CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Tài liệu bổ sung tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013
 
 Ngày 27/3/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 4) đã xây dựng bản tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Trang thông tin điện tử VKSND tối cao đăng để các đơn vị trong Ngành nghiên cứu, tham khảo và tham luận tại hội nghị. 
 
 
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 
Số: 882 /VKSTC-V4
V/v gửi bổ sung tài liệu tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự năm 2013
 
               Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2013
 
 
 
           
            Kính gửi: - Đ/c Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
                       - Đ/c Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Thủ trưởng các đơn vị: Vụ 1, Vụ 1A, Vụ 1B, Vụ  1C, Vụ 2, Vụ 7, Cục 6, Thanh tra VKSND tối cao, Viện khoa học kiểm sát, Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Văn phòng VKSND tối cao, Trang thông tin điện tử, Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội và Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện Kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 4) đã phối hợp, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các địa phương tổng hợp những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Đây là một nội dung trong tài liệu Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013.
 Những vướng mắc sẽ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 4) tập hợp nghiên cứu, giải đáp tại Hội nghị trực tuyến và tổng hợp, trả lời bằng văn bản.
 Trên đây là bản tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Xin gửi tới các đồng chí để nghiên cứu, tham khảo và tham luận tại Hội nghị./. 
 

 
 Nơi nhận:
- Như trên (để nghiên cứu);                                                                          
- Đ/c Nguyễn Hải Phong, PVT VKSTC (để b/c);
- Lãnh đạo + CB Vụ 4;
- Lư­u VT, V4. 
 
TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
 
 
( Đã ký)
 
 
Vũ Huy Thuận
 
 
TỔNG HỢP NHỮNG VƯỚNG MẮC, TỒN TẠI
 
(56 VKS tỉnh, thành phố báo cáo về những vướng mắc, tồn tại phục vụ Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013)
 
