CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

QUY CHẾ VỀ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
 
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 về công tác thi đua, khen thưởng; căn cứ vào ý kiến của các đơn vị trong Ngành về tổng kết thực hiện Quy chế về thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành theo Quyết định số 307/QĐ-VKSTC-VP ngày 03/7/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành; Vụ Thi đua - Khen thưởng đã xây dựng Dự thảo Quy chế 307 (sửa đổi, bổ sung) để xin ý kiến đóng góp của các đơn vị trong toàn Ngành. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng toàn văn Quy chế trên để các đơn vị trong toàn Ngành góp ý kiến:
 
 
QUY CHẾ 307
Quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
DỰ KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Ghi chú
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
 
 
Không quy định
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh (sửa đổi)
Quy chế này quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát.
 
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các tập thể và cá nhân đang công tác trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây đựng đất nước và sự phát triển của ngành Kiểm sát.
2. Các tập thể, cá nhân ngoài Ngành có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp, xây dựng và giúp đỡ ngành KSND sẽ được đề nghị, xét khen thưởng theo Quy chế này.
 
 
 
 
 
 
 
Không quy định
Điều 2. Đối tượng áp dụng (sửa đổi)
1. Quy chế này áp dụng đối với các tập thể và cá nhân đang công tác trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước và sự phát triển của ngành Kiểm sát.
2. Các tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp, xây dựng và giúp đỡ ngành Kiểm sát sẽ được đề nghị, xét khen thưởng theo Quy chế này.
 
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Thi đua: Là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của tập thể và cá nhân, nhằm phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất trong công tác chuyên môn và các công tác khác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân.
Khen thưởng: Là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh thành tích, công trạng và được khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác kiểm sát nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua: Là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Điều 3 Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2013)
Điều 3. Giải thích từ ngữ (sửa đổi)
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi đua:Là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của tập thể và cá nhân, nhằm phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất trong công tác chuyên môn và các công tác khác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ngành Kiểm sát .
2. Khen thưởng:Là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh thành tích, công trạng và được khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác kiểm sát nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Danh hiệu thi đua: Là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.
Đánh số thứ tự các đoạn thành các khoản 1, 2 và 3
Điều 4. Nguyên tắc thi đua
a. Thi đua được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai.
b. Bảo đảm tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
 
Khoản 1 Điều 6 Luật TĐKT và Điều 3 NĐ 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010
Điều 4. Nguyên tắc thi đua (sửa đổi)
1. Thi đua được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai.
2. Bảo đảm tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Sửa các điểm a, b thành 1, 2 theo quy định về xây dựng văn bản
 
 
 
Điều 5 Luật TĐKT
Điều 4a. Mục tiêu thi đua (mới)
Nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể trong ngành Kiểm sát phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự phát triển của ngành Kiểm sát.
 
Điều 5. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
a. Phong trào thi đua.
b. Đăng ký tham gia phong trào thi đua.
c. Thành tích thi đua.
d. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Khoản 1 Điều 10 Luật TĐKT;
 
Điều 5. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua (sửa đổi)
1. Phong trào thi đua;
2. Đăng ký tham gia phong trào thi đua;
3. Thành tích thi đua;
4. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Sửa các điểm a, b…thành các khoản 1, 2… theo quy định về xây dựng văn bản
Điều 6. Nguyên tắc khen thưởng
Khen thưởng được thực hiện trên nguyên tắc:
a. Chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời.
b. Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng ở mức cao hơn.
c. Những thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn.
d. Khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
đ. Một hình thức khen thưởng có thể được tặng nhiều lần cho một đối tượng.
 
Khoản 2 Điều 6 Luật TĐKT và Điều 2 NĐ 65
1.Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
2.Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
3. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
 4. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.
Điều 6. Nguyên tắc khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
Khen thưởng được thực hiện trên nguyên tắc:
1. Chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời;
2. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;
3. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo;
4. Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng ở mức cao hơn;
5. Những thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác;
6. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng;
7. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;
8. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.
 
Điều 7. Căn cứ xét khen thưởng
a/ Tiêu chuẩn được khen thưởng.
b/ Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích đã đạt được.
c/Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể khi lập được thành tích.
 
 
Khoản 2 Điều 10 Luật TĐKT
Điều 7. Căn cứ xét khen thưởng (sửa đổi)
1. Tiêu chuẩn khen thưởng;
2. Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích đã đạt được;
3. Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể khi lập được thành tích.
 
Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin trong ngành
Các đơn vị trong toàn Ngành, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, trang thông tin điện tử (Web) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến và nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, nêu những sáng kiến và cải tiến công tác để động viên phong trào thi đua; phát hiện và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
 
Điều 10 NĐ 42:
Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 7a. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin trong ngành (sửa đổi)
Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Truyền hình Kiểm sát, trang thông tin điện tử (Web) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; nêu những sáng kiến và cải tiến công tác để động viên phong trào thi đua; phát hiện, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
 
Chương 2
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục I
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
 
Chương II
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục I
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
 
Điều 8. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên: Được tổ chức thực hiện hằng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu và chương trình công tác mà đơn vị và Ngành đã đề ra.
2. Thi đua theo đợt: Được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn, từng thời điểm có xác định thời gian.
 
 
Khoản 1 Điều 15 Luật TĐKT vàĐiều 6 NĐ 42
 
Điều 8. Hình thức tổ chức thi đua (giữ nguyên)
1. Thi đua thường xuyên: Được tổ chức thực hiện hằng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu và chương trình công tác mà đơn vị và ngành Kiểm sát đã đề ra.
2. Thi đua theo đợt hoặc thi đua theo chuyên đề: Được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn, từng thời điểm có xác định thời gian.
 
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phát động phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị do mình phụ trách. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng VKSQS cấp Quân khu và tương đương, Viện trưởng VKS QS khu vực phát động phong trào thi đua trong phạm vi quản lý của Viện kiểm sát quân sự.
Người phát động phong trào thi đua có trách nhiệm gắn phong trào thi đua với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn; động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp chung của ngành, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết công tác thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, chính xác động viên mọi người hăng say công tác.
 
 
 
 
 
 
Điều 17 Luật TĐKT và Khoản 1 Điều 8 NĐ 42
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua (sửa đổi)
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành Kiểm sát;
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phát động phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị do mình phụ trách. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực phát động phong trào thi đua trong phạm vi quản lý của Viện kiểm sát quân sự;
3. Người phát động phong trào thi đua có trách nhiệm gắn phong trào thi đua với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn; động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp chung của Ngành, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết công tác thi đua; phát hiện, tuyên truyền, phổ biến để học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, chính xác, động viên mọi người hăng say công tác.
 
Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Các phong trào thi đua phải được xác định rõ tên gọi, mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và các chỉ tiêu thi đua phải bảo đảm tính khoa học, sát với thực tiễn của ngành Kiểm sát và có tính khả thi.
2. Căn cứ đặc điểm, tình hình của Ngành để phát động phong trào thi đua cho phù hợp với ý nghĩa và mục đích của từng đợt thi đua; đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua, chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai thực hiện công tác thi đua, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra để phong trào thi đua đi đúng hướng; tổ chức, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm tốt trong toàn ngành Kiểm sát.
4. Phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội Luật gia, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và các tổ chức khác để phong trào thi đua được triển khai toàn diện và đạt hiệu quả.
5. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua; những đợt thi đua dài hạn phải tổ chức sơ kết giữa kỳ để rút kinh nghiệm; kết thúc mỗi đợt thi đua phải tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào để khen thưởng xứng đáng, kịp thời.
 
