phó Vụ trưởng có ý kiến khác nhau;
d) Trực tiếp thẩm định, nghe báo cáo và cho ý kiến về các vụ, việc sau đây:
- Các vụ, việc báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
- Các vụ, việc xin ý kiến Ủy ban kiểm sát hoặc tập thể lãnh đạo VKSND  tối cao;
- Các vụ, việc đã được VKSND tối cao trả lời nhưng đương sự vẫn có đơn khiếu nại; vụ, việc mà Phó Vụ trưởng và cán bộ trực tiếp nghiên cứu có quan điểm khác nhau;
- Các vụ, việc do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Quốc hội giám sát;
-  Các vụ, việc do Viện trưởng VKSND cấp dưới đề nghị kháng nghị hoặc thỉnh thị;
- Các vụ, việc quan trọng hoặc phức tạp mà Vụ trưởng xét thấy cần thiết.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các VKSND cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý của Vụ;
e) Chỉ đạo việc theo dõi, tổng hợp vi phạm trong giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân các cấp và vi phạm, sơ hở, thiếu sót của các cơ quan, tổ chức hữu quan để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm, tội phạm;
g) Ký các văn bảnthuộc thẩm quyền của Vụ trưởng hoặc ký các văn bản khi được Viện trưởng VKSND tối cao ủy quyền;
h) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm sát dân sự và các công tác khác của toàn Ngành; chủ trì hoặc tham gia công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chế nghiệp vụ, nghiên cứu đề án, đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ theo sự phân công của Viện trưởng VKSND tối cao.
3. Vụ trưởng tổ chức thảo luận tập thể lãnh đạo Vụ trước khi quyết định những công việc sau đây:
a) Chương trình, Kế hoạch công tác định kỳ, hàng năm của Vụ; kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo các văn bản quan trọng trình lãnh đạo VKSND tối cao;
b) Triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quan trọng của Ngành;
c) Các chương trình công tác trọng tâm của Vụ;
d) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Vụtheo quy định;
đ) Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch và kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Vụ;
e) Những vấn đề khác mà Vụ trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận tập thể lãnh đạo Vụ.
Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp để thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Vụ trưởng, lãnh đạo Phòng chủ trì xây dựng văn bản tổ chức lấy ý kiến các Phó Vụ trưởngtập hợp trình Vụ trưởng quyết định. Sau khi các Phó Vụ trưởng đã có ý kiến, Vụ trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Vụ trưởng
1. Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác; phụ trách một hoặc một số phòng trong đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Vụ trưởng, thay mặt Vụ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được Vụ trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng trước pháp luật về những quyết định của mình.
Khi Vụ trưởng điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Vụ trưởng thì các Phó Vụ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Vụ trưởng.
2. Phạm vi giải quyết công việc của Phó Vụ trưởng:
a)Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, bàn các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Vụ;
b) Trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành phòng công tácdo mình phụ trách; phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của các công chức thuộc phòng, bộ phậnmình phụ trách;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành và văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Vụ trưởng phân công hoặc lãnh đạo VKSND tối caogiao;
d) Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
đ) Thẩm định hồ sơ, Tờ trìnhcủacông chức được phân công nghiên cứu, giải quyết vụ, việc (sau đây gọi tắt là công chức làm án) thể hiện quan điểm về giải quyết vụ, việc;
e) Duyệt dự thảo và ký nháy các văn bản (như quyết định kháng nghị, công văn trả lời đơn, trả lời kiến nghị...) do công chức làm án soạn thảo để trình Vụ trưởng, lãnh đạo Viện ký ban hành;
g) Chủ động giải quyết các công việc được phân công. Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền phụ trách của các Phó Vụ trưởng khác thì phải phối hợp với Phó Vụ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo Vụ trưởng quyết định.
3.Trường hợp Vụ trưởng vắng mặt, Phó Vụ trưởng được ủy quyền quản lý, điều hành đơn vị ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo phạm vi được phân công, còn có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Thay mặt Vụ trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Vụ và ký văn bản thay Vụ trưởng. Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề quan trọng khác thì Phó Vụ trưởng phải xin ý kiến của Vụ trưởng trước khi quyết định;
b) Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Vụ trưởng và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Vụ; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Vụ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Vụ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Vụ trưởng hoặc giữa các Phó Vụ trưởng còn có các ý kiến khác nhau, thì báo cáo Vụ trưởng quyết định;
c) Báo cáo với Vụ trưởng kết quả giải quyết công việc trong thời gian được Vụ trưởng ủy quyền quản lý, điều hành đơn vị.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Vụ trưởng.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng
1. Trưởng phòng giúp nh đạo Vụ quản lý, điều hành các công vic thuộc trách nhiệm của phòng nhằm hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về kết quả công tác của phòng.
2. Trưởng phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc vic thc hin nhiệm vụ, kế hoch công tác ca Phòng theo hướng dẫn của Vụ; phân công công tác cho Phó Trưởng phòng và công chức thuộc quyền quản lý; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngành và của Vụ;
b)Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Vụ;quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoch công tác của phòng; ký các văn bản hành chính liên quan đến công tác của phòng;
c) Trc tiếp tổ chức nghiên cu, tham mưu cho lãnh đạo V tr li thnh th những vướng mắc áp dụng pháp luật và đường lối giải quyết vụ án, vụ việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng;
d) Tổ chức nghiên cứu xây dng các đề án, đề tài khoa hc,chuyên đề nghip vụ theo sự phân công của lãnh đạo Vụ; chủ trì hoặc tham gia tổ chức đóng góp ý kiến xây dng các báo cáo, các văn bn quy phm pháp lut theo yêu cu ca nh đạo Vụ, nh đạo Viện.
đ) Tham mưu cho nh đạo Vụ về công tác cán bvà việc thực hiện chính sách đối với công chức thuộc phòng phụ trách; điều hành hoạt động của phòng chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước,quy chế,quy định, nội quy của VKSND tối cao và của Vụ;
e) Chủ động phối hợp với các trưởng phòng khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng và thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền của mình Trưởng phòng phải kịp thời báo cáo Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; không tự ý chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng mình sang phòng khác hoặc chuyển trả lại lãnh đạo Vụ; không tự ý giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của phòng khác;
g) Khi vắng mặt, Trưởng phòng phải ủy quyền cho một Phó Trưởng Phòng quản lý, điều hành công việc của Phòng. Trường hợp vắng từ 01 ngày làm việc trở lên, Trưởng phòng phải báo cáo Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng phụ trách bằng văn bản;
h)Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng giao.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng phòng
1. Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng phòng và lãnh đạo Vụ.
