CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Hà Nội, ngày     tháng 10 năm 2013

 Số:     /BC-VKSTC-TCKS

 
(DỰ THẢO)
 
 
 
BÁO CÁO

SƠ KẾT 01 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05/CT-VKSTC-TCKS CỦA VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG NGÀNH KSND

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-VKSTC-TCKS ngày 23/8/2012 của Viện trưởng VKSNDTC (Chỉ thị số 05); Kế hoạch số 121/KH-VKSTC ngày 02/11/2012 của Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân về trọng tâm công tác tuyên truyền năm 2013 và Kế hoạch số 94/KH-VKSTC-BCĐTT ngày 23/8/2013 của Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền về việc sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-VKSTC-TCKS của Viện trưởng VKSND tối cao. Qua hơn 1 năm thực hiện CT 05, trên cơ sở báo cáo của 69 đơn vị gửi về (58 VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 10 đơn vị trực thuộc VKSTC, VKSQSTW), Thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết theo các nội dung cụ thể sau đây:

I. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ THỊ 05
1. Tình hình triển khai Chỉ thị

Sau khi có Chỉ thị số 05/CT-VKSTC-TCKS ngày 23/8/2012 của Viện trưởng VKSNDTC về một số biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, các VKSND địa phương, VKS Quân sự các cấp đã triển khai, phổ biến tới toàn thể cán bộ của cơ quan, đơn vị; quán triệt, thực hiện CT 05; quan tâm, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nâng cao chất lượng, công tác tuyên truyền, tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài Ngành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân... Ngày 02/11/2012 Trưởng Ban Chỉ đạo tuyên truyền ngành KSND đã ký, ban hành Kế hoạch số 121/KH-VKSTC-TCKS về trọng tâm công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013 gửi đến các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSQS các cấp và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để toàn Ngành tập trung tuyên truyền theo kế hoạch thống nhất. Căn cứ vào nội dung Kế hoạch số 121, các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKS các địa phương đã xây dựng kế hoạch trọng tâm công tác tuyên truyền của đơn vị mình để triển khai công tác thông tin, tuyên truyền cho sát với thực tế địa bàn.

2. Kết quả thực hiện Chỉ thị

Thực tiễn hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về một số biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát nhân dân, đã cho thấy: Công tác tuyên truyền của Ngành đã thu được các kết quả sau:

2.1 Ưu điểm:

 Có thể khẳng định kể từ sau khi có Chỉ thị 05 và Hội nghị về công tác thông tin tuyên truyền, báo chí ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ nhất (tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam ngày 31/8/2012), công tác thông tin tuyên truyền, báo chí trong toàn ngành đã có những chuyển biến mới rất tích cực và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Lãnh đạo Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, ban hành nhiều văn bản định hướng về trọng tâm công tác thông tin tuyên truyền để các đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện. Đến nay đã có 63/63 VKSND tỉnh, thành phố thành lập được Tổ tuyên truyền, Ban tuyên truyền; xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tuyên truyền; VKSQS Trung ương đã thành lập Tổ tuyên truyền và chỉ đạo VKSQS các cấp có bộ phận thực hiện công tác tuyên truyền; Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC như: Viện phúc thẩm 3, Vụ 10, Vụ HTQT-TTTPHS cũng đã lập ra được tổ tuyên truyền, Viện Khoa học Kiểm sát giao nhiệm vụ tuyên truyền cho Phòng Biên tập thông tin khoa học Kiểm sát. Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC đã quan tâm phối hợp với các cơ quan báo chí của Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; Đã có 33/63 VKSND tỉnh, thành phố có Trang thông tin điện tử, một số địa phương chưa xây dựng được Trang thông tin điện tử riêng đã thông qua Cổng thông tin điện tử của địa phương để thực hiện các hoạt động tuyên truyền. Đặc biệt Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuy mới được thành lập, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo VKSNDTC và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Bộ Thông tin - Truyền thông ngoài Trang tin điện điện tử đang hoạt động nhà trường còn được cấp phép ấn phẩm Tạp chí khoa học Kiểm sát, đây là cơ hội thuận lợi để Trường Đại học Kiểm sát triển khai thực hiện có hiệu quả hơn công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

- Những hoạt động nổi bật của Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền:

Sau khi ban hành Kế hoạch số 121/KH-VKSTC-TCKS về trọng tâm công tác tuyên truyền của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013 gửi đến các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSQS các cấp và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch; có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho một số Viện kiểm sát địa phương trong công tác tuyên truyền.