 
 
 
 
 
Điều 16 Luật TĐKT và Điều 7 NĐ 42
Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua (sửa đổi)
1. Các phong trào thi đua phải xác định rõ tên gọi, mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và các chỉ tiêu thi đua phải bảo đảm tính khoa học, sát với thực tiễn của ngành Kiểm sát và có tính khả thi.
2. Căn cứ đặc điểm, tình hình của Ngành để phát động phong trào thi đua cho phù hợp với ý nghĩa và mục đích của từng đợt thi đua; đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua, chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai thực hiện công tác thi đua, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra để phong trào thi đua đi đúng hướng; tổ chức, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm tốt trong toàn ngành Kiểm sát.
4. Phối hợp giữa chính quyền, cấp ủy với các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội Luật gia, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và các tổ chức khác để phong trào thi đua được triển khai toàn diện và đạt hiệu quả.
5. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua; những đợt thi đua dài hạn phải tổ chức sơ kết giữa kỳ để rút kinh nghiệm; kết thúc mỗi đợt thi đua phải tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào để khen thưởng xứng đáng, kịp thời.
 
Điều 14. Đăng ký thi đua
1. Hàng năm, các đơn vị tổ chức cho tập thể, cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua, coi đó là mục tiêu phấn đấu trong phong trào thi đua.
2. Đăng ký thi đua của các đơn vị được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Phòng Thi đua, khen thưởng) trước ngày 28 tháng 2 hằng năm để Thường trực Hội đồng thi đua Ngành theo dõi, chỉ đạo phong trào và làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua vào dịp tổng kết cuối năm. Đơn vị nào không có đăng ký thi đua thì không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
Điểm b, Khoản 1 Điều 10 Luật TĐKT
Khoản 2 Điều 3 NĐ 42 quy định “Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua”.
Điều 10a. Đăng ký thi đua (sửa đổi)
1. Hằng năm, các đơn vị tổ chức cho tập thể, cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đuacoi đó là mục tiêu phấn đấu trong phong trào thi đua.
2. Đăng ký thi đua của các đơn vị được gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) trước ngày 28 tháng 2 hằng năm để tổng hợp, theo dõi, giúp lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo phong trào thi đua và làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua vào dịp tổng kết cuối năm. Tập thể, cá nhân nào không đăng ký thi đua thì không được xét tặng các danh hiệu thi đua.
 
 
 
Điều 10b. Các hành vi bị nghiêm cấm (mới)
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
2. Cản trở hoặc ép buộc người khác tham gia các phong trào thi đua;
3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng;
4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật;
5. Lãng phí tài sản của nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng.
 
Mục II
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
 
Mục II
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
 
 
 
Điều 11. Danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
a/ Cờ thi đua của Chính phủ.
b/ Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân.
c/ Tập thể Lao động xuất sắc
d/ Tập thể Lao động tiên tiến.
2. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
a/ Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
b/ Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát.
c/ Chiến sỹ thi đua cơ sở.
d/ Lao động tiên tiến.
 
 
Điều 20 Luật TĐKT và Điều 11 NĐ 42
Điều 11. Danh hiệu thi đua (sửa đổi, bổ sung)
1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
a. Cờ thi đua của Chính phủ;
b. Cờ thi đua của ngành Kiểm sát;
c. Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối;
d. Tập thể lao động xuất sắc;
đ. Tập thể lao động tiên tiến.
2. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
a. Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
b. Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát;
c. Chiến sỹ thi đua cơ sở;
d. Lao động tiên tiến.
 
 
 
 
 
Bổ sung quy định về Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối cho phù hợp với thực tiễn hiện nay
Điều 12. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể
1. Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng cho tập thể (VKSND cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương), đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm, đạt chất lượng và hiệu quả cao.
VKSND cấp tỉnh: Có thành tích nổi bật trên tất cả các mặt công tác, trong đó không để xảy ra trường hợp VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội; không có trường hợp nào đình chỉ bị can vì không phạm tội; tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không quá 3%; phát hiện các bản án vi phạm, kháng nghị theo các thủ tục được Toà án chấp nhận 90% trở lên; không có cán bộ vi phạm kỷ luật bị xử lý từ cảnh cáo trở lên; xứng đáng là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc.
Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC: Các Vụ nghiệp vụ hướng dẫn nghiệp vụ cho VKSND cấp tỉnh bảo đảm chính xác; phát hiện vi phạm của Toà án, kháng nghị theo các thủ tục tố tụng và được Toà án chấp nhận 90% trở lên; không có cán bộ vi phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; xứng đáng là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc.
Ở các Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Cục Điều tra không có trường hợp VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội; Tỷ lệ trả hồ sơ (để điều tra bổ sung về chứng cứ hoặc thủ tục tố tụng) giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không quá 3%; Không có trường hợp đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội.
Văn phòng VKSTC, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Thống kê tội phạm, Vụ Hợp tác quốc tế bảo đảm phục vụ kịp thời, hiệu quả, an toàn theo từng chức trách, nhiệm vụ của mình; Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ do Lãnh đạo Viện kiểm sát tối cao giao.
b/ Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho toàn Ngành học tập.
c/ Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Các tổ chức đoàn thể đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
2. Cờ thi đua của ngành Kiểm sát được xét tặng cho tập thể trong ngành Kiểm sát (Các đơn vị cấp Vụ và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc hai trường Kiểm sát; phòng thuộc cấp Vụ và cấp tương đương; Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu và tương đương; Phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương; VKS QS khu vực), khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
a/ Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; không có trường hợp VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội; không có trường hợp đình chỉ bị can vì không phạm tội; không có cán bộ vi phạm bị xử lý từ cảnh cáo trở lên; tỷ lệ trả hồ sơ (để điều tra bổ sung về chứng cứ hoặc các thủ tục tố tụng) giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không quá 4%; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của ngành Kiểm sát.
b/ Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong Ngành học tập.
c/ Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Các tổ chức đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh.
3. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được xét tặng cho các tập thể quy định tại khoản 2 điều này, khi đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; không có trường hợp VKS truy tố, Toà án tuyên không phạm tội; không có việc đình chỉ bị can vì không phạm tội; không có cán bộ bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
b/ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.
c/ Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó ít nhất 80% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
d/ Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” .
đ/ Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được xét tặng cho các tập thể quy định tại khoản 2 Điều này, khi đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b/ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c/ Có trên 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d/ Nội bộ đoàn kết, dân chủ, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 25, 26, 27 và 28 Luật TĐKT; Điều 16, 17 NĐ 42 và Điều 6 NĐ 65
-Điều 25 Luật TĐKT:
“Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc.
2. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
3. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
- Điều 6 NĐ 65:
“Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:
1. Các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. …;
3. Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
-Điều 26 Luật TĐKT:
Cờ thi đua cấp bộ, ngành… trung ương được xét tặng cho tập thể thuộc bộ, ngành, đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của cấp bộ, ngành… trung ương;
2. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc bộ, ngànhTrung ương học tập;
3. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
-Điều 27 Luật TĐKT:
1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2…;
-Điều 28 Luật TĐKT:
1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế họach được giao;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2…
Điều 12. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với tập thể (sửa đổi, bổ sung)
1. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương trở lên, được lựa chọn trong số các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua ngành Kiểm sát”, khi đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm, đạt chất lượng và hiệu quả cao;
b. Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho toàn Ngành học tập;
c. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Các tổ chức đoàn thể đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
“Cờ thi đua của Chính phủ” cũng được xét tặng cho các tập thể nói trên khi đạt được thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
2. “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát” được xét tặng cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương trở lên, được lựa chọn trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn “Tập thể Lao động xuất sắc”, khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
b. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong Ngành học tập;
c. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Các tổ chức đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh.
3. Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu khối” của ngành Kiểm sát được tặng cho các tập thể (Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tương đương; phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự trung ương; ban thuộc Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu; Viện kiểm sát quân sự khu vực) được lựa chọn trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn “Tập thể lao động xuất sắc”, khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
b. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác học tập;
c. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Các tổ chức đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh.
4. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho các tập thể (các đơn vị cấp Vụ và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tương đương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; phòng thuộc Viện kiểm sát quân sự trung ương; Ban thuộc Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; Viện kiểm sát quân sự khu vực) được lựa chọn trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn “Tập thể lao động tiên tiến”, khi đạt được các tiêu chuẩn sau:
a. Sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó ít nhất 80% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
đ. Nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
5. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho các tập thể quy định tại khoản 4 Điều này, khi đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
b. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c. Có trên 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d. Nội bộ đoàn kết, dân chủ, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bỏ các quy định liên quan đến các đơn vị, tập thể cụ thể vì đã đưa vào chỉ tiêu chấm điểm thi đua
Điều 13. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1.Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc được xét tặng hằng năm trong số các cá nhân tiêu biểu đạt được các tiêu chuẩn sau:
a/ Có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” ngay trước thời điểm đề nghị.
b/ Thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc.
2. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” (xét, tặng hằng năm) “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” được xét, công nhận không quá 75% trong số các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” ngay trước thời điểm đề nghị.
b/ Thành tích đạt được có ảnh hưởng tốt trong toàn ngành Kiểm sát.
Số phiếu bầu tại Hội đồng Thi đua VKS cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương phải đạt 90% trở lên.
3. Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở được bình, xét (tặng hằng năm). Tỷ lệ bầu không vượt quá 15% tổng biên chế của đơn vị. “Chiến sỹ thi đua cơ sở” phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
b/ Có sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc hoặc áp dụng công nghệ mới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đối với các tập thể (VKS cấp huyện, cấp phòng, khoa) có dưới 10 người, phiếu bầu phải đạt 80% trở lên; đối với tập thể từ 10 người trở lên, phiếu bầu phải đạt 90% trở lên.
4. Tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a/ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng công việc.
b/ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần phấn đấu; đoàn kết tốt và tham gia tích cực các phong trào thi đua.
c/ Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị và văn hoá.
d/ Có đạo đức tốt và lối sống lành mạnh.
Cá nhân nghỉ làm việc từ 40 ngày trở lên, không thuộc diện xem xét, bình bầu các danh hiệu thi đua trong năm.
 