2. Phó Trưởng phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Trưởng phòng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Phòng;
b) Quản lý, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện công việccủa phòng theo sự phân công của Trưởng phòng;
c) Trực tiếp hoặc tham gia nghiên cứu xây dựng đề tài khoa học, chuyên đề nghiệp vụ, xây dựng các loại báo cáo, góp ý hướng dẫn nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của Phòng theo sự phân công của Trưởng phòng và lãnh đạo Vụ;
d) Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất giải quyết các công việc của phòng;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Trưởng phòng và lãnh đạo Vụ.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức
1. Kiểm sát viên VKSND tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, trực tiếp thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; tham gia các phiên tòa của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Kết luận bằng văn bản đối với những vụ án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
c) Tiếp công dân; đề xuất việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
d) Ký các văn bản tố tụng khi được Viện trưởng VKSND tối cao ủy quyền;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy định của Ngành và theo sự phân công của Viện trưởng VKSNDtối cao;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND tối cao, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách khối về việc việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
2. Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng:
a) Nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ, việc; lập hồ sơ kiểm sát; nhận xét và đề xuất cụ thể quan điểm giải quyết đối với vụ, việc bằng văn bản;
b) Báo cáo lãnh đạo Vụ phụ trách xem xét, cho ý kiến các trường hợp sau đây: vụ, việc do Kiểm sát viên cao cấp đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; vụ, việc do Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm; vụ, việc do các VKSND cấp cao xét xử phúc thẩm, thỉnh thị hoặc đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; vụ, việc do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; vụ, việc mà Kiểm sát viên cao cấp đã ký văn bản trả lời nhưng đương sự tiếp tục có đơn đề nghị;
Nếu vụ, việc phải báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao, tập thể Lãnh đạo VKSND tối cao hoặc Ủy ban kiểm sát thì Kiểm sát viên cao cấp phải làm báo cáo bằng văn bản gửi trước 3 ngày, trừ trường hợp đột xuất;
c) Đề xuất với lãnh đạo Vụ về việc rút hồ sơ vụ, việc; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ, việc để xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
d) Tham gia các phiên tòa của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cùng Kiểm sát viên VKSND tối cao;
đ) Thẩm định vụ, việc do công chức khác nghiên cứu (trừ những vụ, việc do VKSND cấp dưới thỉnh thị).
e) Tiếp công dân, đề xuất việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
g) Theo dõi kết quả kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc của các VKSND cấp dưới thuộc phạm vi được phân công phụ trách. Định kỳ 6 tháng, 1 năm có nhận xét, đánh giá bằng văn bản về ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc của các VKSND cấp dưới thuộc phạm vi được phân công phụ trách;
h) Nghiên cứu và đề xuất việc trả lời thỉnh thị của VKSND cấp dưới thuộc phạm vi được phân công phụ trách; tham gia hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với các VKSNDcấp dưới;
i) Thông qua công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát hiện, tổng hợp những vi phạm trong hoạt động tư pháp và sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước; báo cáo lãnh đạo Vụ để tham mưu với lãnh đạo VKSND tối cao ban hành kiến nghị khắc phục và phòng ngừa vi phạm;
k) Tham gia xây dựng đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ, văn bản quy phạm pháp luật;
l) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với các công chức khác;
m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của lãnh đạo Viện, lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng;
n) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND tối cao, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách khối về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
3. Công chức khác có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây khi được lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng phân công:
a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng về ý kiến đề xuất và chất lượng, tiến độ công việc được giao;
b) Nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ, việc; lập hồ sơ kiểm sát; nhận xét và đề xuất cụ thể quan điểm giải quyết đối với vụ, việc bằng văn bản. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm c, e, g, h, i khoản 2 Điều này khi được phân công nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ, việc;
c) Báo cáo Kiểm sát viên cao cấp về kết quả nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ, việc (riêng án thỉnh thị thì báo cáo lãnh đạo Vụ phụ trách);
d) Giúp Kiểm sát viên cao cấp xây dựng văn bản trả lời cho người có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về việc không có căn cứ kháng nghị. Trường hợp giữa Kiểm sát viên cao cấp và công chức có quan điểm khác nhau thì báo cáo lãnh đạo Vụ xem xét;
đ) Giúp Kiểm sát viên cao cấp xây dựng báo cáo đối với các vụ, việc phải xin ý kiến Viện trưởng VKSND tối cao, tập thể lãnh đạo VKSND tối cao hoặc Ủy ban kiểm sát;
e) Tham gia xây dựng đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ, văn bản quy phạm pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước lãnh đạo Vụ, lãnh đạo phòng về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Mục 1
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
Điều 16. Các loại chương trình công tác của Vụ
1. Chương trình công tác năm:
a) Yêu cầu:
- Những công việc đăng ký trong chương trình công tác năm của Vụ phải thể hiện kết hợp giữa các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị công tác năm, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện với sự chủ động đề xuất của đơn vị. Mỗi công việc cần xác định rõ nội dung chính; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, người phụ trách cấp trình, thời hạn trình từng cấp và thời hạn hoàn thành;
- Các phòng phải chịu trách nhiệm về nội dung và tiến độ thực hiện công việc mà mình đề xuất đưa vào chương trình công tác năm của Vụ.
b) Phân công thực hiện:
- Phòng 1 chủ trì phối hợp với các phòng liên quan xây dựng chương trình công tác năm của Vụ;
- Trước ngày 05 tháng 11 hằng năm, các phòng trực thuộc Vụ phải gửi cho phòng 1danh mục công việc liên quan đến phòng mình cần trình các cấp trong năm sau. Phòng 1có trách nhiệm tổng hợp trình lãnh đạo Vụ ký gửi Văn phòng VKSND tối cao đăng ký những công việc của Vụ đưa vào chương trình công tác năm, trình Viện trưởng VKSND tối cao trước ngày 15 tháng 11 hng năm;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcKế hoạch công tác năm của VKSND tối cao do Văn phòng VKSND tối cao gửi đến Vụ, phòng 1phải cụ thể hóa, đưa vào dự thảo Chương trình công tác năm của Vụ gửi các phòng để tham gia ý kiến;
- Các phòng 2,3,4 và Phòng 5 phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi phòng 1 để báo cáo Vụ trưởng. phòng 1giúp Vụ trưởng lấy ý kiến của các Phó Vụ trưởng để thông qua Chương trình công tác năm của Vụ;
- Vụ trưởng ký ban hành Chương trình công tác năm của Vụ và gửi các đơn vị liên quan, các phòng thuộc Vụ để thực hiện.
Ngoài việc thực hiện theo các quy định tại Quy chế này, trong quá trình thực hiện Chương trình công tác năm của Vụ, các phòng còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của lãnh đạo Viện hoặc của các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan.
2. Chương trình công tác Quý:
a) Yêu cầu: Những công việc ghi trong Chương trình công tác quý của Vụ phải xác định rõ nội dung chính, phòng chủ trì, phòng phối hợp, người phụ trách, trình lãnh đạo Viện hay Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng quyết định, thời hạn trình và thời hạn hoàn thành.
b) Phân công thực hiện:
- Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, các phòng phải gửi dự kiến Chương trình công tác của quý sau cho phòng 1. Sau khi gửi, nếu phát sinh những công việc cần bổ sung hoặc có sự điều chỉnh về nội dung, thời gian thực hiện thì phải có văn bản báo cáo lãnh đạo Vụ. Quá thời hạn nêu  trên, phòng nào không gửi coi như phòng đó không có đề nghị về xây dựng chương trình công tác Quý liên quan đến phòng mình;
- Chậm nhất là ngày 20 của tháng cuối quý, phòng 1phải tổng hợp, xây dựng Chương trình công tác quý sau của Vụ, trình Vụ trưởng xem xét, quyết định. Những vấn đề trình lãnh đạo Viện, nếu có sự thay đổi về nội dung, thời gian thực hiện thìphòng 1phải có văn bản trình lãnh đạo Vụ ký đề nghị lãnh đạo Viện quyết định việc điều chỉnh. Chỉ sau khi được chấp nhận, các phòng mới được thực hiện theo nội dung, tiến độ mới.