 Ngày 30/5/2013, Ban Chỉ đạo có Kế hoạch số 57/KH-VKSTC-BCĐTT gửi đến các cơ quan báo chí của Ngành, các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSQS các cấp và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các VKSND các tỉnh có chung đường biên giới để các đơn vị tuyên truyền về quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Viện kiểm sát hai nước Việt Nam - Lào. Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã tổ chức cùng phóng viên ANTV quay phim phóng sự về quan hệ VKSND Việt Nam - Lào, tường thuật trực tuyến, chụp ảnh kỷ niệm gửi các Đại biểu nước bạn Lào về dự Hội nghị tại TP. Huế (tháng 8/2013).

Ngày 29/8/2013, Ban Chỉ đạo có Kế hoạch số 3006/VKSTC-BCĐTT gửi đến các cơ quan báo chí của Ngành, các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSQS các cấp và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tuyên truyền về thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Ngày 24/9/2013, Ban Chỉ đạo có Kế hoạch số 3352/VKSTC-BCĐTT gửi đến các cơ quan báo chí của Ngành, các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, VKSQS các cấp và VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tuyên truyền, quảng bá về ASEAN giai đoạn 2013-2015 và sau 2015.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng, Ban Chỉ đạo tuyên truyền đã xây dựng Đề án truyền hình Kiểm sát nhân dân, trình Lãnh đạo VKSNDTC phê duyệt; tiến hành xây dựng Format Chương trình Truyền hình Kiểm sát và xúc tiến nhanh việc xây dựng chương trình truyền hình Kiểm sát số đầu tiên kịp khai trương vào vào ngày 25/7/2013 nhân dịp kỷ niệm 53 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960- 26/7/2013), đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc đánh dấu mốc ghi nhận sự ra đời và phát triển của báo chí ngành KSND đó là loại báo hình của ngành KSND sau hơn 53 năm xây dựng và phát triển, đáp ứng lòng mong đợi của Lãnh đạo, cán bộ trong toàn ngành Kiểm sát, đến nay Thường trực Ban chỉ đạo (Tạp chí Kiểm sát) đã cùng ANTV xây dựng, phát sóng được 06 số trên Truyền hình Công an nhân dân (ANTV); chỉ đạo các đơn vị, VKS các địa phương xây dựng các chương trình truyền hình phản ánh kịp thời hoạt động của Lãnh đạo VKSNDTC; của VKS các địa phương, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chức năng, nhiệm vụ của Ngành… bước đầu phát sóng Truyền hình Kiểm sát nhân dân đã cho thấy hiệu ứng tốt, tác dụng tuyên truyền qua phương tiện nghe nhìn đem lại hiệu quả rõ nét.

Ban Chỉ đạo đã tổ chức thành công các buổi họp báo giới thiệu về Hội nghị vinh danh KSV, ĐTV tiêu biểu ngành KSND lần thứ Hai (đầu năm 2013) với hơn 30 cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình dự và họp báo tháng 7 năm 2013 vừa qua đã đem lại kết quả tốt, qua họp báo Ban chỉ đạo đã thông báo những kết quả đã đạt được, những sự kiện quan trọng, nổi bật của ngành Kiểm sát như: Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Viện trưởng VKSND tối cao trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (Quốc hội khóa XIII) vừa tăng thêm sự hiểu biết của các cơ quan báo chí đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân, ủng hộ VKS các cấp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật.

