BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
*
|
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2015
|
SỐ: 16-KH/BCSĐ
KẾ HOẠCH
Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Thực hiện Kế hoạch số 127-KH/ĐUCA ngày 21/5/2015 của Đảng ủy Công an Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Căn cứ Kế hoạch số 06-KH/BCS ngày 16/11/2010 của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao x©y dùng Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiÖn Chỉ thị số 48-CT/TWtrong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm điểm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, khó khăn, bất cập; xác định nguyên nhân và trách nhiệm và rút ra các bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
2. Trên cơ sở kết quả sơ kết, đề xuất và kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phương hướng, giải pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.
3. Đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đồng thời có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại; thông qua đó tạo ra sự chuyển biến mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong Ngành đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc tổ chức sơ kết phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN TỔNG KẾT
1. Nội dung
Các cấp ủy đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân tập trung kiểm điểm về tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu được nêu trong Chỉ thị số 48-CT/TW liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành và 3 nhiệm vụ công tác của Viện kiểm sát nhân dân nêu trong Kế hoạch số 06-KH/BCS ngày 16/11/2010 của Ban cán sự đảng Viện KSND tối cao về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, trong đó, tập trung đánh giá các nội dung sau:
1.1. Nhận thức, quan điểm của cấp ủy, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; việc ban hành các văn bản chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của các cấp ủy đảng trong ngành Kiểm sát; tổ chức quán triệt triển khai thực hiện; công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên đối với cấp ủy cấp dưới và đối với từng đảng viên.
Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và từng đảng viên trong việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW.
1.2. Kết quả công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; công tác thống kê tội phạm.
1.3. Công tác cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
1.4. Công tác xây dựng Ngành. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm đối với Kiểm sát viên, cán bộ công chức và đối với nhân dân.
1.5. Những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW.
1.6. Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
1.7. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.
2. Phương pháp, thời gian thực hiện
- Việc tổ chức sơ kết được tiến hành ở tất cả các cấp ủy đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức sơ kết phù hợp với tình hình và điều kiện của đơn vị và tiến hành vào Quý II/2015; Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức sơ kết vào Quý IV/2015.
- Thời điểm lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết từ ngày 01/11/2010 đến hết ngày 30/6/2015 (có Đề cương báo cáo và Mẫu thống kê gửi kèm).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kế hoạch này xây dựng báo cáo sơ kết và hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp quận, huyện tổ chức sơ kết đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.
2. Đảng ủy, chi ủy thuộc Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm theo dõi, quản lí của đơn vị chuyên môn, chỉ đạo xây dựng báo cáo sơ kết về những nội dung liên quan.
3. Báo cáo sơ kết của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy, chi ủy trực thuộc Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi về Thường trực Ban chỉ đạo ngành Kiểm sát nhân dân về các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (Phòng Tổng hợp, Văn phòng) Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 01/8/2015 để xây dựng báo cáo chung của Ngành.
3. Ban chỉ đạo ngành Kiểm sát nhân dân về các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tham mưu cho Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW trong toàn Ngành, đôn đốc các đơn vị, triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2015 phân bổ cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các nguồn kinh phí khác (nếu có)./.
Nơi nhận: TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG
- Văn phòng Trung ương Đảng (để bc); ỦY VIÊN
- Đảng ủy Công an TW (để bc);
- Các đ/c lãnh đạo VKSTC;
- Viện trưởng VKSND tỉnh, tp trực thuộc TW (để thực hiện); (Đã Ký)
- Đảng ủy, chi bộ trực thuộc VKSNDTC (để thực hiện);
- Lưu: VT, HS, VPTH.
- 120 b –
Nguyễn Hải Phong
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của
Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 16-KH/BCSĐ, ngày 29/6/2015)
I. TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN
- Đặc điểm, tình hình địa phương có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị.
- Đánh giá khái quát tình hình tội phạm nổi lên từ khi ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW (phân tích cơ cấu của tội phạm: tội phạm về an ninh; tội phạm về ma túy; tội phạm về kinh tế, chức vụ; tội phạm về tham nhũng; tội phạm về trật tự xã hội...)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện
- Kiểm điểm, đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (số lượng, hình thức văn bản chỉ đạo và ban hành theo phụ lục gửi kèm).
- Công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện của cấp ủy cấp trên đối với cấp ủy cấp dưới và đối với từng đảng viên.
- Đánh giá vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và đảng viên trong tổ chức thực hiện các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong 5 năm qua (có số liệu thống kê cụ thể: việc xử lí cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; cán bộ đảng viên có vợ hoặc chồng, con bị xử lí hình sự).
2. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm cho Kiểm sát viên, cán bộ công chức, sinh viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành và cho nhân dân; tổ chức nói chuyện, tọa đàm, hướng dẫn pháp luật về phòng, chống tội phạm và tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân nơi cư trú không vi phạm pháp luật...; đưa tin, bài phản ánh kết quả thực hiện Chương trình trên các phương tiện thông tin truyền thông.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác hành vi phạm tội của tội phạm, cảm hóa, giáo dục giúp đỡ người phạm tội được đặc xá, tha tù, mắc tệ nạn xã hội tại cộng đồng.
- Phối hợp tổ chức phiên toà xét xử lưu động án hình sự (số vụ đã xét xử), kết quả.
3. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm
- Công tác nghiên cứu, xây dựng các dự án luật liên quan đến phòng, chống tội phạm, xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về phòng, chống tội phạm.
- Tổ chức nghiên cứu, góp ý các Dự thảo văn bản pháp luật về phòng, chống tội phạm, các dự thảo văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm.
4. Công tác kiểm sát về đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Công tác THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Công tác THQCT, KSĐT các vụ án hình sự (số vụ/số bị can): tổng số Viện kiểm sát thụ lí, giải quyết; Viện kiểm sát đã truy tố (số liệu) đúng người, đúng tội đạt bao nhiêu %?
- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (số vụ/bị cáo), kết quả giải quyết.
Lưu ý: đánh giá việc giải quyết các vụ án án kinh tế chức vụ và tham nhũng, án trọng điểm thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy theo dõi, đôn đốc chỉ đạo xử lí và các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm trong thời gian qua.
- Công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao (số liệu về: giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; giải quyết án; kiến nghị phòng ngừa).
- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự liên quan đến phòng, chống tội phạm.
- Kiến nghị phòng ngừa tội phạm thông qua các hoạt động nghiệp vụ kiểm sát (tổng số kiến nghị).
- Công tác thống kê tội phạm.
- Công tác hợp tác quốc tế.
Hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm; đàm phán kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn phòng, chống tội phạm; tình hình thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự (số vụ án có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, kết quả giải quyết).
5. Công tác xây dựng Ngành
Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức...
6. Nhận xét, đánh giá
- Những kết quả chủ yếu đã đạt được;
- Những thiếu sót, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW tại đơn vị, địa phương.
- Những khó khăn, vướng mắc.
- Đề xuất, kiến nghị.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG 5 NĂM TỚI
1. Dự báo tình hình tội phạm.
1. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
____________________