A. TỒN TẠI, KHÓ KHĂN:
- Cán bộ kiểm sát chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, còn kiêm nhiệm, nhất là kiêm nhiệm nghiệp vụ kế toán; chế độ, phương tiện điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (Đồng Nai, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bắc Kạn, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh);
- Nhiều quy định trong Luật THAHS chưa có hướng dẫn, như: giảm án, tạm đình chỉ… (Sóc Trăng, Ninh Bình).
- Hoãn thi hành án trong trường hợp phụ nữ có thai nuôi con nhỏ: lợi dụng hoãn nhiều lần, kéo dài, không gửi con được cho ai; hoặc khi con đủ 36 tháng tuổi, hết thời hạn hoãn nhưng bản thân là lao động duy nhất trong gia đình phải nuôi con nhỏ; công tác thi hành án gặp khó khăn cần có biện pháp xử lý (Cần Thơ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu)
- Thi hành án tử hình, quản lý đối tượng kết án tử hình (Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bình Thuận, Điện Biên, Long An, Ninh Bình, Sóc Trăng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Quảng Nam, Phú Thọ, Gia Lai, Đà Nẵng, Kiên Giang, Tiền Giang, Hòa Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lào Cai, Sơn La, Quảng Ninh)
- Nhà tạm giữ có dưới 30 người bị giam giữ, không được để PN ở lại phục vụ (Trà Vinh).
- Cơ sở vật chất nhà tạm tạm giữ, trại tạm giam chật hẹp, xuống cấp ảnh hưởng đến việc phân loại giam giữ, tổ chức bán hàng căng tin, khám chữa bệnh, chưa có cán bộ y tế, cán bộ quản giáo nữ, không có buồng kỷ luật; trại giam quá tải, việc thực hiện chế độ học văn hóa, học nghề cho PN khó khăn (Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Định, Vĩnh Long, Yên Bái, Bạc Liêu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Điện Biên, Long An, Bình Dương, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hậu Giang, Bắc Kạn, Gia Lai, Thanh Hóa, Cà Mau, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Quảng Trị, Hà Giang)
- Hệ thống sổ sách thi hành án hình sự của UBND cấp xã chưa có; Trách nhiệm trong việc thi hành án, việc triển khai thi hành Luật THAHS đến UBND cấp xã chưa tốt…; việc bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm sỏt thi hành án hình sự còn nhiều khó khăn (Khánh Hòa, Đắc Lắc, Quảng Bình, Bắc Ninh, Đắc Nông).
- Chưa có chế tài áp dụng đối với UBND cấp xã khi không trả lời hoặc không thực hiện kiến, kháng nghị của Viện kiểm sát (Vĩnh Long).
- Nhiều quy định của Luật THAHS chưa có hướng dẫn (Hậu Giang, Thanh Hóa, Tiền Giang, Hà Giang…). Văn bản hướng dẫn của Tổng cục VIII về giảm án còn nhiều bất cập (Bến Tre).
            - Quá hạn tạm giam, việc chậm chuyển hồ sơ hoặc Tòa án cấp sơ thẩm chậm thụ lý, xét xử những vụ án bị hủy còn xảy ra nhiều (Đắc Nông, Thừa Thiên Huế);
          - Tòa án nhận được thông báo PN chết nhưng không ra QĐ đình chỉ thi hành án (Bến Tre).
            B. VƯỚNG MẮC:
            I. Trong việc tạm giữ, tạm giam:
            1- Bắt đối tượng ma túy, cần phải giám định để xử lý, trong thời gian chờ kết quả giám định đối tượng bị chết hoặc bỏ trốn thì trách nhiệm pháp lý giải quyết thế nào? (Yên Bái).
          2- Thời hạn tạm giữ tính từ khi nào: lập biên bản bắt, lập xong biên bản bắt, sau khi lập xong biên bản bắt vài giờ hay khi đưa vào nhà tạm giữ (Vĩnh Phúc).
          3- VKS yêu cầu thực hiện đúng chế độ mặc, nhưng CQĐT không chấp nhận, và đề nghị cho người tạm giữ, tạm giam mặc quần đùi để phòng tránh người bị tạm giữ, tạm giam tự sát (Yên Bái).
          4- Trường hợp bắt về hành vi chiếm đoạt dưới 2.000.000đ, cần có thời gian xác minh, trong thời gian xác minh có được tạm giữ hình sự không? (Hà Nội).
          5- Trường hợp bắt giữ hình sự sau không khởi tố do theo yêu cầu của bị hại có được tính vào tỷ lệ bắt giữ hình sự không? Có được trừ tỷ lệ này không? (Hà Nội).
          6- Nghị định 89/1998/NĐ-CP không quy định rõ Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam được áp dụng hình thức kỷ luật nào đối với hành vi vi phạm kỷ luật nào nên rất khó khăn cho công tác kiểm sát (Tây Ninh).
          7- Chưa quy định rõ và chưa thống nhất việc xử lý người bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ (trong trường hợp đóbị khởi tố bị can không cần thiết chuyển tạm giam) thì phải tiếp tục thực hiện quyết định tố tụng nào. Thực tế có nơi vẫn ra “quyết định trả tự do”, có nơi chỉ ra quyết định “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Vậy, phải áp dụng quyết định tố tụng nào?(Nghệ An).
