CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

HƯỞNG ỨNG CUỘC THI: “ Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” năm 2012
Để cuộc thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” đạt chất lượng, hiệu quả cao, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân gửi đến Công đoàn, Nữ công, Đoàn thanh niên và các cán bộ, công chức các đơn vị: Công văn số 03/ VKSTC-BVSTBPN ngày 28/8/2012 và Thể lệ, Câu hỏi thi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối caoS đăng toàn văn Công văn, Thể lệ, Câu hỏi thi để các bạn tham khảo.
 
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––
       Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012
BAN VÌ SỰ TBPN - CÔNG ĐOÀN VIỆN KSNDTC
Số: 03/VKSTC-BVSTBPN
V/v: tham gia cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2012.
 
                                           
                     Kính gửi:   Các công đoàn bộ phận trực thuộc
              Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ Hướng dẫn số 31 ngày 20/7/2012 của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ về việc phối hợp tuyên truyền và tham gia cuộc thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” năm 2012;
Để cuộc thi trở thành đợt sinh hoạt bổ ích trong đời sống tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Ngành, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Công đoàn các bộ phận tổ chức triển khai các nội dung như sau:
1.      Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với nữ công, Đoàn thanh niên trong đơn vị động viên cán bộ, công chức đơn vị tích cực tham gia viết bài tham dự cuộc thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” năm 2012 (xin gửi kèm theo câu hỏi và các tài liệu phục vụ cuộc thi).
Thông tin đầy đủ về cuộc thi sẽ được đăng tải trên Trang Website của Tạp chí kiểm sát, Trang Website của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Báo Bảo vệ pháp luật, có thể tải từ trang www.molisa.gov.vn/www.ubpn-ncfaw.gov.vn. Hình thức: Thi viết (viết tay hoặc đánh máy, không sao chụp, photo).
2. Giao cho đồng chí Nguyễn Như Hùng - Phó Tổng biên tập Tạp chí kiểm sát, thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân phụ trách công tác tuyên truyền và các đồng chí Tổ giúp việc Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân (đồng chí Nguyễn Thị Mai Nga, Trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng, đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, đồng chí Tống Thị Minh Hương, Trưởng phòng Vụ 3, đồng chí Phạm Thị Minh Yến, Phó Chánh Văn phòng Ban cán sự) phối hợp việc tuyên truyền Về sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cuộc thi.
          3.Công đoàn các đơn vị gửi bài dự thi cho Tổ giúp việc của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân (đồng chí Phạm Thi Minh Yến - P.304) trước ngày 24/9/2012./.
Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ [để báo];
- Đ/c Viện trưởng VKSTC           [   cáo ];
- Lưu: VT, BVSTBCPN.
 
PHÓ VIỆN TRƯỞNG - CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN
TRƯỞNG BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
 
 
(Đã ký)
 