3. Chương trình công tác tháng:
a) Hàng tháng, các phòng căn cứ Chương trình công tác quý để xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình công tác tháng. Nếu tiến độ thực hiện Chương trình công tác tháng bị chậm phải báo cáo Vụ trưởng trước ngày 20 hàng tháng;
b) Chậm nhất là ngày 27 hàng tháng, Phòng 1 phải tổng hợp Chương trình công tác tháng sau của Vụ, trình Vụ trưởng xem xét, quyết định và thông báo cho các phòng.
4. Chương trình công tác tuần:
a) Căn cứ Chương trình công tác tuần của lãnh đạo Viện, Chương trình công tác tháng của Vụ và sự chỉ đạo của Vụ trưởng, phòng 1thông báo lên bảng tin của Vụ về Chương trình công tác tuần vào cuối giờ chiều thứ Sáu hoặc đầu giờ sáng thứ Hai hàng tuần;
b) Khi có sự thay đổi Chương trình công tác tuần của lãnh đạo Vụ, phòng 1 phải kịp thời thông báo lên Bảng tin cho các phòng và cá nhân liên quan biết.
5. Việc tổ chức thực hiện chương trình công tác của các phòng thuộc Vụ:
a) Căn cứ chương trình công tác của Vụ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, trên cơ sở kết quả giao ban định kỳ với lãnh đạo Vụ hàng tuần, Trưởng phòng nghiên cứu cách thức, phương pháp triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đến từng công chức trong phòng, bảo đảm tiến độ theo chương trình công tác của Vụ đề ra;
b) Trưởng phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện để phòng hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác. Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch đã định, phải kịp thời báo cáo Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực và thông báo cho phòng 1 biết để điều chỉnh chung và tìm giải pháp khắc phục.
Điều 17. Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác
1. Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và hàng năm, các Trưởng phòng phải rà soát, thống kê, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của phòng, gửi phòng 1 để tổng hợp, báo cáo Vụ trưởng về kết quả xử lý các công việc được giao, những công việc còn tồn đọng, hướng xử lý tiếp theo, kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung chương trình công tác thời gian tới.
2. Phòng 1có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các phòng thuộc Vụ; hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và cuối năm có báo cáo kết quả thực hiện chương trình công tác của Vụ. Kết quả thực hiện chương trình công tác phải được coi là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi phòng.
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO VỤ
Điều 18. Cách thức giải quyết công việc của lãnh đạo Vụ
1. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở giao nhiệm vụ cho các phòng, các phòng báo cáo giải quyết công việc bằng “Phiếu đề xuất giải quyết công việc” theo mẫu của Vụ.
2. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng chủ trì họpvới lãnh đạo các phòng liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được theo cách thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Vụ trưởng phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thỉnh thị theo Quy chế quản lý thông tin, báo cáo trong Ngành và phải báo cáo bằng văn bản (Tờ trình) với nh đạo VKSND tối cao về những vụ, việc sau đây:
a) Những vụ, việc do Vụ đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
b) Những vụ, việc mà Vụ đã có văn bản trả lời không có cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng Viện trưởng  VKSND cấp dưới chưa nhất trí và tiếp tục có văn bản đề nghị kháng nghị hoặc đương sự tiếp tục đề nghị kháng nghị;
c) Những vụ, việc do yêu cầu của nh đạo Viện, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xem xét, giải quyết theo thẩm quyền thuộc trách nhiệm xem xét, giải quyết của VKSND tối cao;
d) Những vụ, việc mà lãnh đạo VKSND tối cao đã kết luận không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng Chánh án Toà án nhân dân tối cao lại kháng nghị;
đ) Những vụ, việc mà Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị.
4. Chế độ báo cáo án:
a) Trong quá trình giải quyết các vụ, việc, công chức làm án phải báo cáo nh đạo Vụ về việc giải quyết vụ, việc bằng văn bản (Tờ trình).
b) Khi công chứclàm án báo cáo án với Vụ trưởng thì Phó Vụ trưởng phụ trách phòng có người báo cáo án và các Phó Vụ trưởng khác (khi Vụ trưởng yêu cầu) phải tham dự nghe báo cáo.
c)  Khi công chứclàmán trực tiếp báo cáo án với Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách thì Phó Vụ trưởng phụ trách phòng có người báo cáo án, Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng khác (khi Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách đơn vị yêu cầu) phải tham dự nghe báo cáo.
d) Khi báo cáo án với Viện trưởng, tập thể nh đạo Viện hoặc y ban kiểm sát thì Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách phòng phải tham dự; Phó Vụ trưởng phụ trách phòngphải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ, việctrình bày báo cáo; các Phó Vụ trưởng khác (khi lãnh đạo Viện yêu cầu) phải cùng tham gia.    
Điều 19. Thủ tục trình giải quyết công việc  
1. Thủ tục trình giải quyết đơn:
a) Khi nhận đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, Phòng 1 phải phân công người nghiên cứu nội dung đơn cùng các tài liệu kèm theo. Nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và còn thời hạn xem xét giải quyết thì lập phiếu rút hồ sơ theo mẫu quy định, trình Vụ trưởng ký; đề xuất với Vụ trưởng phân công người làm án thuộc các phòng theo dõi việc gửi hồ sơ và giải quyết vụ, việc; đồng thời, chuyển ngay đơn, phiếu rút hồ sơ và tài liệu liên quan cho người được phân công. Công chức được phân công có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Tòa án gửi hồ sơ, báo cáo tiến độ giải quyết đơn cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Trường hợp nhận được đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đã hết hạn theo quy định của  pháp luật, thì báo cáo đề xuất lãnh đạo Vụ để làm thủ tục trả lại đơn và nêu rõ lý do của việc trả lại đơn. Trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tối cao thì báo cáo đề xuất lãnh đạo Vụ để làm thủ tục chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b) Đối với đơn do các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc chuyển đến, công chức làm án phải thường xuyên báo cáo tiến độ, nội dung, kết quả giải quyết đơn theo yêu cầu của lãnh đạo Vụ, lãnh đạo Viện và của các cơ quan có thẩm quyền.
c) Sau khi nhận được hồ sơ vụ, việc do Tòa án chuyển đến, phòng 1bàn giao ngay hồ sơ cho công chức được phân công giải quyết vụ, việc theo quy định.
2. Thủ tục giải quyết án:
Sau khi nhận hồ sơ vụ, việc do Phòng 1chuyển đến, công chức làm án phải kiểm tra kỹ số trang hồ sơ, ký vào sổ theo dõi nhận án của Vụ và sổ thụ lý hồ sơ đi - đến (để theo dõi án thuộc lĩnh vực được phân công); nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát theo quy định về hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát của Ngành; đề xuất bằng văn bản (Tờ trình) với lãnh đạo Vụ phụ trách về quan điểm giải quyết vụ, việc trong thời hạn quy định.
a) Trường hợp có căn cứ kháng nghị thì xử lý như sau:
- Công chức làm án gửi Tờ trình kèm theo Hồ sơ kiểm sát cho lãnh đạo Vụ phụ trách nghiên cứu;
- Sau khi có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Vụ phụ trách vào Tờ trình, công chức làm án phải photo Tờ trình gửi cho phòng 1 một bản để đăng ký lịch báo cáo Vụ trưởng;
- Sau khi có ý kiến phê duyệt của Vụ trưởng, công chức làm án đăng ký lịch báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách;
- Sau khi lãnh đạo Viện phụ trách nhất trí với đề xuất kháng nghị, công chức làm án dự thảo kháng nghị, trình lãnh đạo Vụ phụ trách duyệt sau đó trình lãnh đạo Viện phụ trách ký Quyết định kháng nghị. Trước khi trình lãnh đạo Viện ký Quyết định kháng nghị, lãnh đạo Vụ phụ trách phải kiểm tra, ký nháy.
b) Trường hợp không có căn cứ kháng nghị, trả lời đơn thì sau khi có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Vụ phụ trách vào Tờ trình, công chức làm án phải đăng ký báo cáo Vụ trưởng. Nếu Vụ trưởng đồng ý thì công chức làm án lập dự thảo Thông báo trả lời đơn, trình người có thẩm quyền ký.