Ban Chỉ đạo thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, VKS địa phương tập trung tuyên truyền những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất khác như: Công tác xây dựng luật, đặc biệt là 2 đạo luật Quốc hội giao cho ngành KSND chịu trách nhiệm soạn thảo là Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức VKSND; công tác kiểm sát đặc xá năm 2013…

Thường trực Ban Chỉ đạo đã trực tiếp kiểm tra công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 05 tại 8 VKSND tỉnh (Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng) và có văn bản yêu cầu 9 VKSND tỉnh, thành phố tự kiểm tra báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo (Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh). Các cuộc kiểm tra đều có kết luận và thông báo ý kiến kiến nghị, hướng dẫn của Đoàn đối với các đơn vị được kiểm tra.

Ban Chỉ đạo đề xuất Lãnh đạo Viện duyệt cấp kinh phí hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền cho toàn Ngành số tiền 8,9 tỷ đồng, Vụ 11 đã tổng hợp báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện và cấp kinh phí cho các đơn vị mua báo chí của Ngành và hỗ trợ kinh phí tuyền năm 2012 mỗi đơn vị 200 triệu đồng, năm 2013 là 30 triệu đồng.

- Những kết quả nổi bật của các cơ quan báo chí của Ngành:

 Tạp chí Kiểm sát, báo Bảo vệ pháp luật, Trang thông tin điện tử thuộc Văn phòng VKSNDTC ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mỗi Tòa soạn, đã bám sát các Kế hoạch, chỉ đạo của BCĐ để xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền năm 2013 của đơn vị mình; nhiều sự kiện quan trọng của Ngành đã được cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (Tạp chí Kiểm sát) tổ chức tường thuật trực tuyến để VKS cả 3 cấp và độc giả trong, ngoài ngành KSND theo dõi trực tiếp như: Hội nghị toàn quốc tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức VKSND năm 2002 và BLTTHS năm 2003; Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 2012 và triển khai công tác năm 2013 và Hội nghị Vinh danh Kiểm sát viên, Điều tra viên tiêu biểu lần thứ Hai; Hội nghị VKSND có chung đường biên giới Việt Nam - Lào lần thứ Ba; Tọa đàm khoa học “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết án hình sự, dân sự” tổ chức tại Hưng Yên; Tọa đàm khoa học nghiệp vụ “Kinh nghiệm đề ra yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát đối với một số loại tội phạm” tổ chức tại Hải Dương…

Các cơ quan báo chí của Ngành đã kịp thời thông tin tuyên truyền về những sự kiện của Ngành như: Hội nghị tổng kết thực hiện Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức VKSND; Hội nghị trực tuyến triển khai công tác đặc xá năm 2013; sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 tại 7 cụm do các Lãnh đạo VKSNDTC chủ trì, các hội nghị, hội thảo của Ngành cũng như các sự kiện của Lãnh đạo VKSNDTC tiếp các đoàn quốc tế; hội nghị trực tuyến toàn ngành về cải cách hành chính và Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành KSND...

Các cơ quan báo chí của Ngành đã mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục mới trên các ấn phẩm để kịp thời phản ánh các hoạt động của Lãnh đạo VKSNDTC và của toàn Ngành về tổng kết công tác năm 2012, triển khai công tác kiểm sát năm 2013; tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; xây dựng Luật TTHS và Luật Tổ chức VKSND sửa đổi; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân...

Tuyên truyền mạnh mẽ các hoạt động quan hệ, hợp tác quốc tế như: Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 3; Ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Indonesia; tuyên truyền về kết quả chuyến làm việc của Lãnh đạo VKSND tối cao tại LB Nga, dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế (IAP) đây là lần đầu tiên VKSTC Việt Nam tham dự với tư cách là thành viên chính thức của IAP; công văn hướng dẫn các đơn vị tuyên truyền về mối quan hệ giữa các nước ASEAN, đặc biệt là mối quan hệ giữa các VKS/Viện công tố các nước trong khối ASEAN...