          8- Cần quy định cụ thể số lượng quà hoặc mức tiền người bị tạm giữ, tạm giam được nhận theo quy định tại Điều 26 Nghị định 09/2011/NĐ-CP và việc quy định này được hiểu là lượng quà nhận trong 3 lần không vượt quá tiêu chuẩn ăn 1 tháng hay lượng quà 1 lần gửi không quá 3 lần tiêu chuẩn ăn trong tháng… (Lâm Đồng, Bắc Kạn, Lào Cai): Không quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
9. Khó xác định được vi phạm trong việc thực hiện chế độ cấp phát đối với người bị tạm giữ, tạm giam do thời gian tạm giữ, tạm giam ngắn; quy định thời điểm cấp phát đồ dùng sinh hoạt chưa cụ thể, khi có Lệnh hay khi bị giam giữ đủ thời gian cần thiết để được cấp (Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Kạn); Chế độ ăn ngày Lễ, Tết ở Nhà tạm giữ có nơi gấp 3 lần, có nơi 3 lần, 4 lần; có nơi chỉ hơn chế độ ăn ngày thường một chút, do vậy cần quy định rõ (Vĩnh Phúc, Bắc Kạn); Việc tính tiêu chuẩn đường vào trong tổng giá trị tiêu chuẩn ăn của tháng rồi chia bình quân số tiền ăn của 1 ngày, không cấp phát trực tiếp mà mua đường sử dụng trong nấu ăn cho người bị tạm giữ, tạm giam là đúng hay sai? (Quảng Ninh).
10. Chế độ cấp phát khăn mặt cho người tạm giữ, tạm giam chưa đúng do Công an tỉnh chỉ cấp về theo định lượng 6 tháng/01 chiếc (Thừa Thiên Huế): VKS phải kháng nghị yêu cầu thực hiện đúng quy định; đồng thời kiến nghị CA tỉnh cấp đầy đủ.
          11. Việc Hội đồng xét xử sơ thẩm QĐ tạm giam theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, trả tự do khi hết thời hạn tạm giam; đó có công văn gửi VKSND tối cao năm 2012 nhưng chưa có kết quả giải quyết (Lạng Sơn) và chỉ quy định Trại tạm giam trả tự do khi hết lệnh giam là chưa đầy đủ vì có trường hợp bị giam tại Nhà tạm giữ (Đắc Lắc). 
          12. Việc gửi người bị tạm giam đó kết thúc điều tra hoặc đó xét xử từ Nhà tạm giữ về Trại tạm giam (Gia Lai).
          13. Lệnh tạm giam theo Điều 177 BLTTHS: “giam cho đến khi kết thúc phiên tòa” có vi phạm Điều 176 BLTTHS không; khi việc xét xử bị hoãn thì thời hạn tạm giam thường kéo dài, vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử? (Thừa Thiên Huế, Gia Lai).
          14. Kiểm sát việc tạm giữ ở đồn biên phòng chỉ căn cứ vào BLTTHS. Chưa có Thông tư liên ngành giữa VKSND tối cao và Bộ quốc phòng hướng dẫn nên công tác kiểm sát gặp khó khăn, mặt khác các đồn biên phòng không có buồng tạm giữ (Quảng Bình).
15. Việc đưa người tạm giam (đó có QĐTHA) ra phục vụ do chậm có quyết định phạm nhân để lại phục vụ Nhà tạm giữ và tỷ lệ PN để lại phục vụ Nhà tạm giữ không phù hợp với thực tế (Lâm Đồng).
16. Việc xác định tỷ lệ % số phạm nhân để lại Trại tạm giam theo Điều 171 Luật THAHS được tính thế nào, tính trên tổng số người bị tạm giữ, tạm giam của Trại tạm giam và Nhà tạm giữ hay chỉ ở Trại tạm giam (Lào Cai).
17. Số PN để lại Trại tạm giam không phải làm thủ tục đi chấp hành án của Tổng cục VIII do thời gian chấp hành án còn lại ngắn, ngoài việc sử dụng: phục vụ nấu ăn, đưa cơm, vận chuyển đố tiếp tế, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng.v.v. theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 89/1998/NĐ-CP có thể sử dụng vào việc khác như may bóng, dệt chiếu được không? Nếu không sử dụng vào lao động khác rất lãng phí. (Đồng Tháp)
            II. Ra QĐ thi hành án và tổ chức thi hành án:
            1. Ủy thác thi hành ỏn:  
- Luật THAHS không quy định việc gửi hồ sơ ủy thác cho cơ quan tiếp nhận và hồ sơ ủy thác gồm những tài liệu gì nên đã ảnh hưởng đến việc thi hành án (Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang).
- Nơi nhận ủy thác không xác định được địa chỉ của người bị kết án thỡ cú tiếp tục xác minh nữa không? Nếu phải xác minh cơ quan nào xác minh; biện pháp giải quyết tiếp theo? (Lào Cai).
2. Áp giải thi hành ỏn:
 + Việc áp giải người kết án phạt tù đang tại ngoại theo khoản 4 Điều 22 Luật THAHS, khi áp giải một số bị án trình bày chưa nhận được QĐTHA phạt tù do gửi qua đường bưu điện (Cần Thơ).
