VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỐI CAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 65/KH-VKSTC Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
Căn cứ Kế hoạch số 82/KH-BCA-C41 ngày 09/4/2015 của Bộ Công an về tổng kết, đánh giá thực hiện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2011 và giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Kế hoạch số 13/KH-VKSTC-V1C ngày 15/3/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát phòng, chống ma túy năm 2011; Kế hoạch số54-KH/VKSTC-VP ngày 7/6/2012, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Kế hoạch tổng kết việc thực hiện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2011 và giai đoạn 2012-2015 trong toàn Ngành, như sau:
1. Mục ĐÍCH YÊU CẦU
1.Tổng kết toàn diện, sâu sắc việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2011 (năm chuyển tiếp) và giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tập trung đánh giá những kết quả đạt được; phân tích những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
2.Việc tổng kết được thực hiện trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân, nội dung cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và các Dự án trong Chương trình nhằm đánh giá mức độ và hiệu quả thực hiện Chương trình.
3.Rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất các nội dung, giải pháp cụ thể phù hợp với diễn biến tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ, công tác phòng, chống ma túy giai đoạn tiếp theo.
4.Việc tổ chức tổng kết phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.
2. NỘI DUNG TỔNG KẾT
1. Kiểm điểm, đánh gía việc tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện và quản lý điều hành Chương trình.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm của Viện kiểm sát địa phương (thành lập Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ; xây dựng Qui chế Ban chỉ đạo…).
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Chương trình.
2. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
2.1. Phân tích kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ của Chương trình theo Kế hoạch số 54/KH-VKSTC-VP.
- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án ma túy. Quan hệ phối hợp với các ngành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự liên quan đến phòng, chống ma túy.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm, tội phạm về ma túy thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
- Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy.
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, những nội dung, giải pháp của Chương trình ; nguyên nhân và trách nhiệm.
3. Bài học kinh nghiệm
4. Đề xuất các nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy giai đoạn tiếp theo.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ 1, 1A, 1B, 1C, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Cục 6, Vụ 8, Vụ 9, Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp hình sự, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí KS, Cục Thống kê tội phạm và CNTT, Trường Đại học Kiểm sát, Phân hiệu Trường ĐTBDNVKS Viện kiểm sát nhân dân tối cao, căn cứ nội dung Kế hoạch này xây dựng báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.
2. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các Viện kiểm sát cấp quận, huyện tổng kết, xây dựng báo cáo.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố; các đơn vị có tên trong Mục 1 tổng hợp và báo cáo về Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 20/6/2015 để xây dựng báo cáo chung của Ngành. Thời điểm lấy số liệu báo cáo từ ngày 1/12/2010 đến hết ngày 31/5/2015 (có đề cương báo cáo gửi kèm).
3. Văn phòng phối hợp với Vụ 1C giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011-2015 của ngành Kiểm sát nhân dân, đôn đốc các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp xây dựng Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011-2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2015 phân bổ cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các nguồn kinh phí khác (nếu có)./.
Nơi nhận:
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
|
- VP Thường trực PCTP & MT Bộ CA;{để}
|
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
|
- Đ/c Viện trưởng VKSNDTC; {b.cáo}
|
|
- VKS các tỉnh, tp trực thuộc TW;
|
(Đã ký)
|
- Thành viên Ban chỉ đạo Ngành KSND về các CT PCTP và TNXH;
|
|
- Vụ 1, 1A, 1B, 1C, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Cục 6, Vụ 8, Vụ 9, Vụ HTQT và TTTPHS, Báo BVPL, Tạp chí KS, Cục TKTP và CNTT, Trường Đại học KS, Phân hiệu trường ĐTBDNVKS, VKSTC
|
|
- Lưu: VT, HS138, TH.
|
Nguyễn Hải Phong
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 65/KH-VKSTC, ngày 01/6/2015)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2012-2015
1. Công tác quán triệt và triển khai thực hiện
Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, giám sát thực hiện Chương trình
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch năm 2011 và Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012-2015, Kế hoạch các năm từ 2012 - 2015; công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình; triển khai đến cán bộ, công chức.
- Đánh giá hiệu quả kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế cho hoạt động của Ban chỉ đạo (Quy chế Ban chỉ đạo; xây dựng Quy định về việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong ngành KSND...).
2. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011 -2015
2.1. Tình hình tội phạm về ma túy (minh họa bằng số liệu cụ thể: số vụ, đối tượng bị phát hiện, bắt giữ; số ma túy thu giữ) giai đoạn 2011-2015, sự tăng, giảm so với giai đoạn 2006-2010.
