BỘ TƯ PHÁP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức sơ kết việc thực hiện Quy chế
số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013
của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ-BTP ngày 14 tháng 8 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện về tình hình, kết quả triển khai các nội dung phối hợp theo Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự (Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC);
- Làm rõ các khó khăn, vướng mắc, bất cập việc triển khai thực hiện Quy chế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, đảm bảo thực hiện tốt hơn Quy chế này.
- Tăng cường chỉ đạo, thực hiện có kết quả trong việc phối hợp tổ chức thi hành án dân sự.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức sơ kết phải thực hiện toàn diện, đồng bộ từ địa phương đến Trung ương, báo cáo sơ kết của từng cấp được gửi báo cáo cấp trên trực tiếp; nội dung sơ kết phải bám sát nội dung và kết quả phối hợp theo quy định của Quy chế; có căn cứ, số liệu thống kê đầy đủ.
- Việc tổ chức sơ kết Quy chế phải đảm bảo sự phân công công việc cụ thể, hợp lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; bảo đảm tiến độ, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
II. NỘI DUNG SƠ KẾT
1. Tình hình triển khai, kết quả thực hiện Quy chế của Bộ, ngành liên quan và tại địa phương thể hiện trong các mặt công tác sau:
a) Các hoạt động phục vụ triển khai
- Kế hoạch triển khai Quy chế;
- Quán triệt việc triển khai thực hiện;
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Quy chế trong ngành, lĩnh vực;
- Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm triển khai.
b) Kết quả công tác phối hợp trên các nội dung sau:
- Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự;
- Trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự;
- Về việc xây dựng Quy chế phối hợp của địa phương (có số liệu của cấp huyện, tỉnh);
- Về việc giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định; trả lời kiến nghị; thụ lý và giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự;
- Trong việc kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự;
- Đối với công tác thu tiền, tài sản; đặc xá, xuất nhập cảnh;
- Trong việc hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự, cấp và chuyển giao bản án, quyết định;
- Về việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về thi hành án dân sự;
- Trong công tác cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, khó thi hành;
- Trong việc kiểm tra về thi hành án dân sự;
- Trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
- Về việc cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ công tác thi hành án dân sự;
- Trong việc thống kê, đánh giá, chỉ đạo giải quyết việc thi hành các bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành;
- Về việc xây dựng báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về công tác thi hành án dân sự;
- Đánh giá trách nhiệm của: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương; Trưởng Đoàn công tác liên ngành; công chức được cử tham gia phối hợp.
2. Đánh giá kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
a) Nhận xét, đánh giá
b) Về tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Nguyên nhân khách quan;
- Nguyên nhân chủ quan.
3. Phương hướng thực hiện, giải pháp khắc phục.
a) Phương hướng thực hiện;
b) Giải pháp khắc phục đảm bảo thực hiện tốt hơn Quy chế này.
(Số liệu sơ kết tính từ khi Quy chế có hiệu lực đến hết tháng 9/2015).
III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN SƠ KẾT
1. Đối với địa phương
- Đối với cấp huyện: trên cơ sở báo cáo sơ kết của cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng báo cáo sơ kết Quy chế gửi về Cục THADS tỉnh trước 06/10/2015.
- Đối với cấp tỉnh: trên cơ sở báo cáo sơ kết của cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tiến hành tổ chức Hội nghị sơ kết; báo cáo và đề xuất Trưởng Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì Hội nghị. Thời gian thực hiện xong trước 12/10/2015.
2. Đối với Bộ, ngành Trung ương
2.1. Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế.
2.2. Hội nghị sơ kết tại Trung ương
2.2.1. Về hình thức, thời gian, địa điểm tổ chức
- Hình thức: Hội nghị được tổ chức tại Trung ương, theo hình thức tập trung; có mời một số cơ quan Tư pháp địa phương tham dự.
- Thời gian: 1/2 ngày, dự kiến cuối tháng 10/2015 (ngày chính thức sẽ có thông báo sau)
- Địa điểm: Hội trường Đa năng, tầng 4 Nhà N6, Bộ Tư pháp – số 58-60 Trần Phú, Ba Đình, thành phố Hà Nội.
2.2.2. Thành phần tham dự Hội nghị (dự kiến 70 đại biểu)
a) Các cơ quan Trung ương:
- Đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp: Lãnh đạo Bộ chủ trì Hội nghị.
- Đại diện các cơ quan Trung ương: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo Bộ Công an; Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Lãnh đạo Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an; Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tổng cục - VIII Bộ Công an; 03 Trại giam của Bộ Công an; Lãnh đạo Vụ Pháp chế và quản lý khoa học - Tòa án nhân dân tối cao; Lãnh đạo Vụ 11, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp.
b) Các địa phương:
Mời 05 địa phương (dự kiến: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Quảng Bình), với các thành phần:
- Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh;
- Lãnh đạo Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
c) Phóng viên một số báo, đài ở Trung ương: Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), Báo Nhân dân, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo Pháp luật Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
2.2.3. Tài liệu Hội nghị sơ kết
a) Báo cáo chung về tình hình thực hiện Quy chế
Nội dung: Đánh giá tình hình, kết quả chung về việc triển khai, thực hiện Quy chế trên toàn quốc theo đúng mục đích, yêu cầu của việc sơ kết nêu tại Mục I của Kế hoạch này.
b) Báo cáo, tham luận của các Bộ, ngành và địa phương (Sẽ có văn bản đề nghị riêng).
- Báo cáo, tham luận của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tham luận của một số địa phương: của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Cục THADS tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tư pháp
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sơ kết theo Kế hoạch. Văn phòng Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự là đầu mối, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Lãnh đạo Bộ chuẩn bị các nội dung phục vụ cho việc sơ kết theo Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, thực hiện các nội dung Kế hoạch này.
2. Đề nghị Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức sơ kết theo Kế hoạch; xây dựng và gửi Báo cáo sơ kết về Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành án dân sự) trước 15/10/2015 để tổng hợp; phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết tại Trung ương.
3. Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương
Trên cơ sở Kế hoạch này, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ.
4. Kinh phí
Được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Chí Hiếu
|