+ Tòa án yêu cầu áp giải hay việc áp giải là của CQTHAHS. Vụ 4 đó có Công văn hướng dẫn VKS các tỉnh, TP thực hiện (số 223/VKSTC-V4 ngày 22/01/2013) nhưng quan điểm giữa Tòa án và VKS là khác nhau (Bình Phước); trong thời gian bao lâu CQTHAHS phải thực hiện áp giải? (Gia Lai).
+ Việc áp giải bị án đang tại ngoại không tự nguyện chấp hành án chưa quy định giao cho ai, cơ quan nào ra QĐ áp giải? (Nghệ An).
+ Cơ chế phối hợp giữa Tòa án và Công an trong việc áp giải chưa có (Bắc Giang).
3. Trại tạm giam tỉnh tiếp nhận đối tượng tự nguyện đến chấp hành án không thông báo cho Tòa án, CQTHAHS cấp huyện biết (Bắc Ninh).
4. Luật THAHS không quy định trách nhiệm gửi thông báo đó tiếp nhận người chấp hành án phạt tù của Trại giam hoặc CQTHAHS cấp huyện cho VKS địa phương biết nên khó khăn trong công tác kiểm sát để yêu cầu áp giải hoặc truy nã….(Hòa Bình).
5. Đối với hình phạt tiền: Luật THAHS không quy định việc ra QĐTHA đối với trường hợp hình phạt tiền là hình phạt chính (Tây Ninh); Tòa án đó ra QĐTHA thì Cơ quan thi hành án hình sự có ra QĐTHA nữa không? (Hòa Bình).
6. Tòa án không ra QĐTHA phạt tù trong trường hợp thời hạn phạt tù bằng thời hạn tạm giam có đúng không? Khi về địa phương căn cứ vào văn bản nào để chứng minh bị cáo đó chấp hành án xong? (Gia Lai); Trường hợp bị án bị bắt tại thời điểm phải thi hành án, nếu không ra QĐTHA thì không đúng mà ra QĐTHA thì không thể tiến hành các thủ tục về thi hành án (Quảng Trị).
7. Khoản 1 Điều 21 Luật THAHS không quy định QĐTHA phải ghi họ, tên mẹ của người bị kết án, có quy định về việc ghi thời hạn chấp hành án phạt tù nhưng Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP lại quy định ngược lại. Nên khó khăn cho việc chuyển trại để thi hành án nếu QĐTHA ghi sai họ, tên mẹ người bị kết án; VKSND phát hiện không có căn cứ kháng nghị chỉ yêu cầu đính chính trong trường hợp không ghi họ tên mẹ của người chấp hành án phạt tù, trường hợp QĐTHA không ghi thời hạn tù tính từ ngày nào (bản án có) thì xử lý thế nào (Thừa Thiên Huế, Cần Thơ).
8. Việc gửi QĐTHA nhưng không gửi kèm theo biên bản tống đạt nên khó xác định thời gian tự nguyện chấp hành án và chưa có quy định việc CQTHAHS thông báo việc bị án đến chấp hành án, cần hướng dẫn (Đồng Tháp).
9. Luật THAHS không quy định việc gửi QĐ tạm đình chỉ cho CQTHAHS cấp tỉnh và QĐ hoãn, QĐ TĐC cho UBND cấp xã nơi bị án về cư trú nên không quản lý, báo cáo được (Tuyên Quang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Quảng Nam, Phú Thọ, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Bình, Đắc Nông, Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh).
10. Luật THAHS không quy định cơ quan nào có trách nhiệm tống đạt QĐTHA phạt tù cho bị án tại ngoại (Phú Yên).
11. Luật THAHS không quy định việc ra QĐ thi hành hình phạt bổ sung nên khó cho việc kiểm sát hình phạt bổ sung, có ra QĐ thi hành hình phạt bổ sung không, nếu có thì cơ quan nào ra QĐ? Tòa án ghi hình phạt bổ sung vào QĐTHA phạt tù có đúng không vì mẫu không có? (Đắc Lắc, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hòa Bình).
12. Luật THAHS không quy định việc Tòa án phải gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho VKS nên kiểm sát việc ra QĐTHA gặp khó khăn? (Hà Nội, Kiên Giang, Tiền Giang):
13. Khoản 7 Điều 257 BLTTHS không quy định việc CQTHAHS phải thông báo kết qủa thi hành án cho VKS nên công tác kiểm sát gặp khó khăn (Bắc Kạn).
14. Bị án chết trước khi bản án có hiệu lực pháp luật, trước khi ra QĐ đình chỉ THA có phải ra QĐTHA không? Người đang thi hành án treo, CTKGG… chết có ra QĐ đình chỉ thi hành án không? (Đồng Tháp).
15. Vấn đề truy nã đối với người bị kết án tù tại ngoại bỏ trốn theo Thông tư số 13/2012/TTLT không quy định thời hạn Tòa án đề nghị truy nã, thời hạn CQTHAHS cấp tỉnh ra QĐ truy nã và cấp nào có thẩm quyền kiểm sát? Tòa án không có văn bản yêu cầu truy nã, VKS có được kháng nghị, kiến nghị không? (Bạc Liêu).
16. Bị án tại ngoại, hoãn, TĐC mắc bệnh tâm thần giải quyết thế nào, có bắt buộc chữa bệnh được không? (Hà Nội).
17. Việc 01 bị án phải thi hành song song 2 QĐTHA là phạt tù và án treo thì thực hiện thế nào? (Bắc Kạn).
18. Người bị kết án tù “Chung thân” bỏ trốn, sau 15 năm mới bắt lại được (bắt truy nã); Lúc đó mới phát hiện được QĐTHA căn cứ vào bản án phúc thẩm là sai, mà phải căn cứ vào bản án sơ thẩm. Trường hợp này có kháng, kiến nghị hủy QĐTHA đó không? (Lào Cai).
 