3. Thủ tục giải quyết các công việc khác:
a) Văn bản, tờ trình về việc giải quyết gửi lãnh đạo Viện phải do lãnh đạo phòng xây dựng hoặc kiểm tra; lãnh đạo Vụ phụ trách phải kiểm tra, ký nháy và trình lãnh đạo Viện.
b) Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng khác, trong tài liệu trình phải có ý kiến bằng văn bản của các phòng liên quan; những đề xuất của VKSND cấp dưới có liên quan phải có ý kiến bằng văn bản của Viện trưởng VKSND cấp đó.
c) Phiếu đề xuất giải quyết công việc phải thể hiện rõ, đầy đủ, chính xác ý kiến của các đơn vị, kể cả ý kiến khác nhau; ý kiến đề xuất của người trực tiếp theo dõi và ý kiến của lãnh đạo phòng. Phiếu đề xuất giải quyết công việc phải kèm theo đầy đủ tài liệu.
3.Các công văn, tờ trình đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị đó ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
4. Đối với các cơ quan, tổ chức không thuộc sự quản lý của Vụ thì thực hiện thủ tục gửi công văn đến đơn vị đó theo quy định hiện hành của pháp luật về công tác văn thư.
Điều 20. Trách nhiệm của phòng Tham mưu, tổng hợp trong việc trình lãnh đạo Vụ giải quyết công việc
1. Phòng 1 trình Vụ trưởng dự thảo chương trình, kế hoạch công tác năm và các báo cáo do Vụ trưởng ký ban hành sau khi đã tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của các phòng và các Phó Vụ trưởng. Trưởng phòng 1 phải kiểm tra lần cuối và ký nháy báo cáo trước khi Vụ trưởng ký ban hành.
Đối với các báo cáo Vụ trưởng ủy quyền cho Phó Vụ trưởng ký thì phòng 1 có trách nhiệm xây dựng dự thảo; Trưởng phòng ký nháy trước khi trình Phó Vụ trưởng ký.
2. Đối với các công việc khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng 1 quy định tại Điều 6 Quy chế này, phòng 1 căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Quy chế này để báo cáo Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng xin ý kiến chỉ đạo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của phòng 1, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng có trách nhiệm xử lý tài liệu trình và có ý kiến chính thức vào Phiếu đề xuất hoặc tài liệu trình ký.
Mục 3
TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ, CUỘC HỌP
Điều 21. Các loại hội nghị và cuộc họp
Căn cứ yêu cầu công việc và phạm vi lĩnh vực công tác, Vụ tổ chức các hội nghị, cuộc họp trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
1. Các hội nghị gồm: Hội nghị triển khai công tác năm, 06 tháng, hội nghị chuyên đề (triển khai, sơ kết, tổng kết một hoặc một số chuyên đề) của Vụ; hội nghị tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Vụ và của Ngành.
2. Các cuộc họp do Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng được ủy quyền chủ trì, bao gồm:
a) Họp giao ban lãnh đạo Vụ thường kỳ (tuần, tháng, quý);
b) Họp giao ban Vụ;
c) Lãnh đạo Vụ họp, làm việc với lãnh đạo các Vụ khác hoặc với các cơ quan, đơn vị hữu quan;
d) Lãnh đạo Vụ họp, làm việc với lãnh đạo các VKSND địa phương tại trụ sở Vụ;
đ) Lãnh đạo Vụ họp, làm việc với VKSND địa phương tại địa phương;
e) Họp tập thể lãnh đạo Vụ, các cuộc họp khác để giải quyết công việc.
3. Các cuộc họp do Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng được uỷ quyền chủ trì:
a) Các phòng tổ chức các cuộc họp phòng để giải quyết các công việc chuyên môn và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng đã được quy định;
b) Lãnh đạo phòng có thể tham gia các cuộc họp, làm việc với đại diện các đơn vị liên quan theo chỉ đạo của lãnh đạo Vụ.
Điều 22. Công tác chuẩn bị hội nghị, cuộc họp
1. Duyệt chủ trương
a) Vụ trưởng quyết định chủ trương tổ chức các hội nghị, cuộc họp sau:
- Hội nghị chuyên đề; tập huấn (thuộc lĩnh vực Vụ trưởng chủ trì);
- Họp giao ban lãnh đạo Vụ thường kỳ (tuần, tháng, quý);
- Họp giao ban Vụ;
- Họp giao ban với một hoặc một số phòng;
- Họp tập thể lãnh đạo Vụ, các cuộc họp khác để giải quyết công việc;
- Lãnh đạo Vụ họp, làm việc với lãnh đạo các VKSND địa phương;
b) Phó Vụ trưởng quyết định chủ trương, nội dung các cuộc họp thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, gồm:
- Giao ban với các phòng phụ trách;
- Họp, làm việc tại các đơn vị, địa phương;
- Các cuộc họp khác để giải quyết công việc do Phó Vụ trưởng chủ trì.
c) Trưởng phòng quyết định các cuộc họp do phòng chủ trì để giải quyết các công việc chuyên môn và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội nghị, cuộc họp:
Phòng được giao nhiệm vụ  chủ trì chuẩn bị nội dung phải phối hợp với phòng 1 xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội nghị, cuộc họp để báo cáo lãnh đạo Vụ, trình lãnh đạo Viện quyết định về các vấn đề sau:
- Nội dung hội nghị, cuộc họp; phân công chuẩn bị các báo cáo;
- Thành phần, thời gian, địa điểm họp;
- Dự trù kinh phí (nội dung chi, nguồn tài chính);
- Dự kiến thành lập Ban tổ chức hội nghị (nếu có);
- Dự kiến chương trình hội nghị, cuộc họp;
- Các vấn đề cần thiết khác.