Đánh giá tình hình tệ nạn nghiện ma túy (số người nghiện ở địa phương) và công tác cai nghiện ma túy (số lượt người đã cai nghiện ở địa phương); tình hình trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy (diện tích cây có chứa chất ma túy bị triệt phá).
2.2. Công tác THQCT và KS việc giải quyết các vụ án ma túy
- Kết quả THQCT, KSĐT (số vụ/ số bị can): tổng số Viện kiểm sát thụ lí, giải quyết; Viện kiểm sát đã truy tố (số liệu).
Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (số vụ/bị cáo): thụ lý sơ thẩm; đã xét xử sơ thẩm; thụ lí phúc thẩm; đã xét xử phúc thẩm; thụ lí giám đốc thẩm, tái thẩm; đã xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự liên quan đến phòng, chống ma túy (kiểm sát nắm tình hình người nghiện ma túy ở nơi giam, giữ; cai nghiện ma túy tại trại giam; người chấp hành án về tội phạm ma túy trong trại giam).
- Công tác chấp hành báo cáo; thống kê tội phạm và ứng dụng công nghệ thông tin: chấp hành chế độ báo cáo về phòng, chống ma túy theo Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thống kê số liệu phục vụ làm báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống ma túy.
2.3. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm ma túy và tệ nạn nghiện ma túy
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy (tổ chức nói chuyện, tọa đàm, hướng dẫn pháp luật về phòng, chống ma túy; tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân nơi cư trú không liên quan đến tội phạm ma túy, tệ nạn nghiện ma túy; tham gia vận động đồng bào vùng cao không trồng cây có chứa chất ma túy, chuyển đổi sang cây trồng khác; vận động người nghiện ma túy đi cai nghiện...; đưa tin, bài phản ánh kết quả thực hiện Chương trình trên các phương tiện thông tin truyền thông. Phối hợp lựa chọn xác định án trọng điểm và tổ chức xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân (số vụ đã xét xử).
- Kiến nghị phòng ngừa tội phạm về ma túy (tổng số kiến nghị).
2.4. Công tác hoàn thiện thể chế và hợp tác quốc tế
- Công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật về phòng, chống ma túy; nghiên cứu, góp ý dự thảo văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và văn bản liên quan đến phòng, chống ma túy do Chính phủ, các Bộ, ngành xin ý kiến. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các đề án, đề tài về phòng, chống, ma túy.
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy: trao đổi thông tin, kinh nghiệm; đàm phán kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; hợp tác với cơ quan, tổ chức quốc tế tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn cho cán bộ về phòng, chống ma túy; tình hình thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự trong các vụ án ma túy (số vụ án ma túy thực hiện tương trợ tư pháp).
2.5. Công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình (phụ lục báo cáo kinh phí kèm theo)
3. Đánh giá chung
3.1. Các mục tiêu đã đạt được của Chương trình
3.2. Những đóng góp của Chương trình đối với nhiệm vụ phát triển xã hội tại địa phương.
3.3. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc
- Các mục tiêu không đạt của Chương trình;
- Hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình.
- Đánh giá cơ chế thực hiện Chương trình (xây dựng kế hoạch, dự toán, phân bổ kinh phí; chế độ báo cáo...)
- Cơ chế quản lý và lồng ghép với các chương trình, dự án khác.
- Huy động, cơ chế đảm bảo nguồn lực, cân đối nguồn lực để thực hiện Chương trình.
4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
4.1. Nguyên nhân
- Đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến Chương trình:
+ Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước.
+ Sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.
+ Khả năng, giải pháp bố trí, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình có phù hợp với mục tiêu Chương trình.
+ Sự phối hợp trong thực hiện Chương trình.
+ Nguyên nhân khác.
4.2. Bài học kinh nghiệm
- Sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy.
- Huy động sức mạnh trong thực hiện Chương trình (phối hợp Chương trình với hoạt động nghiệp vụ, với các Chương trình khác...).
- Kinh nghiệm quản lý, điều hành thực hiện Chương trình.
II. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Dự báo tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy giai đoạn 2016-2020.
2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy giai đoạn 2016-2020 trong ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề xuất Chính phủ phê duyệt quy chế thực hiện công tác phòng, chống ma túy giai đoạn 2016-2020 (Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình mục tiêu; Chương trình hành động; Kế hoạch thực hiện) và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, các dự án, kinh phí...
_____________________