III. Thi hành án phạt tù:
1. Người bị kết án phạt tù đó có QĐTHA trong thời gian chờ chuyển trại hoặc do thời gian chấp hành án còn lại ngắn nên không đề nghị TCVIII chuyển trại thì thực hiện chế độ của PN hay chế độ người bị tạm giam. (Bến Tre)
2. Kiểm sát việc sử dụng kết quả lao động của PN tại P.trại QLPN trại tạm giam 26% còn lúng túng (Lâm Đồng); Bán hàng căng tin có giá cao hơn giá thị trường là 10% có đúng không? (Bình Phước)
3. Việc phân loại PN ở trại tạm giam theo Thông tư số 37/2011/TT-BCA là không phù hợp (Bạc Liêu).
4. Việc trích xuất PN để điều tra về tội khác thì việc ra Lệnh bắt bị can để tạm giam khi nào; trước hay sau khi nhận trích xuất ? Có phải ra Lệnh tạm giam không? Các thủ tục tố tụng có hiệu lực pháp lý thế nào? (Phú Thọ, Thừa Thiên Huế).
          5. Việc tổng hợp hình phạt tự:
- Đối với người phạm tội vị thành niên theo Điều 50 BLHS khi tổng hợp mức án tối đa 30 năm hay 18 năm tù? (Bình Dương ).
- Người bị xử án treo, trong thời gian thử thách bị kết án phạt tù về tội trước đó có áp dụng quy định mục 2 Nghị quyết số 01/1990 và điểm a mục 6 Thông tư liên tịch số 02/1991 để tổng hợp hình phạt không? (Quảng Nam).
6.      Việc hoãn và TĐC
- Thủ tục xét hoãn chưa cụ thể, thời gian chờ kết quả giám định, xác minh kéo dài dẫn đến việc giải quyết kéo dài (Thanh Hóa).
- Trường hợp hoãn với lý do là lao động duy nhất trong gia đình, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó hết thời hạn hoãn 01 năm nhưng con của bị án cũn nhỏ, mẹ già yếu chưa thể tự nuôi bản thân, hoàn cảnh gia đình vẫn đặc biệt khó khăn nếu đưa đi chấp hành gia đình gặp nhiều khó khăn, có được tiếp tục hoãn không? Nếu thời hạn hoãn trên 1 năm có kháng nghị không? (Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đắc Nông, Cao Bằng).
- Trường hợp được hoãn như thế nào là “chặt chẽ” được quy định tại mục 7.2 Nghị quyết 01/2007NQ-/HĐTP, có chặt chẽ hơn quy định tại mục 7.1 không? (Cao Bằng).
- Điều kiện hoãn với lý do là lao động duy nhất trong gia đình theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP chưa rõ ràng, cụ thể (Bạc Liêu).
- Cần quy định cụ thể loại bệnh hiểm nghèo, ví dụ một số bệnh như hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP là chưa đầy đủ như bị tai nạn gẫy chân,.. (Hưng Yên, Đắc Lắc). Trường hợp giám định mặc dù không có bệnh được nêu trong NQ 01/2007, nhưng liệt kê nhiều bệnh và tỷ lệ mất sức khỏe trên 80% có bị coi là bệnh nặng để hoãn không? có kháng nghị không? (Hưng Yên, Đắc Lắc, Cao Bằng); Nhiều trường hợp thường xuyên đi bệnh viện huyện nhưng không thuộc bệnh nặng vẫn được hoãn thi hành án (Sơn La).
- Đơn, thủ tục, hồ sơ đề nghị và ra QĐ hoãn chưa chặt chẽ, không rõ trách nhiệm thuộc về cá nhân, cơ quan nào; đơn đề nghị có cần xác nhận không? Cơ quan nào xác nhận? (Lâm Đồng, Lào Cai).
- Hoón trong trường hợp bệnh nặng đến khi sức khỏe hồi phục, không xác định được khi nào sức khỏe hồi phục nên quy định thời hạn cụ thể, cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình trạng sức khỏe (Khánh Hòa, Hà Nam, Bắc Kạn).