Báo Bảo vệ pháp luật đã phát hành 98 số báo tuần, 06 số báo đặc biệt, 13 số chuyên đề cuối tháng, trong đó có tổng số 1328 tin, bài, 168 ảnh phản ánh kết quả cải cách tư pháp trong ngành KSND, các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo VKSNDTC, các kết quả công tác của các đơn vị, VKS địa phương trong toàn Ngành.

Trang thông tin điện tử của Văn phòng VKSNDTC đã mở thêm các chuyên mục mới, đăng tải trên 1000 tin, bài phản ánh về các hoạt động nổi bật của toàn Ngành. 

Tạp chí Kiểm sát với trách nhiệm là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân đã chủ động lập kế hoạch, có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí của Ngành; kiểm tra hướng dẫn công tác tuyên truyền của các VKS địa phương. Tính từ sau khi có CT 05 đến nay, Tạp chí Kiểm sát đã phát hành 26 số tạp chí, trong đó có 06 số chuyên đề; đăng tải 1349 tin, bài và 2578 bức ảnh, 13 video clip trên Trang thông tin điện tử (Kiểm sát Online); phát huy vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Truyền hình KSND để quan hệ chặt chẽ với Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) có các văn bản hướng dẫn các VKS địa phương quan hệ với bộ phận ANTV thuộc Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh, thành phố đển phối hợp thực hiện làm phim, phóng sự…đẩy mạnh tuyên truyền trên Truyền hình ANTV đạt kết quả rõ nét.

- Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC:

Các đơn vị Viện Khoa học, Văn phòng, Cục Thống kê tội phạm - CNTT và các đơn vị chức năng liên quan đã chuẩn bị tốt về nội dung, về đường truyền và cơ sở vật chất để tham mưu cho Lãnh đạo VKSNDTC triển khai và tổ chức thành công các buổi truyền hình trực tuyến về một số hội nghị quan trọng như Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, nhiều hội thảo khoa học, qua đó góp phần phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật hiện hành, tuyên truyền, giới thiệu về ngành KSND...

Các đơn vị trực thuộc VKSTC đã chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi với các cơ quan báo chí của Ngành để cung cấp thông tin, tài liệu, các bài viết kịp thời, chính xác và tuyên truyền về các hoạt động của Ngành; luôn động viên, khuyến khích cán bộ trong đơn vị chủ động tham gia viết bài, cộng tác với các cơ quan báo chí trong và ngoài Ngành... Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí khác để thông tin, tuyên truyền những nội dung, kết quả công tác để các cơ quan báo chí có đầy đủ thông tin, phản ánh được trung thực, khách quan, góp phần định hướng và tạo dư luận xã hội ủng hộ ngành Kiểm sát. Nổi bật trong hoạt động tuyên truyền của các đơn vị trực thuộc VKSNDTC có Vụ 10, Viện PT3, Vụ HTQT-TTTPHS, Viện Khoa học Kiểm sát, Cục Điều tra… Một số đơn vị còn lập Tổ tuyên truyền , duy trì hoạt động thường xuyên như: Vụ 10, Viện PT3, Vụ HTQT-TTTPHS, Viện Khoa học Kiểm sát, Cục Điều tra…; riêng Viện Khoa học Kiểm sát đã làm và phát hành 8 số Thông tin khoa học Kiểm sát để thông tin, tuyên truyền những vấn đề khoa học pháp lý trong và ngoài nước, tập trung tham mưu giúp Lãnh đạo VKSNDTC xây dựng và tuyên truyền góp ý về dự thảo 2 đạo luật cơ bản là: Luật TTHS và Luật Tổ chức VKSND.

- Kết quả nổi bật của các VKS địa phương và VKS Quân sự các cấp:

VKS các địa phương trong toàn Ngành và Viện kiểm sát Quân sự các cấp đã bám sát Kế hoạch số 121 để xây dựng chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác tuyên truyền cụ thể năm 2013 của đơn vị mình; các tổ tuyên truyền hoạt động có trọng tâm và hiệu quả hơn, việc phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài Ngành, sự phối hợp của các cơ quan báo chí của Ngành với các đơn vị trong toàn Ngành đã chặt chẽ và chất lượng tốt hơn.