Điều 21, 22, 23, 24 Luật TĐKT và Điều 3, 4, 5 NĐ 65; Điều 14 NĐ 42.
- Điều 3 NĐ 65:
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc…
3. …
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương lần thứ hai.
- Điều 14 NĐ 42:
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành… trung ương” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương…
2. …
- Điều 4 NĐ 65:
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng…
2. …
- Điều 5 NĐ 65:
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
2. …
6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 13. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân (sửa đổi, bổ sung)
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng hằng năm cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất, được lựa chọn trong số những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát”;
b. Có sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc;
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát” lần thứ hai.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát” được xét tặng hằng năm cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” ngay trước thời điểm đề nghị;
b. Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng trong toàn ngành Kiểm sát;
c. Số phiếu bầu cho mỗi cá nhân được đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát” tại Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ và tương đương phải đạt từ 90% trở lên;
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát” được xét, công nhận không quá 75% trong số các cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
3. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
b. Có sáng kiến là giải pháp quản lý, giải pháp nghiệp vụ hoặc giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp làm việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng trong thực tiễn.
c. Đối với các tập thể (Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp phòng, khoa) có dưới 10 người, phiếu bầu phải đạt từ 80% trở lên; đối với tập thể từ 10 người trở lên, phiếu bầu phải đạt từ 90% trở lên.
Tỷ lệ bầu chọn “Chiến sỹ thi đua cơ sở” không vượt quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần phấn đấu; đoàn kết tốt và tham gia tích cực các phong trào thi đua;
c. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị và văn hoá;
d. Có đạo đức tốt và lối sống lành mạnh.
5. Cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ làm việc từ 40 ngày trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên không thuộc diện xem xét, bình bầu các danh hiệu thi đua trong năm.
 
 
Chương 3
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
 
Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
 
Điều 15. Các hình thức khen thưởng do VKSND tối cao trình cấp trên quyết định khen thưởng
1. Trình Chủ tịch nước tặng cho các tập thể và cá nhân:
HUÂN CHƯƠNG CÁC LOẠI
a/ “Huân chương Sao vàng”.
b/ “Huân chương Hồ Chí Minh”.
c/ “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
d/ “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
đ/ “Huân chương Dũng cảm”.
e/ “Huân chương Hữu nghị”.
g/ “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”.
HUY CHƯƠNG CÁC LOẠI
a/ “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”.
b/ “Huy chương Hữu nghị”.
DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC:
a/ “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
b/ “Anh hùng Lao động”.
2. Trình Chính phủ tặng:
a/ Cờ thi đua của Chính phủ;
b/ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
c/ Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Toàn quốc”.
 
Điều 15. Các hình thức khen thưởng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng (sửa đổi)
1. Trình Chủ tịch nước tặng cho tập thể và cá nhân các loại Huân chương sau đây:
a. Huân chương Sao vàng;
b. Huân chương Hồ Chí Minh;
c. Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
d. Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
đ. Huân chương Dũng cảm;
e. Huân chương Hữu nghị;
g. Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
2. Trình Chủ tịch nước tặng cho tập thể và cá nhân các loại Huy chương sau đây:
a. Huy chương Vì an ninh Tổ quốc;
b. Huy chương Hữu nghị.
3. Trình Chủ tịch nước tặng cho tập thể và cá nhân các danh hiệu vinh dự Nhà nước sau đây:
a. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
b. Anh hùng Lao động.
4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tặng cho tập thể và cá nhân các danh hiệu thi đua sau đây:
a. Cờ thi đua của Chính phủ;
b. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
c. Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
 
Sửa lại tên điều, thay từ “cấp trên” bằng cụm từ “cấp có thẩm quyền”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bổ sung thêm một số khoản cho rõ ràng, đúng quy định về xây dựng văn bản
Điều 16. Các hình thức do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định khen thưởng
a/ Cờ Thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân cho các tập thể.
b/ Bằng khen cho các tập thể và cá nhân.
c/ Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành KSND” cho cá nhân.
d/ Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” cho cá nhân.
Điều 79 Luật TĐKT; điểm b, Khoản 2 Điều 26 NĐ 65
Điều 16. Các hình thức khen thưởng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Cờ thi đua của ngành Kiểm sát;
2. Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối;
3. Bằng khen;
4. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
5. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có tư cách pháp nhân;
6. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo cấp Vụ và cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có tư cách pháp nhân;
7. Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Kiểm sát”;
8. Huy hiệu “Bảo vệ pháp luật”.
 
Bổ sung vào tiêu đề cụm từ “khen thưởng”, thay tên Kỷ niệm chương và bổ sung Huy hiệu BVPL theo đúng với Dự thảo Luật tổ chức VKSND
Điều 17. Các hình thức do Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương quyết định khen thưởng
a/ Công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Tập thể Lao động tiên tiến” cho các tập thể: (VKS cấp huyện; phòng thuộc VKS cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc VKS tối cao).
b/ Công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho các cá nhân thuộc quyền quản lý.
c/ Tặng Giấy khen cho tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý.
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng VKS cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương thẩm định, xem xét và đề nghị Thủ trưởng đơn vị công nhận danh hiệu thi đua này.
Điều 80 Luật TĐKT; điểm b, Khoản 2 Điều 26 NĐ 65
Điều 17. Các hình thức khen thưởng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khen thưởng hoặc công nhận (sửa đổi)
1. Đối với đơn vị có tư cách pháp nhân:
a. Công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân;
b. Công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
c. Tặng Giấy khen cho tập thể và cá nhân.
2. Đối với đơn vị không có tư cách pháp nhân: Tặng Giấy khen cho tập thể và cá nhân.
3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ và tương đương thẩm định, xem xét và đề nghị Thủ trưởng đơn vị công nhận hoặc đề nghị cấp trên công nhận các danh hiệu thi đua nêu tại khoản 1 của Điều này.
 