3. Chuẩn bị và thông qua báo cáo, tham luận:
a) Phòng 1 thông báo cho các phòng liên quan biết các báo cáo chính, báo cáo tóm tắt và các tài liệu cần phải chuẩn bị. Phòng chủ trì nội dung được phân công dự thảo và trình Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực duyệt báo cáo và các tài liệu cần thiết khác. Trưởng phòng được phân công có trách nhiệm kiểm tra kỹ về nội dung, hình thức các báo cáo, tài liệu trước khi trình lãnh đạo Vụ duyệt;
b) Thời hạn trình lãnh đạo Vụ duyệt báo cáo:
- Báo cáo chính phải gửi phòng 1 trước ngày hội nghị ít nhất 05 ngày làm việc để trình lãnh đạo Vụ xem xét, hoàn tất các thủ tục trình lãnh đạo Viện phê duyệt;
- Các chương trình phải thông qua tại cuộc họp lãnh đạo Vụ thường kỳ hàng tháng và phải gửi đến lãnh đạo Vụ trước ngày họp 02 ngày làm việc;
- Các báo cáo chuyên đề cần lãnh đạo Vụ phụ trách lĩnh vực duyệt phải gửi trước ngày họp 01 ngày.
c) Đối với hội nghị Ngành có nội dung liên quan đến nhiều đơn vị, phòng 1 có trách nhiệm đôn đốc các phòng dự thảo báo cáo và trình đúng thời gian quy định để trước khi trình lãnh đạo Viện duyệt; kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện giải quyết những vấn đề vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ.
Các cuộc họp chỉ đề cập đến một nội dung theo chuyên Ngành thì phòng chủ trì chuẩn bị nội dung theo chương trình, kế hoạch;
d) Các báo cáo phải thông qua lãnh đạo Vụ, gồm: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát giải quyết các vu, việc dân sự, hôn nhân và gia đình 06 tháng, 01 năm của Vụ; Báo cáo tổng kết thực hiện các chương trình, công việc; Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các chương trình công tác trọng tâm của Vụ.
4. Các công tác chuẩn bị khác cho việc tổ chức hội nghị, cuộc họp, gồm: chuẩn bị giấytriệu tập, giấy mời, in ấn tài liệu, chuẩn bị phòng họp.
a) Phòng 1 hoặc phòng chủ trì tổ chức họp gửi giấy mời, giấy triệu tậptheo danh sách thành phần mời họp, hội nghị. Giấy mời họp do lãnh đạo Vụ ký; Giấy triệu tập Hội nghị Ngành phải do lãnh đạo Viện ký.
b) Phòng 1 chịu trách nhiệm in ấn các tài liệu họp do các phòng thuộc Vụ chuẩn bị.
c) Nếu tổ chức họp ở trong Vụ, Phòng 1 bố trí phòng họp. Nếu tổ chức họp ở ngoài cơ quan, phòng 1 đăng ký, bố trí xe đưa đón chung và bố trí nơi ăn, nghỉ cho đại biểu (nếu có).
d) Chương trình họp được chuẩn bị bằng văn bản do đơn vị được phân công chủ trì dự thảo, trình lãnh đạo Vụ duyệt và báo cáo lãnh đạo Viện (đối với cuộc họp hay hội nghị có lãnh đạo Viện tham dự).
Điều 23. Tổ chức hội nghị, cuộc họp
1. Triển khai hội nghị, cuộc họp:
a) Sau khi chương trình đã được phê duyệt, phòng chủ trì tổ chức hội nghị, cuộc họp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện; đăng ký đại biểu và nội dung tham luận để báo cáo người chủ trì họp và xử lý những tình huống cần thiết khác;
b) Tại hội nghị, cuộc họp, người chủ trì họp điều hành hội nghị, cuộc họp theo chương trình dự kiến; tùy theo yêu cầu thực tế có thể quyết định điều chỉnh chương trình nhưng phải thông báo để những người dự họp biết;
c) Người chủ trì điều hành hội nghị, cuộc họp phải kết luận rõ ràng về các nội dung, chuyên đề đã được thảo luận tại hội nghị, cuộc họp.
2. Ghi biên bản và thông báo kết quả hội nghị, cuộc họp:
a) Phòng chủ trì nội dung hội nghị, cuộc họp chịu trách nhiệm cử thư ký ghi biên bản hội nghị, cuộc họp soạn thảo thông báo ý kiến kết luận tại hội nghị,  cuộc họp của lãnh đạo Viện, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng duyệt trước khi trình lãnh đạo Viện ký ban hành;
b) Các phòng nghiệp vụ chuyên sâu dự thảo thông báo kết luận các hội nghị chuyên đề; 
c) Các trường hợp khác do lãnh đạo Vụ phân công.
3. Báo cáo kết quả hội nghị, cuộc họp:
a) Phó Vụ trưởng báo cáo kết quả hội nghị, cuộc họp do mình chủ trì với Vụ trưởng sau khi hội nghị, cuộc họp kết thúc;
b) Đối với hội nghị, cuộc họp do lãnh đạo Vụ giao cho công chức trong vụ tham dự, sau khi kết thúc, người được giao nhiệm vụ phải báo cáo Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách về kết quả hội nghị, cuộc họp và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của đơn vị để lãnh đạo Vụ xử lý kịp thời;
4. Các công việc sau hội nghị, cuộc họp:
Phòng 1phối hợp với phòng được phân công có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện những nội dung lãnh đạo đã kết luận tại các hội nghị, cuộc họp; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Vụ về kết quả thực hiện kết luận đó.
BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN
Điều 24. Thời hạn ban hành văn bản
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, phòng 1 có trách nhiệm gửi văn bản cho lãnh đạo Viện, lãnh đạo Vụ, các đơn vị và cá nhân có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lãnh đạo Viện thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung công việc, phòng 1 phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo Viện tại cuộc họp.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lãnh đạo Vụ họp định kỳ hàng tháng, phòng 1 phải ra thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo Vụ tại cuộc họp.
Điều 25. Quy định về việc ký các văn bản
1. Vụ trưởng ký các văn bản tố tụng và hành chính theo thẩm quyền hoặc khi được Viện trưởng VKSND tối cao ủy quyền theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Quy chế này; ký các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng VKSND tối cao;
2. Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng giao ký thay Vụ trưởng các văn bản quy định tại khoản 1 điều nàyvà theo điểm d khoản 3 Điều 12 Quy chế này theo lĩnh vực hoặc theo khối được Vụ trưởng giao phụ trách.
Khi Vụ trưởng vắng mặt, 01 Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng uỷ quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Vụ trưởng.
Điều 26. Phát hành văn bản
1. Phòng 1 có trách nhiệm phát hành các văn bản của Vụ sau khi cấp có thẩm quyền ký, tổ chức việc cập nhật, lưu, theo dõi.
2. Vụ trưởng phân công phòng 1 hoặc phòng khác tổ chức việc gửi đăng Trang tin điện tử, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát đối với các văn bản không phải văn bản "MẬT" do Vụ phát hành khi thấy cần thiết.
3. Việc phát hành văn bản và quản lý văn bản phát hành phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về quản lý và tài liệu, thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
Mục 5
KIỂM TRA
Điều 27. Phạm vi và đối tượng kiểm tra
Vụ có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành các văn bản của cấp trên và của Vụ ban hành có quy định những nhiệm vụ, công việc trong phạm vi phụ trách của Vụ mà các phòng trực thuộc Vụ, các đơn vị và VKSND cấp dưới có trách nhiệm thực hiện.
Việc kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các đơn vị, các VKSND cấp dưới trong việc thi hành các văn bản có liên quan được tiến hành theo các quy định của pháp luật và của Ngành.
Điều 28. Thẩm quyền kiểm tra
1. Vụ trưởng kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụvà của Vụ trưởng theo quy định của pháp luật và của Ngành.
2. Phó Vụ trưởng kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các phòng được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Vụ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
3. Lãnh đạo phòng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định và kiểm tra việc thực hiện các công việc do lãnh đạo Vụ ủy quyền hoặc giao chủ trì.