- Hoãn trong trường hợp có thai, nuôi con nhỏ: thực tế người bị kết án phạt tù là nam giới được hoãn thi hành án do vợ bỏ nhà đi không rõ, t/hợp nhận con nuôi trước hay sau khi bị kết án thì được hoãn? (Quảng Ngãi).
- Trường hợp đang hoãn THA bị kết án về tội khác và được tổng hợp hình phạt tự thì có được tiếp tục hoãn không hay ra QĐ thi hành án? (Quảng Ngãi).
- Việc hoãn, TĐC trong trường hợp phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì hoãn, TĐC 1 lần khi con đủ 36 tháng tuổi hay nhiều lần cho đến khi con đủ 36 tháng (Tây Ninh).
- Kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh về trường hợp bệnh nặng để TĐC, hoãn là kết luận riêng hay kết luận trong bệnh án? (Long An, Khánh Hòa, Hà Nội, Đắc Lắc, Tây Ninh, Đà Nẵng, Đăk Nông, Hòa Bình, Quảng Trị).
- Người tạm đình chỉ cư trú tỉnh khác thì việc yêu cầu áp giải thuộc VKS, Tòa án tỉnh nào; thẩm quyền truy nó thuộc CQTHAHS tỉnh nào ? (Bình Dương).
- Trường hợp người được TĐC vì HIV/AIDS khi TĐC lần tiếp theo có cần phải có bệnh án, giám định cấp tỉnh không? Hay chỉ cần xác nhận của Trung tâm y tế huyện? (Phú Thọ, Thanh Hóa).
- Hướng dẫn quy định “Khó xác định tình trạng sức khỏe”; trường hợp hết thời hạn TĐC những bệnh nặng “liệt nửa người, không đi lại được” có cần phải giám định lại không? Trường hợp giám định sức khỏe người đang TĐC xác định sức khỏe chưa phục hồi thỡ giải quyết thế nào? (Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội).
- Khi hết thời hạn tạm đình chỉ thì VKS yêu cầu cơ quan nào xác minh (Bình Phước). CQTHAHS không thực hiện việc thông báo việc hết thời hạn TĐC (Bến Tre).
- Kiểm sát việc giao nhận người được tạm đình chỉ với Cơ quan thi hành án hình sự hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú khó, việc giao nhận này Trại giam và trại tạm giam khó thực hiện đối với trường hợp nơi cư trú ở xã (Lạng Sơn, Quảng Ninh).
- Việc tiếp tục thi hành án đối với trường hợp TĐC do VKS kháng nghị giám đốc thẩm, ra QĐTĐC sau đó rút kháng nghị thực hiện thế nào? Trường hợp này có được CQTHAHS thực hiện theo khoản 6 Điều 15 Luật THAHS không? Khi ban hành QĐ rút kháng nghị VKS có phải ban hành QĐ rút QĐ TĐC không? (Bắc Kạn);
- Quy chế kiểm sát và các văn bản hướng dẫn không quy định các cơ quan có thầm quyền lập hồ sơ đề nghị TĐC phải gửi hồ sơ cho VKS trước khi gửi Tòa án (Nghệ An).
- Luật THAHS và Quy chế kiểm sát không có hướng dẫn nào quy định TA ra QĐ đình chỉ thi hành ỏn gửi quyết định đình chỉ đối với trường hợp đang TĐC chết cho VKS nơi Tòa án ra QĐTĐC nên khó khăn cho công tác kiểm sát, theo dõi nơi PN được TĐC (Thừa Thiên Huế).
 - Việc quản lý đối tượng hoón, TĐC vắng mặt tại nơi cư trú, không xin phép UBND xã (không trốn) xử lý thế nào? (Phú Thọ).
6. Giảm án:
- Thủ tục giảm: thực tế, xảy ra nhiều trường hợp Giám thị Trại giam có đề nghị nhưng Tổng cục VIII- Bộ công an không duyệt đề nghị hoặc có đề nghị nhưng mức đề nghị cao hơn hoặc thấp hơn.Vậy, Hội đồng xét giảm án và VKS căn cứ đề nghị của cơ quan nào? Trường hợp Giám thị Trại giam đề nghị nhưng Tổng cục VIII- Bộ Công an cắt không đề nghị thì VKS có đưa ra Hội đồng để xem xét hay không? Việc cơ quan Trung ương lại đề nghị cơ quan cấp tỉnh quyết định xét giảm án là không phù hợp với nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước(Nghệ An).