Sửa đổi tên điều cho đúng và phù hợp với thực tiễn; đồng thời thay các điểm a, b, c… bằng các số thứ tự 1, 2, 3… cho đúng kỹ thuật xây dựng văn bản
Điều 18. Tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện theo quy định tại Chương III Luật Thi đua – Khen thưởng: Chương III Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua – Khen thưởng và Hướng dẫn số 56/HD-BTĐKTTW ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương về hướng dẫn Nghị định 121/2005/NĐ- CP.
 
Điều 18. Tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (sửa đổi)
Tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Chương 3 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Sửa đổi theo quy định mới của pháp luật về thi đua khen thưởng
Điều 19. Tiêu chuẩn Kỷ niệm chương Bảo vệ pháp chế
Tiêu chuẩn và thủ tục xét, tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ pháp chế thực hiện theo Quyết định số 306/2008/QĐ-VKSTC-VP ngày 03/7/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kèm theo Quy chế tặng Kỷ niệm chương.
 
Điều 19. Tiêu chuẩn, thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Kiểm sát” và Huy hiệu “Bảo vệ pháp luật” (sửa đổi, bổ sung)
Tiêu chuẩn, thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Kiểm sát” và Huy hiệu “Bảo vệ pháp luật” thực hiện theo Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
 
Thông tư hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Kiểm sát” và Huy hiệu “Bảo vệ pháp luật” được ban hành cùng Luật tổ chức VKSND
Điều 20. Tiêu chuẩn được tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSNDTC
1. Đối với tập thể:
Là tập thể tiêu biểu trong số những tập thể có 02 năm liên tục trước khi đề nghị đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, dân chủ, thực hành tiết kiệm, các tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh và những tập thể lập được thành tích đột xuất xuất sắc, có ảnh hưởng tích cực tới phong trào thi đua của toàn Ngành.
2. Đối với cá nhân
- Cá nhân tiêu biểu trong số những cá nhân 02 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
- Cá nhân lập được thành tích xuất sắc, được đề nghị trong những lần thi đua đặc biệt, thi đua theo chủ đề do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động;
- Cá nhân lập được thành tích đột xuất xuất sắc, có ảnh hưởng tích cực tới phong trào thi đua của toàn Ngành.
Điều 72 Luật TĐKT, Điều 24 NĐ 65
-Điều 72 Luật TĐKT:
1. Bằng khen của cấp bộ, ngành… để tặng cho cá nhân…
2. Bằng khen cấp bộ, ngành… để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành…
c) 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
- Điều 24 NĐ 65:
1. Bằng khen cấp bộ, ngành… để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các bộ, ngành Trung ương phát động hàng năm;
b) Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành…
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
2. …
Điều 20. Tiêu chuẩn được tặng Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao (sửa đổi, bổ sung)
1. Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a. Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động;
b. Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực công tác nghiệp vụ của ngành Kiểm sát;
c. Hai (02) năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
2. Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a. Hai (02) năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
b. thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động;
c. Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có ảnh hưởng tích cực tới phong trào thi đua của toàn ngành Kiểm sát.
 
 
 
 
 
 
Điều 21. Tiêu chuẩn được tặng Giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC
Tiêu chuẩn Giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh và của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Thi đua – Khen thưởng và Điều 50 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
 
Điều 74, 75 Luật TĐKT, Điều 50 NĐ 42
-Đ74 Luật TĐKT:
1. Giấy khen để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất;…
-Đ75 Luật TĐKT:
1. Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích đột xuất;
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Giấy khen để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích đột xuất;
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 21. Tiêu chuẩn được tặng Giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung)
1. Giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a. Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b. Lập được thành tích đột xuất;
c. Hoàn thành tốt nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Giấy khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a. Có thành tích được bình xét trong phong trào thi đua;
b. Lập được thành tích đột xuất;
c. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
 
 
 
Chương 4
THỦ TỤC HỒ SƠ
 QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG
Mục I
THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ 
ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
 
Chương IV
THỦ TỤC HỒ SƠ
 QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG
Mục I
THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ 
ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
 
Điều 22. Tuyến trình khen thưởng
1. Cấp nào phát động thi đua thì Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đó lựa chọn các tập thể, cá nhân xuất sắc đề nghị Thủ trưởng tặng các danh hiệu thi đua hoặc đề nghị cấp trên phong tặng các danh hiệu thi đua.
2. Viện kiểm sát cấp huyện; phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ xét khen thưởng hoặc xét, trình khen thưởng.
3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cấp Vụ lập hồ sơ khen thưởng, trình Hội đồng Thi đua ngành xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khen thưởng hoặc trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng.
 
Điều 22. Tuyến trình khen thưởng (bổ sung)
1. Cấp nào phát động thi đua thì Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp đó lựa chọn các tập thể, cá nhân xuất sắc đề nghị Thủ trưởng tặng các danh hiệu thi đua hoặc đề nghị cấp trên tặng các danh hiệu thi đua.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tương đương lập hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ xét khen thưởng.
3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ lập hồ sơ khen thưởng, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát xét, khen thưởng.
 
Điều 23. Tiếp nhận hồ sơ khen thưởng và hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại, danh hiệu Anh hùng Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, bao gồm:
a/ Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
b/ Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị.
c/ Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng làm theo mẫu gửi kèm theo Quy chế này, Thủ trưởng đơn vị có xác nhận, ký tên và đóng dấu. (không quá 4 trang đánh máy khổ A4, cỡ chữ 14).
d/ Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, không quá 2 trang đánh máy khổ A4, cỡ chữ 14, làm theo mẫu gửi kèm theo Quy chế này.
đ/ Nếu đề nghị khen về công trình khoa học, sáng kiến, giải pháp hữu ích được áp dụng có hiệu quả vào công tác chuyên môn phải có “Xác nhận của Hội đồng khoa học VKSNDTC”.
2. Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Ngành và Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Như hồ sơ đề nghị xét, tặng các danh hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”:
Như hồ sơ đề nghị xét, tặng các danh hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất (Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao) gồm:
a/ Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị, kèm danh sách của tập thể, cá nhân được đề nghị các hình thức khen thưởng.
b/ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của VKS cấp tỉnh, cấp Vụ.
c/ Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân (do tập thể, cá nhân trực tiếp có công trạng và thành tích làm, có xác nhận của Viện trưởng VKS cấp tỉnh, cấp Vụ).
5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo chuyên đề, gồm:
a/ Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
b/ Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị.
c/ Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, làm theo mẫu kèm theo Quy chế này.
6. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo niên hạn, gồm: 
a/ Tờ trình của đơn vị, kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị các hình thức khen thưởng.
b/ Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị.
c/ Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng; Thủ trưởng đơn vị có xác nhận, ký và đóng dấu, làm theo mẫu kèm theo Quy chế này.
- Điểm b, Khoản 7 Điều 53 NĐ 42:
- Điều 54, 55, 56, 57, 58, 60 NĐ 39;
- Điều 84 Luật TĐKT 2013.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Điều 23. Hồ sơ đề nghị khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng lao động”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, bao gồm:
a. Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng;
b. Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của đơn vị;
c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng làm theo mẫu gửi kèm theo Quy chế này, Thủ trưởng đơn vị có xác nhận, ký tên và đóng dấu (không quá 4 trang đánh máy khổ A4, cỡ chữ 14);
d. Nếu đề nghị khen về công trình khoa học, sáng kiến, giải pháp hữu ích được áp dụng có hiệu quả vào công tác chuyên môn phải có xác nhận của Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến.
2. Hồ sơ đề nghị tặngCờ thi đua của ngành Kiểm sát, Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối và Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Theo quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát”: như hồ sơ đề nghị xét, tặng các danh hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất bao gồm:
a. Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị các hình thức khen thưởng;
b. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ;
c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (do tập thể, cá nhân trực tiếp có công trạng và thành tích làm, có xác nhận của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp Vụ).
5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo chuyên đề, bao gồm:
a. Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị các hình thức khen thưởng;
b. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị;
c. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, làm theo mẫu kèm theo Quy chế này.
6. Đối với các hình thức khen thưởng như: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” (các hạng), danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng lao động” thì trong hồ sơ bắt buộc phải có ý kiến của Ban cán sự Đảng cấp trình hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận.
7. Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng, trừ các trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất.
8. Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, thì sau 2 năm được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” mới đề nghị xét tặng Huân chương.
 