Về hoạt động của các Tổ tuyên truyền: Nhìn chung, các Tổ (hoặc Ban) tuyên truyền của VKS các địa phương được thành lập và đi vào hoạt động đều đặn bước đầu có hiệu quả, một số nơi Tổ tuyên truyền hoạt động thật sự có hiệu quả đó là VKS Phú Yên, Kiên Giang, Hải Phòng, Bình Định, Hưng Yên, Vụ 10...

Về việc xây dựng Trang thông tin điện tử: Trong điều kiện kinh phí được cấp còn rất khó khăn, nhưng nhiều đơn vị đã tập trung kinh phí, nhân lực để xây dựng Trang thông tin điện tử của đơn vị mình, hiện nay theo báo cáo gửi về thường trực Ban Chỉ đạo tuyên truyền có tất cả 33 đơn vị, VKSND tỉnh, thành phố có trang thông tin điện tử (tên miền riêng),* (có phụ lục kèm theo).   Nhiều địa phương đã chủ động liên hệ với các báo, tạp chí, trang tin điện tử để phối hợp chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin của nhau như: Quảng Ninh, Yên Bái, An Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng…

Qua khảo sát nội dung các Trang thông tin điện tử của các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố cho thấy nhìn chung nhiều trang có thiết kế giao diện đẹp và bố cục hợp lý, tiện ích cho việc truy cập thông tin. Về cơ bản các Trang thông tin điện tử đã tận dụng và phát huy được thế mạnh của báo điện tử, các thông tin được cập nhật thường xuyên, các nội dung phản ánh được nhiều lĩnh vực, khâu công tác của Ngành, hình thức thể hiện sinh động và hấp dẫn… được nhiều bạn đọc truy cập, tìm hiểu thông tin. Đặc biệt một số trang Web được xây dựng có thiết kế giao diện đẹp, hấp dẫn, nội dung tốt, chất lượng đảm bảo có tính tuyên truyền cao như các VKS: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hưng Yên, Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Về các hoạt động tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền: Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố, Viện kiểm sát Quân sự các cấp đã phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài Ngành để làm tốt công tác tuyên truyền, đặc biệt là đã phối hợp với Tạp chí Kiểm sát, báo Bảo vệ pháp luật, Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, truyền hình Kiểm sát để tuyên truyền sâu rộng các hoạt động của Ngành trên các chuyên mục: Hướng về cơ sở; góp ý dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi; Luật Tổ chức VKSND sửa đổi; Luật tố tụng hình sự sửa đổi… Tuyên truyền các hoạt động trước, trong, sau khi diễn ra cuộc thi Kiểm sát viên giỏi, các hoạt động thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ, thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp, tuyên truyền về hình ảnh người cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt lời dạy của Bác với cán bộ Kiểm sát: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Trong thời gian qua, các VKSND đã phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, truyền hình ở địa phương để viết bài, đưa tin về Ngành; đặc biệt, để nâng cao trình độ viết tin, bài VKSND tỉnh Cà Mau, Thái Nguyên đã chủ động và phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức lớp tập huấn về công tác viết tin bài, chụp ảnh cho các đồng chí là thành viên tổ tuyên truyền, các đồng chí cộng tác viên của VKSND hai cấp ở địa phương.