4. Công tác kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế kiểm tra của VKSND tối cao.
Điều 29. Hình thức kiểm tra
1.Tự kiểm tra của Phòng :
Lãnh đạo phòng thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại phòng, phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
2. Vụ tiến hành kiểm tra:
Lãnh đạo Vụ, lãnh đạo các phòng và các công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị cần kiểm tra;
Lãnh đạo Vụ yêu cầu các phòng báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao.
Điều 30. Thông báo, báo cáo kết quả kiểm tra
1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Vụ kết quả kiểm tra; tổng hợp và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản, nêu rõ nội dung kiểm tra, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, tồn tại, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục và kiến nghị hình thức xử lý (nếu có).
2. Thủ trưởng đơn vị kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc xử lý sau khi kiểm tra, yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục những sai phạm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, báo cáo kết quả khắc phục sau kiểm tra với lãnh đạo Vụ.
3. Định kỳ giao ban tuần hoặc đột xuất, Trưởng phòng báo cáo tình hình thực hiện tiến độ và kết quả công việc được lãnh đạo Vụ giao theo thẩm quyền ở đơn vị mình.
4. Phòng 1có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản, các công việc được lãnh đạo Vụ giao.
ĐI CÔNG TÁC
Điều 31. Đi công tác trong nước
1. Tham gia đoàn công tác:
a) Việc cử công chức thuộc Vụ tham gia các đoàn công tác của Đảng, Nhà nước, các đoàn công tác liên ngành, các đoàn công tác của Ngành tại các cơ quan hoặc các địa phương, đơn vị (gọi chung là cơ sở) phải theo đúng thành phần được yêu cầu. Những vấn đề liên quan đến Vụ phải được chuẩn bị bằng văn bản theo yêu cầu của Trưởng đoàn công tác;
b) Khi kết thúc chương trình công tác, chậm nhất sau 05 ngày làm việc, công chức tham gia Đoàn công tác phải báo cáo Lãnh đạo Vụ về kết quả chương trình công tác, những vấn đề có liên quan đến Vụ do cơ sở đề nghị làm việc với Đoàn, kết luận của Trưởng đoàn; đồng thời gửi kết luận, thông báo của Trưởng đoàn công tác tới Lãnh đạo Vụ.
2. Lãnh đạo Vụ tổ chức đoàn đi công tác cơ sở:
a) Khi có chủ trương của lãnh đạo Vụ, phòng được giao chủ trì phối hợp với Phòng 1 liên hệ với cơ sở để thống nhất chương trình, kế hoạch làm việc, trình Trưởng đoàn;
b) Sau khi chương trình, kế hoạch được duyệt, phòng 1 thông báo cho đơn vị liên quan để chuẩn bị. Trưởng phòng cử công chức, tham gia Đoàn công tác theo yêu cầu của lãnh đạo Vụ;
c) Các báo cáo và tài liệu có liên quan của các phòng trong Vụ cần được chuẩn bị xong trước ngày làm việc, báo cáo lãnh đạo Vụ, gửi trước cho các đơn vị, cơ quan liên quan;
d) Trước ngày làm việc, lãnh đạo Vụ được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn công tác chủ trì thống nhất với đơn vị cơ sở lần cuối về chương trình và kế hoạch làm việc, báo cáo lãnh đạo Vụvà lãnh đạo Viện phụ trách khối;
đ) Tổ chức làm việc: Vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị cơ sở triển khai công việc theo chương trình, kế hoạch đã thống nhất, xử lý các tình huống phát sinh. Nội dung làm việc phải chuẩn bị xong trước ngày làm việc và bảo đảm yêu cầu của lãnh đạo Vụ, lãnh đạo Viện phụ trách khối;
e) Sau khi hoàn thành chương trình, kế hoạch làm việc, phòng chủ trì phối hợp với đơn vị dự thảo thông báo về kết quả làm việc, ý kiến kết luận của lãnh đạo Vụ, gửi lãnh đạo Vụduyệt trước khi ký ban hành. Lãnh đạo Vụ phải báo cáo kết quả với lãnh đạo Viện phụ trách khối. Phòng 1 chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thông báo của Vụ.
3. Các đoàn công tác khác:
a) Đoàn công tác tại cơ sở chỉ làm việc và giải quyết những vấn đề đúng nội dung, chương trình đã thông báo và đúng thẩm quyền của Đoàn, đồng thời ghi nhận đầy đủ những kiến nghị có liên quan đến cơ sở;
b) Trường hợp Đoàn công tác do Lãnh đạo Vụ là Trưởng đoàn thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, sau khi kết thúc công việc trở về đơn vị, Trưởng đoàn công tác phải có báo cáo bằng văn bản với Vụ trưởng về kết quả, những kiến nghị của cơ sở có liên quan đến Vụ, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện những kiến nghị đó. Lãnh đạo Vụ phải báo cáo kết quả với lãnh đạo Viện phụ trách đơn vị.
c) Trường hợp công chức được cử đi công tác với tư cách là thành viên trong Đoàn thì phải đảm bảo đúng thành phần liên quan đến nội dung, chương trình công tác; nếu thời gian công tác từ 02 ngày làm việc trở lên, phòng phải bố trí người thay thế giải quyết công việc thường xuyên.
Điều 32. Đi công tác, học tập ở nước ngoài
1. Công chức thuộc Vụ được cử tham gia các đoàn công tác, học tập ở nước ngoài phải chuẩn bị bằng văn bản những vấn đề liên quan đến Vụtheo yêu cầu của đoàn công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các văn bản đó.
2. Kết thúc chuyến công tác, học tập nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam, công chức, viên chức tham gia Đoàn phải nộp lại hộ chiếu cho Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự, đồng thời báo cáo bằng văn bản về kết quả chuyến công tác, học tập với lãnh đạo Vụ.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THÔNG TIN, BẢO MẬT
Điều 33. Phó Vụ trưởng báo cáo Vụ trưởng
Phó Vụ trưởng phải báo cáo với Vụ trưởng về những nội dung sau đây:
1. Tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc có ý kiến khác nhau và những việc cần xin ý kiến Vụ trưởng.
2. Nội dung và kết quả công việc khi được Vụ trưởng giao phụ trách đơn vị trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
3. Nội dung và kết quả của hội nghị, cuộc họp khi được Vụ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo các hội nghị, cuộc họp đó.
4. Kết quả làm việc và những kiến nghị đối với Vụ của các đơn vị, VKSND cấp dướicác cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi được cử tham gia các đoàn công tác ở trong nước hoặc nước ngoài.
Điều 34. Các phòng báo cáo lãnh đạo Vụ
1. Trưởng phòng phải thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo lãnh đạo Vụ theo quy định của Vụ. Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, báo cáo năm phải thông qua Phó Vụ trưởng phụ trách phòng.
Khi có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền quản lý của phòng, Trưởng phòng phải báo cáo lãnh đạo Vụ để xử lý kịp thời.
2. Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, lãnh đạo Phòng 1còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức cung cấp thông tin hàng ngày cho Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng phụ trách về các vấn đề liên quan đã được giải quyết;
b) Chuẩn bịbáo cáo kết quả công tác phục vụ giao ban lãnh đạo Vụ hàng tuần; hàng tháng, hàng quý.
c) Tổng hợp và xây dựng các báo cáo công tác của Vụ;
d) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng, các VKSND cấp dưới thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Vụ trưởng;
đ) Đề xuất và báo cáo lãnh đạo Vụ những vấn đề cần xử lý qua phản ánh của báo chí, dư luận xã hội liên quan đến trách nhiệm, phạm vi và thẩm quyền của đơn vị.