Điều 23. Tiếp nhận hồ sơ khen thưởng và hồ sơ đề nghị khen thưởng
Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong toàn ngành.
Hàng năm, để phục vụ tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và để theo dõi, xét, đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua cao hơn của năm sau, các đơn vị gửi các quyết định (bản chính) công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” về Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành.
 
Điều 23a. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng (mới)
1. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong toàn Ngành.
2. Hàng năm, để phục vụ tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và để theo dõi, xét, đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua cao hơn của năm sau, các đơn vị gửi quyết định (bản chính) công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” kèm hồ sơ khen thưởng về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng).
 
 
Điều này được tách ra từ hai khổ đầu của Điều 23 Quy chế
Điều 24. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành
1. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, lập thành 04 bộ (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được lập thành 04 bộ (bản chính) và 20 bộ (bản sao).
3. Hồ sơ đề nghị công nhận các danh hiệu và hình thức thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được lập thành 02 bộ (bản chính).
- Khoản 12, Điều 1, Nghị định 39;
- Khoản 23, Điều 1, Nghị định 39;
- Khoản 10, Điều 1, Nghị định 39;
- Khoản 15, Điều 1, Nghị định 39;
- Khoản 6, Điều 1, Nghị định 39.
 
 
 
Điều 24. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Ngành (giữ nguyên)
1. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được lập thành 04 bộ (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được lập thành 03 bộ (bản chính).
3. Hồ sơ đề nghị công nhận các danh hiệu và hình thức thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được lập thành 01 bộ (bản chính).
 
Điều 25. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chủ đề thi đua
Hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành (Phòng Thi đua) ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất xuất sắc hoặc vào dịp sơ kết, tổng kết đợt thi đua theo chủ đề đã được quy định trong văn bản phát động thi đua.
2. Khen thưởng thường xuyên và khen thưởng niên hạn
a/ Đối với Huân chương, Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
Hồ sơ khen thưởng có ở Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành (Phòng Thi đua): Đợt 1 chậm nhất là 15 tháng 3; đợt 2 chậm nhất là 15 tháng 8 hàng năm.
b/ Đối với danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, hồ sơ có ở Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành (Phòng Thi đua) chậm nhất là mùng 5 tháng 12 hàng năm.
c/ Đối với Cờ thi đua của Chính phủ và các các danh hiệu, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Viện trưởng VKSND tối cao dịp tổng kết hàng năm như: danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”, Cờ thi đua của ngành Kiểm sát cho các tập thể; Bằng khen của Viện trưởng VKDND tối cao cho các tập thể, cá nhân: Hồ sơ có ở Thường trực Hội đồng Thi đua ngành (Phòng Thi đua) chậm nhất là 15 tháng 11 hàng năm.
d/ Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh tự quy định về thủ tục, thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của mình.
 
Điều 25. Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng (sửa đổi)
1. Đối với khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chủ đề thi đua:
Hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc vào dịp sơ kết, tổng kết đợt thi đua theo chủ đề đã được quy định trong văn bản phát động thi đua.
2. Đối với khen thưởng thường xuyên và khen thưởng quá trình cống hiến:
a. Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương, Huy chương, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) chậm nhất là ngày 20 tháng 4 hàng năm;
b. Hồ sơ đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ và các các danh hiệu, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều 16 của Quy chế này gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát hàng năm.
c. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tự quy định về thủ tục, thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của mình.
 
Mục II
QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG
 
Mục II
QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG
 
Điều 26. Quy trình xét khen thưởng
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành có trách nhiệm thẩm định thành tích, đối chiếu tiêu chuẩn của từng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành xét, trình Viện trưởng VKSND tối cao hoặc cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
2. Đối với những hồ sơ thiếu thủ tục, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành yêu cầu bổ sung đầy đủ theo quy định.
3. Việc lấy Hiệp y đối với những danh hiệu và hình thức khen thưởng như: Huân chương các loại, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc do Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đảm nhiệm.
4. Việc khen thưởng cho những tập thể, cá nhân ngoài Ngành có công lao đóng góp trong việc xây dựng, phát triển ngành Kiểm sát nhân dân do Thủ trưởng đơn vị có quan hệ trực tiếp với những tập thể, cá nhân này lập tờ trình kèm theo báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân đó gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành để thẩm định, báo cáo Hội đồng Thi đua ngành, trình Viện trưởng VKSND tối cao quyết định khen thưởng.
5. Đối với các đồng chí Lãnh đạo VKSND tối cao, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành có trách nhiệm đề xuất các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành xét, trình Viện trưởng VKSND tối cao hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Điều 53, Nghị định 42
Điều 26. Quy trình xét khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) có trách nhiệm thẩm định thành tích, đối chiếu tiêu chuẩn của từng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát xem xét, trình Viện trưởng VKSND tối cao quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
2. Sau khi thẩm định nếu thấy hồ sơ không đúng theo quy định thì Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát yêu cầu bổ sung đầy đủ theo quy định.
3. Việc xin ý kiến của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với những danh hiệu và hình thức khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng, danh hiệu “Anh hùng lao động”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” do Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) thực hiện.
4. Việc khen thưởng cho những tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát có công lao đóng góp trong việc xây dựng, phát triển ngành Kiểm sát do Thủ trưởng đơn vị có quan hệ trực tiếp với những tập thể, cá nhân đó lập tờ trình kèm theo báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân đó gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) để thẩm định, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khen thưởng.
5. Đối với các đồng chí lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm đề xuất các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát xét cấp có thẩm quyền khen thưởng.
 
Điều 27. Số lượng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua ngành KSND hằng năm
Việc tặng Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm sẽ xét theo khối và khu vực.
1. Khối các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao:
Tổng kết hàng năm xét, đề nghị tặng không quá:
02 Cờ Thi đua của Chính phủ.
09 Cờ Thi đua của ngành KSND.
2. Khối Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố:
Các khu vực: Các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa thiên – Huế, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, mỗi năm, mỗi khu vực xét, đề nghị tặng không quá :
01 Cờ Thi đua của Chính phủ.
05 Cờ Thi đua của ngành KSND.
Các tập thể: VKSND cấp huyện; Phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; Phòng, Khoa thuộc các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, mỗi năm xét, đề nghị tặng Cờ thi đua của ngành KSND không quá 1/5 tổng số tập thể của đơn vị.
Điều 28. Số lượng các tập thể được đề nghị, xét công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
Tổng kết công tác thi đua hàng năm, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành xét, đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc” cho Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao công nhận danh hiệu“Tập thể Lao động xuất sắc”cho các tập thể: VKSND cấp huyện; Phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; Phòng, Khoa thuộc các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được công nhận không vượt quá 1/3 tổng số tập thể của đơn vị. 
 
Điều 27. Số lượng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua ngành Kiểm sát, Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu khối” và “Tập thể Lao động xuất sắc” hằng năm (sửa đổi)
1. Việc xét, đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của ngành Kiểm sát hằng năm được xét theo khối thi đua và cụm thi đua.
2. Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát sẽ xem xét, đề nghị số lượng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của ngành Kiểm sát, Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối và Tập thể lao động xuất sắc cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vi trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khối Viện kiểm sát quân sự theo hướng dẫn hằng năm.
 