Các hoạt động thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ, các hoạt động văn hóa - xã hội... cũng đã được tập trung tuyên truyền khá tốt, các đơn vị sớm thành lập tổ tuyên truyền và triển khai công tác có hiệu quả như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang…

Tóm lại: Có thể thấy trong điều kiện khó khăn về kinh phí, cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, chưa có chế độ khen thưởng thỏa đáng cho những đơn vị, cá nhân tích cực, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền... mối quan hệ với các cơ quan thông tấn, báo chí ngoài Ngành cũng chưa được chặt chẽ, thường xuyên... Nhưng, từ sau khi có Chỉ thị 05 và Hội nghị công tác thông tin tuyên truyền, báo chí của Ngành thì công tác thông tin tuyên truyền, báo chí đã có những chuyển biến căn bản về nhận thức và đã có nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, qua công tác tuyên truyền đã góp phần làm cho các cơ quan, ban ngành, nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của VKS trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của VKS và ủng hộ hoạt động của VKS, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Để đạt được những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, trước hết là do có sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSNDTC; sự chủ động, tổ chức quán triệt, triển khai theo kế hoạch, có định hướng về nội dung và phương thức thực hiện của từng đơn vị. Một số đơn vị, VKS địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí của Ngành đã xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền rất cụ thể, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá bình xét thi đua. Đã có nhiều cách làm mới, biện pháp hiệu quả, lồng ghép, kết hợp nhiều nội dung để thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

2.2 Một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc:

Bên cạnh những đơn vị đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền theo CT 05 đem lại kết quả tốt như nêu trên vẫn còn một số đơn vị thực hiện CT 05 còn chậm, hiệu quả hoạt động rất hạn chế… Kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác tuyên truyền của một số đơn vị, cán bộ được phân công làm công tác này chưa được nhiều như: Hòa Bình, Bình Thuận, Bình Dương,… Đến nay, thời hạn yêu cầu gửi báo cáo về thường trực Ban Chỉ đạo đã hết nhưng vẫn còn 5 đơn vị chưa có báo cáo (Bình Dương, Điện Biên, Hà Giang, Hậu Giang, Quảng Bình). Hoạt động của Tổ truyên truyền ở một số nơi còn yếu, thậm chí lập ra nhưng chưa thật sự đi vào hoạt động, trong số này có cả một số thành phố lớn như: Hà Nội, Ninh Thuận…

Trên cơ sở các kiến nghị và đề xuất của các đơn vị, Viện kiểm sát các địa phương về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền theo Chỉ thị 05 của Viện trưởng VKSNDTC gửi về Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân. Ban Chỉ đạo đã ghi nhận và trao đổi với các đơn vị chức năng như: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật để có giải thích, hướng dẫn và có biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về kinh phí, chế độ khen thưởng, tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, báo chí… tuy nhiên, đến nay những khó khăn, vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ triệt để bởi các nguyên nhân, sau:  

 Lĩnh vực công tác thông tin truyên truyền là một hoạt động đặc thù, cán bộ làm công tác tuyên truyền ở các cơ quan báo chí của Ngành nói riêng và cán bộ làm công tác tuyên truyền ở các đơn vị, Viện kiểm sát các địa phương, Viện kiểm sát Quân sự các cấp nói chung phải có hiểu biết sâu về Ngành và có kiến thức về báo chí, tuyên truyền mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công tác.

 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chưa có quy định cụ thể Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát có tính tự phát trong việc mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, do vậy, chỉ có các cơ quan báo chí của Ngành mới quen việc, còn lại ở các đơn vị khác trong Ngành không có cán bộ chuyên trách làm công tác này, nên việc viết tin, bài còn nhiều khó khăn, lúng túng và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền kết quả còn hạn chế.

 Về kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra và cũng chưa được hướng dẫn của Vụ Kế hoạch - Tài chính nên việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho tuyên truyền vẫn còn lúng túng.

Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về chế độ thi đua, khen thưởng đối với đơn vị, cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền nên cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả chung của công tác tuyên truyền.

Mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, Viện kiểm sát các địa phương với các cơ quan báo chí của Ngành và các cơ quan thông tấn, báo chí khác tuy đã có những bước phát triển và chặt chẽ hơn, tuy nhiên kết quả và chất lượng công tác phối hợp cũng còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu công tác tuyên truyền đặt ra việc phối hợp, thông tin kết quả sử dụng tin, bài do cộng tác viên gửi đến các cơ quan báo chí của ngành cần phải được kịp thời và thường xuyên.

II. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI GIAN TỚI

 Công tác tuyên truyền của Ngành trong thời gian tới tiếp tục phải bám sát Chỉ thị 05, Chỉ thị công tác hàng năm, chương trình trọng tâm về công tác tuyên truyền, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện và những nhiệm vụ đột xuất để thực hiện công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả, theo Chỉ thị 05: "Công tác tuyên truyền của Ngành trong thời gian tới cần tập trung thông tin tuyên truyền kịp thời về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các quan điểm mới, quy định mới có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ngành; tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, về việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp và kết quả các mặt hoạt động, công tác của các đơn vị trong toàn Ngành, cổ vũ phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp".

Từ định hướng chung đó về công tác tuyên truyền và Kế hoạch trọng tâm công tác tuyên truyền hàng năm của Ban chỉ đạo yêu cầu các đơn vị, Viện kiểm sát các địa phương, Viện kiểm sát Quân sự các cấp trong thời gian tới cần tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền theo nội dung cụ thể sau:
 1. Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là về cải cách tư pháp, về đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm, phòng chống tham nhũng..., về kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về hoạt động tư pháp, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp.

2. Thông tin, tuyên truyền pháp luật, trọng tâm là về xây dựng và áp dụng pháp luật, nhất là các đạo luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2014), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi bổ sung), Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành án dân sự, Luật Thi hành án hình sự...

3. Thông tin kịp thời các chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác, sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2014; thông tin, phổ biến, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, các biện pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và chú trọng làm tốt công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân như: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự; tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hoạt động hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự...

4. Nâng cao chất lượng công tác thông tin khoa học, nghiệp vụ góp phần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học của Ngành.

5. Tuyên truyền về kết quả các mặt hoạt động, công tác của các đơn vị trong Ngành, trọng tâm là: Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ; Kết quả thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc làm theo lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Kiểm sát "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn"; Cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm"; về quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương thi tuyển chọn nguồn các chức danh tư pháp, thi công chức, viên chức, thi nâng cao chất lượng nghiệp vụ...; kết quả các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát...; kết quả hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể, các phong trào...; việc thực hiện chủ trương "Đổi mới, Chất lượng, Kỷ cương, Hướng về cơ sở" của ngành Kiểm sát nhân dân...

6. Tuyên truyền về "Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân". Mở thêm các chuyên mục, tiểu mục mới trên tạp chí Kiểm sát in, báo Bảo vệ pháp luật, Trang thông tin điện tử của Tạp chí Kiểm sát, Trang thông tin điện tử - VKSNDTC và trên các trang thông tin điện tử của các đơn vị, VKS địa phương; trên các chương trình Truyền hình Kiểm sát nhân dân theo chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuyên truyền kịp thời các yêu cầu đột xuất nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của ngành đề ra.

7. Tuyên truyền về hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự về ASEAN mà trọng tâm là tuyên truyền về pháp luật, về tổ chức, hoạt động và về kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của Viện kiểm sát/Viện công tố các nước ASEAN.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Qua thực tiễn 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về công tác thông tin, tuyên truyền và hoạt động báo chí của Ngành và tổng hợp ý kiến của các đơn vị qua báo cáo, Ban Chỉ đạo tuyên truyền xin nêu lên một số đề xuất, kiến nghị sau đây:

1.Đề nghị Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quan tâm chỉ đạo các đơn vị chức năng có biện pháp quan tâm cấp thêm kinh phí làm chương trình truyền hình và kinh phí hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, báo chí, để Ban Chỉ đạo tuyên truyền cũng như các đơn vị, VKS địa phương có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, báo chí của toàn Ngành. Riêng đối với VKS các địa phương có nguồn kinh phí để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng kỹ năng viết các tin, bài cho các thành viên Tổ tuyên truyền và các cộng tác viên viết bài thuộc VKS các cấp.

2. Đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính cần có văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí cho hoạt động thông tin - tuyên truyền tạo điều kiện giúp cho VKS các địa phương áp dụng được thống nhất.