 
Trần Công Phàn
 
THỂ LỆ CUỘC THI
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI 
Mọi công dân Việt Nam không giới hạn độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, không phân biệt tôn giáo, giới tính, thành phần dân tộc đều có quyền tham dự cuộc thi (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ giúp việc và những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi).
II. HÌNH THỨC, NỘI DUNG CUỘC THI
1. Hình thức thi: Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết(viết tay hoặc đánh máy).
2. Nội dung thi:
Với chủ đề cuộc thi là “tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới”, các câu hỏi thi tập trung tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật; một số quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong pháp luật lao động; hiểu biết của thí sinh dự thi về kiến thức xã hội, kiến thức thực tế về bình đẳng giới; có phần liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương, tổ chức, cơ quan nơi thí sinh dự thi cư trú và làm việc.
(Lưu ý: Tác giả dự thi chịu trách nhiệm trước Ban tổ chức, trước pháp luật về bản quyền tác giả. Nếu phát hiện tác phẩm vi phạm, Ban Tổ chức được toàn quyền hủy bỏ kết quả, thu hồi giải thưởng (nếu có) đối với tác phẩm. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và các quyền liên quan).
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI DỰ THI
- Bài dự thi thể hiện trên giấy A4, viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt, không nhận bài sao chụp, photocopy.
- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi; trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đánh số trang theo thứ tự, không dùng ký hiệu riêng. Ban Tổ chức khuyến khích bài thi mở rộng sáng tạo, có tranh, ảnh minh họa.
- Phía trên bài dự thi phải ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác, số điện thoại liên lạc của người dự thi.
IV. THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI
Cuộc thi được phát động từ ngày 10 tháng 7 năm 2012 và kết thúc thời gian nhận bài dự thi vào ngày 30 tháng 9 năm 2012 (tính theo dấu bưu điện đối với bài thi gửi qua bưu điện; tính theo ngày gửi tại hộp thư điện tử của cuộc thi đối với bài dự thi gửi qua email).
Tổng kết, trao giải cuộc thi:Trong tháng 10 năm 2012 tại Thủ đô Hà Nội.
V. ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN BÀI DỰ THI
1. Đối với bài dự thi gửi qua đường bưu điện:
Địa điểm tiếp nhận bài dự thi: Người dự thi gửi bài dự thi về địa chỉ: Báo Lao động – Xã hội (số 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội) hoặc gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gần nhất (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và gửi về Thường trực Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (đối với các Bộ, ngành) để được tập hợp, chuyển bài thi về Báo Lao động – Xã hội. Ngoài bì thư/tiêu đề thư ghi rõ:  Bài dự thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về Bình đẳng giới.
2. Đối với bài dự thi gửi qua email:
Người tham dự trực tiếp gửi bản mềm bài thi (có kèm theo thông tin cá nhân quy định tại phần III nêu trên ) về địa chỉ email: thibgd@molisa.gov.vn; thibdg@molisa.gov.vn hoặc truy cập Website Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa chỉ: www.molisa.gov.vn hoặc website của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tại địa chỉ:www.genic.molisa.gov.vn/ www.ubphunu-ncfaw.gov.vn vào chuyên mục “Gửi bài Dự thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” và làm theo hướng dẫn.
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Các cá nhân, tập thể đạt giải thưởng được trao Giấy chứng nhận của cuộc thi và phần thưởng trị giá cụ thể cho từng giải như sau:
 a) Giải tập thể:
- 02 giải tập thể: trị giá mỗi giải là 5.000.000 đồng (01 giải cho địa phương, 01 giải cho Bộ, ngành - Ban vì sự tiến bộ phụ nữ có số lượng người dự thi tham gia nhiều nhất).
b) Giải cá nhân: có các giải gồm
- 01 giải nhất:                          15.000.000 đồng/giải và tặng 01 cặp vé máy bay khứ hồi tuyến nội địa (doVietnam Airlines tài trợ);
- 02 giải nhì:                                  10.000.000 đồng/giải;
- 03 giải ba:                              5.000.000 đồng/giải;
- 10 giải khuyến khích:           2.000.000 đồng/giải.
- 05 giải thưởng phụ:               500.000 đồng/ giải (dành cho người cao tuổi nhất, người nhỏ tuổi nhất, người có bài thi đầu tư công phu, nhiều hình ảnh minh họa,…)
Đối với bài dự thi viết hay (phần liên hệ thực tiễn) nếu được sử dụng đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Báo Lao động - Xã hội, Tạp chí Gia đình Trẻ em sẽ được thanh toán nhuận bút theo quy định hiện hành.
VII. CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI TRAO VÀ NHẬN GIẢI THƯỞNG
- Trong tháng 10 sẽ tổ chức chấm thi và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” năm 2012.
- Ban Tổ chức tài trợ (ăn ở, đi lại) cho người dự thi đoạt giải nhất và giải nhì và 01 đại diện của các tập thể đạt giải tới dự Lễ công bố kết quả cuộc thi và trao giải tại Hà Nội.
- Những tác phẩm đoạt giải ba, giải khuyến khích, nếu tác giả không tới nhận giải, Ban Tổ chức sẽ gửi Giấy chứng nhận và tiền thưởng qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên bài dự thi.
- Người dự thi được giải thưởng có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
- Thông tin chi tiết về cuộc thi được đăng tải tại website:www.molisa.gov.vn, www.genic.molisa.gov.vn/ www.ubphunu-ncfaw.gov.vn, Báo Lao động – Xã hội, Tạp chí Gia đình Trẻ em.
 
CÂU HỎI CUỘC THI  
"TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI"
 
(ban hành kèm theo Quyết định số 856 /QĐ-LĐTBXH ngày 6 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?
3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)
4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm)
5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới (20 điểm).
6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? (10 điểm). 
Lưu ý: các bài viết trình bày đẹp, có tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài thi sẽ được cộng thêm 10 điểm. 
Ban Tổ chức cuộc thi
TÌM KIẾM