Đề nghị cân nhắc, tính toán lại số lượng Cờ mỗi loại cho các đơn vị các cấp căn cứ vào quy định của Ban thi đua, khen thưởng trung ương
Chương 5
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
 
Chương V
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
 
Điều 29. Hệ thống Hội đồng Thi đua – Khen thưởng
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Hệ thống Hội đồng Thi đua - Khen thưởng VKSQS do Bộ Quốc phòng quy định.
 
Điều 29. Hệ thống Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (sửa đổi)
1. Hệ thống Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trong ngành Kiểm sát gồm:
a. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát;
b. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
c. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hệ thống Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát Quân sự các cấp do Bộ Quốc phòng quy định.
 
Điều 30. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp
1. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân, gồm:
- Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng.
- Một Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Phó Chủ tịch.
- Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Uỷ viên thường trực.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Uỷ viên.
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Uỷ viên.
- Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Uỷ viên.
- Trưởng Ban thanh tra VKSND tối cao, Uỷ viên.
- Trưởng Phòng Thi đua – Khen thưởng, Uỷ viên thư ký.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Cơ quan VKSND tối cao gồm:
- Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng.
- Chánh Văn phòng, ủy viên.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, uỷ viên.
- Chủ tịch Công đoàn Cơ quan VKS tối cao, ủy viên.
- Trưởng Ban Thanh tra, Uỷ viên.
- Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, uỷ viên.
- Thường vụ Đảng uỷ Cơ quan VKS tối cao, uỷ viên.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, uỷ viên.
- Trưởng phòng Thi đua- khen thưởng, uỷ viên thư ký.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng.
- Một Phó Viện trưởng làm Phó chủ tịch Hội đồng.
- Trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ, uỷ viên.
- Chánh Văn phòng, uỷ viên thư ký;
* Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng VKS cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương do Thủ trưởng đơn vị chọn, quyết định trong số các uỷ viên Hội đồng.
* Khi xét duyệt các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể trực thuộc VKSND cấp tỉnh và các cá nhân thuộc cơ quan VKSND cấp tỉnh, thành phần Hội đồng Thi đua còn có: Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm uỷ viên.
 
 
 
 
 
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
- Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Hội đồng.
- Một Phó thủ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn, uỷ viên.
- Đại diện Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở (đối với đơn vị có Đảng bộ cơ sở) hoặc Ban Chi uỷ, uỷ viên.
5. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hai Trường Kiểm sát.
- Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng.
- Một Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Công đoàn nhà trường, uỷ viên.
- Trưởng Phòng giáo vụ, uỷ viên.
- Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính, uỷ viên.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, uỷ viên.
6. Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Phòng, Khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng. 
Viện trưởng và các Phó Viện trưởng VKS cấp huyện; Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng thuộc VKS cấp tỉnh; Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, Trưởng khoa, các Phó trưởng khoa các đơn vị trực thuộc VKS tối cao chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý.
 
 
Khoản 2 Điều 28 NĐ 65:
1. …
2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;
b) Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực. Đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng thì Trưởng Phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng là ủy viên thường trực Hội đồng. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định;
 
Điều 30. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp (sửa đổi, bổ sung)
1. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát gồm:
(Phương án 1)
a. Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng;
b. Phó Viện trưởng …, Phó Chủ tịch thứ nhất;
c. Phó Viện trưởng …, Phó Chủ tịch thứ hai;
d. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Phó Chủ tịch thường trực;
đ. Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Uỷ viên;
e. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Uỷ viên;
g. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Uỷ viên;
h. Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Uỷ viên;
i. Chánh Thanh tra VKSND tối cao, Uỷ viên;
k. Trưởng phòng Tham mưu - Tổng hợp Vụ Thi đua – Khen thưởng, thư ký Hội đồng.
(Phương án 2)
a. Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng;
b. Phó Viện trưởng …, Phó Chủ tịch thứ nhất;
c. Phó Viện trưởng …, Phó Chủ tịch thứ hai;
d. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Phó Chủ tịch thường trực;
đ. Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Uỷ viên;
e. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Uỷ viên;
g. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Uỷ viên;
h. Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Uỷ viên;
i. Chánh Thanh tra VKSND tối cao, Uỷ viên;
k. Trưởng phòng Tham mưu - Tổng hợp Vụ Thi đua – Khen thưởng, thư ký Hội đồng.
Đề xuất bổ sung 4 thành phần Hội đồng gồm:
- Vụ trưởng 1 đơn vị Khối THQCT và KSĐT, Ủy viên;
- Vụ (Viện) trưởng 1 đơn vị Khối THQCT và KSXX, Ủy viên;
- Vụ trưởng 1 đơn vị Khối Kiểm sát hoạt động tư pháp, Ủy viên;
- Thủ trưởng 1 đơn vị Khối tuyên truyền, Ủy viên.
2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
(Phương án 1)
a. Phó Viện trưởng …, Chủ tịch Hội đồng;
b. Phó Viện trưởng…, Phó Chủ tịch Hội đồng;
c. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Ủy viên thường trực;
d. Chánh Văn phòng VKSND tối cao, ủy viên;
đ. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, uỷ viên;
e. Chánh Thanh tra VKSND tối cao, uỷ viên;
g. Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, uỷ viên;
h. Đại diện Thường vụ Đảng uỷ Cơ quan VKSND tối cao, uỷ viên;
i. Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, uỷ viên;
k. Trưởng phòng Tham mưu – Tổng hợp Vụ Thi đua- khen thưởng, thư ký Hội đồng.
(Phương án 2)
a. Phó Viện trưởng …, Chủ tịch Hội đồng;
b. Phó Viện trưởng…, Phó Chủ tịch Hội đồng;
c. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Ủy viên thường trực;
d. Chánh Văn phòng VKSND tối cao, ủy viên;
đ. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, uỷ viên;
e. Chánh Thanh tra VKSND tối cao, uỷ viên;
g. Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, uỷ viên;
h. Đại diện Thường vụ Đảng uỷ Cơ quan VKSND tối cao, uỷ viên;
i. Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, uỷ viên;
k. Trưởng phòng Tham mưu – Tổng hợp Vụ Thi đua- khen thưởng, thư ký Hội đồng.
Đề xuất bổ sung 4 thành phần Hội đồng gồm:
- Vụ trưởng 1 đơn vị Khối THQCT và KSĐT, Ủy viên;
- Vụ (Viện) trưởng 1 đơn vị Khối THQCT và KSXX, Ủy viên;
- Vụ trưởng 1 đơn vị Khối Kiểm sát hoạt động tư pháp, Ủy viên;
- Thủ trưởng 1 đơn vị Khối tuyên truyền, Ủy viên.
3. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng VKSND cấp tỉnh gồm:
a. Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng;
b. Một Phó Viện trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng;
c. Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng, Ủy viên thường trực;
d. Chánh Văn phòng, uỷ viên;
đ. Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, uỷ viên;
e. Chánh Thanh tra, ủy viên;
g. Đại diện Thường vụ Đảng ủy cơ quan, ủy viên;
h. Đại diện BCH Công đoàn, ủy viên;
i. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), ủy viên;
k. Cán bộ chuyên trách Thi đua – Khen thưởng, thư ký Hội đồng.
Một số ủy viên khác do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh quyết định khi thấy cần thiết. Đối với các đơn vị cấp tỉnh không thành lập phòng Thanh tra và phòng Thi đua – Khen thưởng thì Phó Văn phòng phụ trách công tác thi đua là ủy viên thường trực, cán bộ phụ trách công tác thanh tra là ủy viên
4. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị trực thuộc VKSND tối cao gồm:
a. Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Hội đồng;
b. Một Phó thủ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng;
c. Chủ tịch Công đoàn, uỷ viên;
d. Đại diện Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở (đối với đơn vị có Đảng bộ cơ sở) hoặc Ban Chi uỷ, uỷ viên;
5. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hai Trường Kiểm sát gồm:
a. Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng;
b. Một Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng;
c. Chủ tịch Công đoàn nhà trường, uỷ viên.
d. Trưởng Phòng Đào tạo, uỷ viên;
e. Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính, uỷ viên;
g. Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, uỷ viên.
6. Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng. 
Viện trưởng và các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, Trưởng khoa, các Phó Trưởng khoa các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân tối cao chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý.
 