3. Đề nghị Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSNDTC cần có quy định chế độ thi đua khen thưởng riêng về công tác thông tin tuyên truyền, báo chí của Ngành hoặc đưa công tác thông tin, tuyên truyền vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng của đơn vị, phối hợp với Ban chỉ đạo tuyên truyền kịp thời khen thưởng, biểu dương cho đơn vị, các cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền.

4. VKSNDTC nghiên cứu, xây dựng và ban hành đề án “đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền của ngành KSND” trong đó khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền, xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện trong trung và dài hạn. Bố trí nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thông tin tuyên truyền góp phần tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng ngành KSND vững mạnh, xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và gần gũi với nhân dân.

5. Đề nghị đồng chí Viện trưởng VKS các địa phương, các đồng chí Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, Viện kiểm sát quân sự các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra hoạt động các Tổ, Ban tuyên truyền của đơn vị mình tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 05. Trong năm kế hoạch công tác cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để các Tổ tuyên truyền, các cộng tác viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết quả công tác tuyên truyền được coi là tiêu chí thi đua được bình xét, khen thưởng của đơn vị.

Trên đây là kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị 05 về công tác tuyên truyền của toàn Ngành và định hướng nội dung trọng tâm công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

Nơi nhận:
TL. VIỆN TRƯỞNG
- Đ/c Viện trưởng (để b/cáo);
- Ban Cán sự Đảng VKSTC (để b/cáo)
- Đ/c Trưởng BCĐ (để b/cáo);
KT.TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

- Các thành viên BCĐ;

- Các đơn vị trực thuộc VKSTC;

- VKSQSTW;

- Các VKS tỉnh, TP;

 
- Lưu: VP, TCKS.
 
 
 
Nguyễn Huy Miện
 
 
 

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Viện trưởng VKSNDTC

và tập huấn nghiệp vụ báo chí

(Hà Nội, ngày 16/10/2013)
Thời gian

Nội dung chương trình

Thực hiện

Từ 7h30 - 8h00

 

Đón tiếp đại biểu, phát tài liệu

TCKS - Văn phòng VKSNDTC

Từ 8h- 8h05'

Tuyên bố lý do,giới thiệu đại biểu, chương trình Hội nghị

Chánh Văn phòng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo tuyên truyền

Từ 8h05' - 8h10'

 

Từ 8h10'-8h30'

 

- Khai mạc Hội nghị

 

 - Trình bày Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Viện trưởng VKSNDTC

 

- TS.Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng, Trưởng BCĐTT

- Tổng Biên tập TCKS - Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo tuyên truyền

Từ 8h30'-9h00'

- Phát biểu của Vụ Báo chí- Ban Tuyên giáo TW

- Phát biểu của Cục Báo chí- Bộ TT-TT

 

- Đại diện Lãnh đạo Vụ

- Đại diện Lãnh đạo Cục

Từ 9h00'- 10h00'

Tham luận của các đại biểu:

- Vụ 11

- Quảng Ninh

- Phú Yên

- Kiên Giang

- VKSQS Trung ương

 
 

- Đại diện Lãnh đạo

- Đại diện Lãnh đạo

- Đại diện Lãnh đạo

- Đại diện Lãnh đạo

- Đại diện Lãnh đạo

 

Từ 10h00' - 11h30'

- Giới thiệu kỹ năng viết tin, bài trên báo in và Trang thông tin điện tử

- Giải đáp các yêu cầu về kỹ năng tác nghiệp

 Tiến sĩ, Nhà báo Trần Bá Dung - Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam

Từ 11h30' - 12h00'

- Phát biểu của Tạp chí Kiểm sát về định hướng tuyên truyền trong thời gian tới

- Bế mạc chương trình hội nghị

- Tổng Biên tập TCKS- Phó Trưởng ban chỉ đạo

- Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSNDTC -Trưởng Ban chỉ đạo tuyên truyền

 
 

                                                                                                                          BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ

TÌM KIẾM