Điều 35. Trách nhiệm cung cấp thông tin của lãnh đạo phòng
Lãnh đạo các phòng có trách nhiệm thông báo bằng những hình thức thích hợp, thuận tiện để công chứcnắm bắt được những thông tin sau đây:
1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành liên quan đến công việc của đơn vị và của ngành;
2. Kế hoạch công tác của Ngành và Chương trình công tác của Vụ, kinh phí hoạt động và việc chi tiêu (nếu có);
3. Tuyển dụng, đi học, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và bổ nhiệm công chức, viên chức;
4. Văn bản kết luận về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị;
5. Quy chế của Ngành, nội quy làm việc của Vụ, phòng;
6. Các thông tin khác theo quy định của Ngành và của Vụ.
Điều 36. Trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn của lãnh đạoVụ
1. Về cung cấp thông tin:
a) Theo ủy quyền của lãnh đạo Viện,lãnh đạo Vụ thực hiện việc trả lời trên báo chí, yêu cầu các cơ quan báo chí đã đăng, phát các tin, bài có nội dung sai sự thật phải cải chính hoặc thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật;
b) Trong hoạt động cung cấp thông tin theo chỉ đạo của lãnh đạo Viện, nghiêm cấm việc để lộ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và thông tin về những công việc nhạy cảm đang trong quá trình xử lý.
2. Việc lãnh đạo Vụ trả lời phỏng vấn báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định về công tác quản lý thông tin của Ngành.
Điều 37. Công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu
1. Công tác văn thư, lưu trữ của Vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật và ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Công văn, tài liệu gửi đến Vụ phải được phòng 1 tập hợp, phân loại, ghi vào sổ theo dõi và chuyển ngay đến Vụ trưởng để xử lý; trường hợp Vụ trưởng đi vắng thì chuyển đến Phó Vụ trưởng được giao phụ trách để xử lý. Phó Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo ý kiến chỉ đạo của mình với Vụ trưởng. Sau khi có ý kiến của lãnh đạo Vụ, phòng 1 chuyển văn bản đó đến phòng hoặc cán bộ, công chức được phân công giải quyết tiếp nhận và ký vào sổ theo dõi.
3. Văn bản, tài liệu do Vụ soạn thảo, ban hành phải vào sổ công văn đi của Văn thư cơ quan VKSND tối cao hoặc của Vụ (theo quy định) trước khi gửi và phải lưu 01 bản ở phòng 1.
4. Văn bản, tài liệu được lưu tại phòng 1  theo từng loại, từng cấp ban hành, theo thứ tự thời gian; có danh mục kèm theo để sử dụng chung.
5. Mỗi công chức trong Vụ có trách nhiệm quản lý các văn bản, tài liệu liên quan tới công việc được giao theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý, bảo quản, bảo mật công văn, tài liệu; lập hồ sơ lưu và bảo quản hồ sơ tài liệu, cuối năm phải sắp xếp, lập danh mục bàn giao cho Phòng 1 lưu trữ. Việc quản lý  hồ sơ, tài liệu mật phải tuân thủ Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân.
6. Phòng 1 giúp Vụ trưởng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ quản lý công văn, tài liệu của Vụ và báo cáo đầy đủ, kịp thời với Vụ trưởng. Khi công chức được giao nhiệm vụ đi vắng hoặc được giao nhiệm vụ khác phải bàn giao văn bản, tài liệu đang xử lý cho công chức được lãnh đạo phân công.
Mục 8
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
Điều 38.Công tác tổ chức, cán bộ của lãnh đạo Vụ
Lãnh đạo Vụ có nhiệm vụ, quyền hạn sau trong công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị:
1. Nhận xét, đánh giá công chức của đơn vị.
2. Tiếp nhận công chức; điều động, phân công nhiệm vụ cho công chức trong nội bộ đơn vị theo quy định của pháp luật và của Ngành, bảo đảm đúng cơ cấu công chức, lãnh đạo cấp phòng.
3. Xây dựng quy hoạch, đề nghị bổ nhiệm các chức danh quản lý, lãnh đạo trong Vụ; đề xuất chỉ tiêu biên chế báo cáo Lãnh đạo Viện, Vụ Tổ chức - cán bộ VKSND tối cao quyết định. Chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người được đề nghị tiếp nhận.
4. Đề xuất, kiến nghị việc đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nâng lương khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức trong Vụ.
5. Cử người hướng dẫn tập sự đối với người tập sự trong đơn vị; nhận xét, đánh giá kết quả tập sự và đề nghị quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chứchoặc hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
6. Tập thể lãnh đạo Vụ cùng với đại diện Ban Chi uỷ, đại diện Ban chấp hành công đoàn Vụ là thành viênHội đồng đề nghị nâng lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật của Vụ. Hội đồng hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Trên cơ sở kết quả thảo luận, quyết định của Hội đồng, Vụ trưởng có trách nhiệm đề nghị đơn vị, cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Điều 39. Quản lý công chức
1. Việc quản lý công chức của Vụ thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân. Tất cả công chức trong Vụ phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, đảm bảo chất lượng,hiệu quảcông tác.
2. Công chức của Vụ được mời tham gia những hoạt động chung của cơ quan hoặc của các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, nếu hoạt động đó không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo Vụ.
3. Vụ trưởng đi công tác hoặc nghỉ việc riêng phải được sự đồng ý của lãnh đạo VKSND tối cao. Phó Vụ trưởng cần nghỉ vì lý do riêng phải được sự cho phép của Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng phụ trách. Công chức cần nghỉ vì lý do riêng phải được sự cho phép của lãnh đạo phòng.
Khi xin nghỉ phép phải có văn bản xin phép, ghi rõ thời gian, địa điểm sẽ đến nghỉ; sau khi lãnh đạo Vụ duyệt,văn bản xin nghỉ phép phải được gửi đến phòng 1 để quản lý theo dõi.
Công chức xin xuất cảnh vì việc riêng phải báo cáo lãnh đạo Vụ và thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Chương IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Mục 1
QUAN HỆ VỚI LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNTỐI CAO,
VỚI CÁC ĐƠN VỊ VÀ CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
Điều 40. Quan hệ giữa Vụ trưởng với Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Vụ trưởng có trách nhiệm chấp hành, triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch và thông báo của Ban Cán sự đảng VKSND tối cao tại đơn vị mình phụ trách và báo cáo kết quả thực hiện với Ban Cán sự đảng VKSND tối cao.
Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, báo cáo đề xuất để đưa ra Ban cán sự đảng VKSND tối cao thảo luận, quyết nghị giải quyết những vụ, việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của Ban Cán sự đảng.
Điều 41.  Quan hệ giữa Vụ trưởng với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Vụ trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện trưởng VKSND tối cao. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Vụ đã được Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt, Vụ trưởng chủ động tổ chức triển khai mọi hoạt động của Vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
2. Vụ trưởngcó trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến Phó Viện trưởng phụ trách đơn vị về công tác giải quyết nhiệm vụ chuyên môn và các mặt công tác khác của đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến chỉ đạo của Phó Viện trưởng phụ trách.