 
 
 
- Đối với HĐ TĐKT ngành: Dự kiến Phó Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Phó Chủ tịch thứ nhất; Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn cơ quan là Phó chủ tịch thứ hai.
- Đối với HĐ TĐKT cơ quan: dự kiến Phó Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy cơ quan là Chủ tịch Hội đồng, Phó Viện trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn cơ quan là Phó Chủ tịch Hội đồng;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đối với các đơn vị cấp tỉnh không thành lập phòng Thanh tra và phòng Thi đua – Khen thưởng thì Phó Văn phòng phụ trách công tác thi đua là ủy viên thường trực, cán bộ phụ trách công tác thanh tra là ủy viên
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng và nguyên tắc hoạt động
1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tham mưu cho Thủ trưởng phát động phong trào thi đua trong ngành, trong đơn vị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Tổ chức, theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; xét duyệt, xác nhận và tổ chức phổ biến những sáng kiến, những cải tiến công tác nghiệp vụ trong Ngành và trong đơn vị.
- Nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định về thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát, bảo đảm đúng Luật Thi đua – Khen thưởng và các văn bản hiện hành về thi đua, khen thưởng của Nhà nước.
- Đề nghị Viện trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành KSND đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Cờ Thi đua của Chính phủ; trình Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” và Huân chương, Huy chương các loại.
2. Nguyên tắc hoạt động
Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và biểu quyết theo đa số. Trường hợp số biểu quyết ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định.
Khoản 3 Điều 28 NĐ 65:
3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và nguyên tắc hoạt động (sửa đổi, bổ sung)
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp:
a. Tham mưu cho Viện trưởng hoặc Thủ trưởng phát động phong trào thi đua trong Ngành, trong đơn vị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn;
b. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c. Tham mưu cho Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d. Đề nghị Viện trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng.
 2. Nguyên tắc hoạt động:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và biểu quyết theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là quyết định.
 
Chương 6
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
 
Chương VI
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
 
Điều 32. Nguồn quỹ thi đua, khen thưởng
Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước với mức tối đa bằng 15% tổng quỹ tiền lương theo ngạch bậc của tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của Ngành Kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao khuyến khích những tập thể, cá nhân trong và ngoài Ngành hỗ trợ, đóng góp bổ sung vào quỹ thi đua, khen thưởng của ngành.
 
Điều 67 NĐ 42:
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 32. Nguồn quỹ thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch bậc của tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm của ngành Kiểm sát.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao khuyến khích những tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành Kiểm sát hỗ trợ, đóng góp bổ sung vào quỹ thi đua, khen thưởng của Ngành.
 
 
Điều 33. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quản lý, phân bổ quỹ thi đua, khen thưởng
Hàng năm, Vụ Kế hoạch – Tài chính báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao quyết định việc phân bổ quỹ thi đua khen thưởng cho các đơn vị trong toàn ngành theo đúng quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng, Nghị định 121/2005/NĐ - CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ và Thông tư số 73/2006/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Thủ trưởng cấp nào ra quyết định khen thưởng thì có trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng từ cấp đó.
Những tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định khen thưởng thì VKSND tối cao chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng của Văn phòng VKSNDTC.
Quỹ thi đua, khen thưởng phải được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch; hàng năm phải báo cáo quyết toán tình hình sử dụng theo quy định hiện hành.
2. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
- Chi tiền hợp đồng sản xuất cuống Kỷ niệm chương Bảo vệ pháp chế;
- Chi tiền in các loại phôi giấy chứng nhận, Bằng khen, Giấy khen;
- Chi tiền thêu cờ Thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Chi mua các loại khung Bằng khen, Giấy khen;
- Chi thưởng bằng tiền mặt cho các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trong Ngành KSND.
- Chi thưởng bằng tiền mặt cho các tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát được Viện trưởng VKSND Tối cao khen thưởng và các tập thể, cá nhân trong ngành KSND được ngành khác khen, tặng…
3. Mức chi thưởng
Mức tiền chi thưởng cho các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
 
 
 
 
- Điều 69 NĐ 42:
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.
Các tập thể, cá nhân thuộc Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, địa phương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngân sách nhà nước của cấp mình và hạch toán chi thành mục riêng.
 
- Điều 68 NĐ 42:
1.Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để:
a) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;
b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;
c) ...;
d) Trích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua.
 
 
Điều 33. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổng dự toán quỹ thi đua, khen thưởng của toàn Ngành trên cơ sở dự toán của các đơn vị trong toàn ngành theo đúng quy định của Luật Thi đua,khen thưởng, Nghị định 42/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, theo dõi việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng của toàn Ngành;
3. Thủ trưởng cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó có trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.
Những tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì Viện kiểm sát nhân tối cao chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng của Viện kiểm sát nhân tối cao và hạch toán chi thành mục riêng.
4. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng:
a. Quỹ thi đua, khen thưởng phải được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch; hàng năm phải báo cáo quyết toán tình hình sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
b. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để:
- Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua; mức chi không quá 20% tổng quỹ thi đua, khen thưởng của mỗi cấp;
- Chi tiền hợp đồng sản xuất cuống Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Kiểm sát” và Huy hiệu “Bảo vệ pháp luật”;
- Chi in các loại phôi giấy chứng nhận, Bằng khen, Giấy khen;
- Chi tiền thêu Cờ thi đua của ngành Kiểm sát;
- Chi mua các loại khung Bằng khen, Giấy khen;
- Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trong ngành Kiểm sát;
- Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các tập thể, cá nhân ngoài ngành Kiểm sát được Viện trưởng Viện kiểm sát nhântối cao khen thưởng và các tập thể, cá nhân trong ngành Kiểm sát được ngành khác khen, tặng…
 
 
 
 
 
 
 
 
Bổ sung Khoản 2 cho phù hợp với NĐ 42 và Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Thi đua – Khen thưởng
 
 
Khoản 2 Điều 68, Điều 70, 71, 72, 73, 75 và 76 NĐ 42
Điều 33a. Nguyên tắc chi thưởng và mức chi thưởng (mới)
1. Nguyên tắc chi thưởng:
Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua kèm theo khung bằng còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương theo nguyên tắc:
a. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;
b. Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;
c. Trong cùng một thời điểm, cùng một đối tượng khen thưởng nếu đạt được các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác nhau, thì được nhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mỗi danh hiệu và hình thức khen thưởng có mức thưởng cao nhất;
d. Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, các danh hiệu đó có thời gian để đạt được thành tích khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu.
2. Mức tiền chi thưởng cho các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các Điều 71, 72, 73, 75 và 76 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
 
Được tách ra từ Khoản 3 Điều 33 Quy chế 307 và bổ sung quy định mới của NĐ 42
Điều 34. Quyền lợi, nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được khen thưởng
Các tập thể và cá nhân được khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định 121/2005/NĐ- CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ; có quyền lưu giữ, trưng bày các biểu tượng thi đua, khen thưởng; là căn cứ để xét nâng hạng các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua đối với tập thể; là căn cứ để xem xét, nâng bậc lương theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân.
Các tập thể, cá nhân được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng. Không cho mượn các hiện vật thi đua, khen thưởng, không dùng hiện vật thi đua, khen thưởng vào các mục đích khác.
 