3. Trong trường hợp Vụ trưởng chưa nhất trí với kết luận của Phó Viện trưởng phụ trách thì Vụ trưởng vẫn phải chấp hành nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao.
Điều 42. Quan hệ giữa Vụ với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
 1. Vụ  có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình theoquy định của pháp luật và chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao hàng năm; xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho công chức.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan hướng dẫn cácVKSND cấp dưới trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật liên quan đến giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình.
3. Phối hợp với Văn phòng, Cục Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện chương trình công tác, quản lý hành chính tư pháp, trang bị phương tiện, kinh phí phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
4. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế, tiếp nhận, điều động, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và quản lý công chức, thực hiện chính sách cán bộ, đề nghị bổ nhiệm công chức của Vụ.
Vụ trưởng chủ động phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý của Vụ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm sát dân sự của toàn Ngành để trình Lãnh đạo VKSND tối cao quyết định.
5. Phối hợp với Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Thanh tra VKSND tối cao và các đơn vị có liên quan để giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân và trong công tác thanh tra, kiểm tra có liên quan đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác xây dựng Ngành.
Điều 43.  Quan hệ giữa Vụ với các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới
1. Vụ căn cứ vào các quy định pháp luật, Quy chế nghiệp vụ và Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao để hướng dẫn nghiệp vụ và áp dụng pháp luật cho các VKSND cấp dưới; thông báo, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao cho các VKSNDcấp dưới (khi được lãnh đạo VKSND tối cao ủy nhiệm).
2. VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện có trách nhiệm nghiên cứu các hướng dẫn của Vụ để áp dụng đúng pháp luật và phù hợp với thực tế địa phương.
Trường hợp không nhất trí với hướng dẫn của Vụ thì trao đổi lại với lãnh đạo Vụ và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao quyết định. Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao giao cho Vụ thông báo thì các VKSND cấp dưới phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 44. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với Đảng uỷ, Công đoàn, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng Lương cơ quan VKSND tối cao
1. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với Đảng ủy cơ quan VKSND tối cao thực hiện theo quy định của Đảng và các quy định về việc phối hợp công tác do VKSND tối cao ban hành.
2. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với Công đoàn cơ quan VKSND tối cao được thực hiện theo Quy chế hoặc các văn bản về mối quan hệ công tác với Công đoàn cơ quan.
3. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan VKSND tối cao được thực hiện theo Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân và các văn bản về mối quan hệ công tác với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan.
4. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với Hội đồng lương cơ quan VKSND tối cao được thực hiện theo các văn bản quy định về mối quan hệ công tác với Hội đồng lương cơ quan.
Điều 45. Quan hệ giữa Vụ với các cơ quan hữu quan khác
1. Mọi hoạt động phối hợp giữa Vụ với các cơ quan, tổ chức hữu quan phải bảo đảm theo đúng quy định của ngànhKiểm sát nhân dân và các quy định khác của pháp luật.
2. Vụ  chủ động tổ chức các hội nghị, cuộc họp hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị hữu quantheo sự phân công của lãnh đạo VKSND tối cao để trao đổi bàn bạc thống nhất những vấn đề có liên quan đến áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ, vỉệc dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền trao đổi những vấn đề cần hướng dẫn các VKSND, Tòa án nhân dân cấp dưới khi có yêu cầu.
3. Vụ  có thể quan hệ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc xây dựng pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật theo sự phân công hoặc quy định của Ngành.
Mục 2
QUAN HỆ CÔNG TÁC TRONG VỤ
Điều 46. Quan hệ giữa các lãnh đạo Vụ
1. Vụ trưởng có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Vụ.
2. Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo chức trách được giao và theo sự uỷ nhiệm, phân công của Vụ trưởng, có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác với Vụ trưởng.
3. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thì thực hiện ý kiến của Vụ trưởng, nhưng Phó Vụ trưởng có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo Phó Viện trưởng phụ trách xem xét, quyết định.
Điều 47. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với lãnh đạo phòng
1. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách lĩnh vực và phòng, định kỳ hoặc đột xuất họp với lãnh đạo các phòng hoặc làm việc với lãnh đạo từng phòng, để trực tiếp nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ công tác của phòng và của Vụ.
2. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo Vụ về kết quả thực hiện công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện các quy định tại Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Quy chế này và những vấn đề kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với yêu cầu của lãnh đạo Viện, của Vụ.
3. Trong công tác tham mưu, đề xuất hoặc giải quyết công việc có ý kiến khác nhau giữa công chức với lãnh đạo phòng thì báo cáo lãnh đạo Vụ; giữa lãnh đạo phòng với Phó Vụ trưởng thì báo cáo Vụ trưởng xem xét, quyết định.
Điều 48. Quan hệ giữa các phòng trong Vụ
1. Trưởng phòng khi được giao chủ trì giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng khác phải trao đổi ý kiến với lãnh đạo phòng đó. Lãnh đạo phòng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo yêu cầu của phòng chủ trì.
2. Theo phân công của Vụ trưởng, lãnh đạo các phòng có trách nhiệm chủ động phối hợp thực hiện các chương trình công tác của Vụ. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị mà có ý kiến khác nhau, vượt quá thẩm quyền giải quyết của phòng hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì lãnh đạo phòng chủ trì báo cáo, đề xuất lãnh đạo Vụ xem xét, quyết định.
3. Phòng được phân công nhiệm vụ giải quyết đơn, giải quyết các vụ, việc cụ thể mà không thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công theo dõi thì phải có trách nhiệm phối hợp với phòng chuyên môn nghiệp vụ trong việc sơ kết, tổng kết, hướng dẫn, chỉ đạo, tập hợp vi phạm, trả lời thỉnh thị theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Điều 49. Quan hệ giữa lãnh đạo Vụ với tổ chức Đảng, Công đoàn Vụ
1. Đầu tháng Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền làm việc với đại diện Cấp uỷ và Chủ tịch Công đoàn của Vụ để thông báo những chủ trương công tác của Vụ, biện pháp giải quyết những kiến nghị của Đảng viên, đoàn viên công đoàn và ý kiến đóng góp của các tổ chức, đoàn thể về hoạt động của Vụ.
2. Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn của Vụđược mời tham dự các cuộc họp do lãnh đạo Vụ chủ trì có nội dung liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Đảng viên, Công đoàn viên.
3. Vụ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Hội đồng lương của Vụ; phối hợp với Chi ủy, Chi bộ, Ban chấp hành Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong Vụ để tổ chức các phòng trào thi đua và xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
4. Vụ trưởng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức trên hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Vụ được lãnh đạo Viện giao; tham khảo ý kiến của các tổ chức trước khi quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền, nhiệm vụ và  lợi ích hợp pháp của Đảng viên, Công đoàn viên.
ChươngV
ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH
Điều 50. Khen thưởng và kỷ luật
Công chứcchấp hành tốt các quy định của Quy chế này sẽ được khen thưởng theo chính sách, chế độ; nếu làm trái hoặc không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và của Ngành.
Điều 51. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế các quy định trước đây về tổ chức và hoạt động của Vụ trái với quy định trong quy chế này.
Điều 52. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương,Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định./.
 
 
VIỆN TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Hoà Bình
 
 
 
TÌM KIẾM

THÔNG BÁO