Điều 77 NĐ 42
Điều 34. Quyền lợi, nghĩa vụ của tập thể, cá nhân được khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Tập thể và cá nhân được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định số 42/2010/NĐ- CP ngày 15 tháng 4 năm 2010, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ có quyền lưu giữ, trưng bày các biểu tượng thi đua, khen thưởng;
Các hình thức khen thưởng đã được trao tặng là căn cứ để xét nâng hạng các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân;
Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, được tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, ''Giải thưởng Hồ Chí Minh'', ''Giải thưởng Nhà nước'', ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 được ưu tiên xét lên lương sớm trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2. Tập thể, cá nhân được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng. Không cho mượn các hiện vật thi đua, khen thưởng, không dùng hiện vật thi đua, khen thưởng vào các mục đích khác.
 
Chương 7
KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
 
Chương VII
KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
 
Điều 35. Kiểm tra công tác Thi đua, khen thưởng
1. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xác minh công tác thi đua, khen thưởng và thành tích đề nghị khen thưởng tại các đơn vị trong phạm vi toàn Ngành trước, trong và sau khi xét khen thưởng.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xác minh về công tác thi đua và thành tích đề nghị khen thưởng thuộc đơn vị do mình quản lý.
 
Điều 35. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua – Khen thưởng) có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xác minh công tác thi đua, khen thưởng và thành tích đề nghị khen thưởng tại các đơn vị trong phạm vi toàn Ngành trước, trong và sau khi xét khen thưởng.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xác minh về công tác thi đua và thành tích đề nghị khen thưởng thuộc đơn vị do mình quản lý.
 
Điều 36. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thi đua, Khen thưởng
Cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt về thi đua, khen thưởng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
 
 
Điều 98 Luật TĐKT và Điều 82, 83 NĐ 42
 
Điều 36. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo về:
 a. Nhận xét sai sự thật của cấp có thẩm quyền đối với thành tích và khuyết điểm của mình trong hồ sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng;
b. Cá nhân, cấp có thẩm quyền thực hiện không đúng thủ tục, quy trình trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
2. Cá nhân có quyền tố cáo cấp có thẩm quyền về:
a. Hành vi vi phạm Điều 14 Luật Thi đua, khen thưởng;
b. Quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể không đúng tiêu chuẩn, không đúng quy định của pháp luật;
c. Hành vi trù dập cá nhân của cấp có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt về thi đua, khen thưởng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
 
 
 
Điều 84 NĐ 42
Điều 36a. Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu (mới)
1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu: “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” mà vi phạm pháp luật, bị toà án xét xử bằng hình thức từ phạt tù nhưng cho hưởng án treo trở lên và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì bị tước danh hiệu.
2. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát (Vụ Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm làm các thủ tục giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát xem xét, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ra quyết định tước danh hiệu nói trên.
Hồ sơ đề nghị tước danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
a. Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Thủ tướng Chính phủ;
b. Báo cáo tóm tắt nội dung vi phạm pháp luật và bản án hoặc quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp bị xét xử oan, sai được cơ quan có thẩm quyền minh oan, sửa sai thì cá nhân được phục hồi và trao lại danh hiệu đã bị tước.
Hồ sơ đề nghị phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
a. Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Thủ tướng Chính phủ;
b. Báo cáo tóm tắt nội dung thuyết minh, giải trình và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
 
Điều 37. Xử lý vi phạm
1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng, bị thu hồi tiền và hiện vật khen thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về tài sản, còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng trái pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu gây thiệt hại về tài sản, phải bồi thương theo quy định của pháp luật.
 
Điều 96 Luật TĐKT
Điều 37. Xử lý vi phạm (giữ nguyên)
1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng, bị thu hồi tiền và hiện vật khen thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về tài sản, còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng trái pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu gây thiệt hại về tài sản, phải bồi thương theo quy định của pháp luật.
 
Chương 8
QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
 
Chương VIII
QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
 
Điều 38. Lưu trữ hồ sơ
1. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành giao Phòng Thi đua- Khen thưởng quản lý hồ sơ các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên và toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của Ngành theo quy định.
Hàng năm, Phòng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm củng cố hồ sơ khen thưởng, làm thủ tục lưu trữ theo quy định hiện hành.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố
Tổ chức lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình (từng năm) theo quy định.
 
Điều 38. Lưu trữ hồ sơ (sửa đổi)
1. Vụ Thi đua- Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm quản lý hồ sơ các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trở lên và toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của Ngành theo quy định; hằng năm củng cố hồ sơ khen thưởng, làm thủ tục lưu trữ theo quy định hiện hành.
2. Đơn vị chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình (hằng năm) theo quy định.
 
Chương 9
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Chương IX
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
 
Điều 39. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
1. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Có Phòng Thi đua – Khen thưởng chuyên trách với biên chế từ 5 đến 7 cán bộ có trình độ nghiệp vụ kiểm sát và trình độ công nghệ thông tin, giúp Hội đồng Thi đua ngành và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng và các Nghị định của Chính phủ về thi đua, khen thưởng và theo quy định của Quy chế này.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mỗi đơn vị bố trí một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có trình độ nghiệp vụ kiểm sát và công nghệ thông tin làm công tác thi đua, khen thưởng.
 
 
Điều 39. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng (sửa đổi, bổ sung)
1. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Vụ Thi đua – Khen thưởng với biên chế theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có trình độ nghiệp vụ kiểm sát, nắm vững quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và trình độ công nghệ thông tin, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua,khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng và theo quy định của Quy chế này.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Có Phòng Thi đua – Khen thưởng với biên chế theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, có trình độ nghiệp vụ kiểm sát, nắm vững quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và trình độ công nghệ thông tin, giúp Hội đồng Thi đua, khen thưởng và lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương thực hiện chức năng quản lý công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và theo quy định của Quy chế này.
Đối với các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thành lập phòng Thi đua – Khen thưởng thì bố trí bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng trực thuộc Văn phòng, do một Phó Chánh Văn phòng phụ trách.
3. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bố trí một cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.
 
Điều 40. Công tác báo cáo về thi đua, khen thưởng
Sau mỗi đợt sơ kết hoặc tổng kết phong trào thi đua, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành (Phòng Thi đua) để tập hợp, báo cáo chung.
Viện kiểm sát cấp nào phát động thi đua thì tiến hành sơ kết, tổng kết, khen thưởng để rút kinh nghiệm và gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành để nắm tình hình và nhân rộng phong trào thi đua toàn ngành.
 
 
Điều 40. Báo cáo về thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
1. Sau mỗi đợt sơ kết hoặc tổng kết phong trào thi đua, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo công tác thi đua, khen thưởng của địa phương, đơn vị mình gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát(Vụ Thi đua - Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp nào phát động thi đua thì tiến hành sơ kết, tổng kết, khen thưởng để rút kinh nghiệm và gửi báo cáo về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trên để tổng hợp tình hình và nhân rộng các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
 
Chương 10
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 41. Hướng dẫn thực hiện Quy chế
1. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai việc thực hiện Quy chế này tại các đơn vị trong toàn ngành.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao
Viện trưởng VKS cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKS tối cao tổ chức triển khai thực hiện Quy chế và cụ thể hoá các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của đơn vị mình; xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể để việc đánh giá, bình xét, đề nghị khen thưởng trong năm được khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
 
Điều 41. Hướng dẫn thực hiện Quy chế (sửa đổi)
1. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát(Vụ Thi đua - Khen thưởng) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế này tại các đơn vị trong toàn Ngành.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức triển khai thực hiện Quy chế và xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể để việc đánh giá, bình xét, đề nghị khen thưởng trong năm được khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
 
 
Điều 43. Sửa đổi, bổ sung Quy chế Thi đua – Khen thưởng
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Thi đua- Khen thưởng theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân.
 
Điều 43. Sửa đổi, bổ sung Quy chế (sửa đổi)
 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Thi đua - Khen thưởng theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng ngành Kiểm sát.
 
 
 
 
Điều 44. Hiệu lực thi hành (mới)
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát được ban hành theo Quyết định số 307/QĐ-VKSTC ngày 03/7/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao./. 
 
 
TÌM KIẾM