           - Do không có quy định nào quy định Trại giam, trại tạm giamchuyển hồ sơ cho VKS để VKS kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị giảm chấp hành hình phạt tù. Thời gian nghiên cứu của VKS là bao nhiêu? Trong thực tế, Cơ quan Trại giam sau khi lập danh sách, báo cáo với Tổng cục VIII. Tổng cục VIII họp, thống nhất danh sách đề nghị, th́ lúc này Trại giam mới gửi cho VKS đồng thời gửi cho Tòa án cùng lúc. Nên, việc nghiên cứu hồ sơ của VKS thường bị động. Vì VKS có nghiên cứu hồ sơ, xếp loạicải tạo của người được xét giảm, còn Tòa thìkhông nghiên cứu, mà chỉ dựa vào kết quả xếp loại của Trại giam, Trai tạm giam để quyết định việc xét giảm.(Nghệ An, Hưng Yên, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu).
           -Về căn cứ xét giảm: Theo quy định của pháp luật th́ mỗi lần được giảm trong khoảng từ 3 tháng đến 3 năm và mỗi phạm nhân 1 năm được xét giảm 1 lần (trừ trường hợp đặc biệt). Tuy nhiên,pháp luật chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về mc giảm. Việc đánh giá xếp loại cải tạo chỉ có 2 loại được xét giảm là: tốt, khá. Trong khi mc giảm thông thường có đến hơn 20 mc giảm ( từ 3 tháng đến 3 năm, mỗi mc cách nhau một tháng). V́ vậy, việc xét giảm án phạt tù n bị ảnh hưởng chi phối theo ý thức chủ quan của từng cấp, từng ngành. Tính công bằng trong việc xét giảm giữa các phạm nhân trong cùng một Trại và giữa các Trại giam, Trại tạm giam không đồng đều.Trường hợp Hội đồng xét giảm của Tòa án xét giảm cho 1 phạm nhân nào đó quá cao, hoặc quá thấp nhưng VKS không có căn cứ rõ ràng để kháng nghị, kiến nghị (Nghệ An, Vĩnh Phúc, Cà Mau).
          - Trường hợp tù “Chung thân” theo BLHS năm 1985 chưa được xét giảm tiếp tục phạm tội theo BLHS năm 1999, tổng hợp hình phạt “Chung thân” xét giảm lần đầu xuống 20 năm hay 30 năm? (Hà Nam).
          - Trường hợp đủ điều kiện xét giảm nhưng không được đề nghị, không quy định cho VKS có quyền kháng nghị, kiến nghị yêu cầu bổ sung (Lâm Đồng, Tiền Giang).
          - Căn cứ để xét giảm giữa Trại tạm giam và Công an tỉnh không thống nhất đối với PN đủ điều kiện, nhưng còn nợ dân sự (Trà Vinh).
          - PN đó được Tòa án ra QĐ xét giảm nhưng trong thời gian chưa công bố QĐ thì vi phạm kỷ luật, xử lý thế nào?
          7. Việc xếp loại thi đua đối với PN theo Thông tư 40/2011 tại Điều 10 không công bằng giữa các PN; Quy định hướng dẫn về giảm án của Tổng cục VIII còn nhiều bất cập (Bến Tre).     
          8. Việc giải quyết án phạt tù dưới 5 năm từ năm 1996 trở về trước (Lạng Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu).
 9. Bình Thuận, Bình Định: hỏi những vụ cụ thể về thi hành án phạt tù (Trả lời bằng văn bản riêng).
10. Đặc xá:
          + Theo Luật đặc xá thì kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá của các Trại giam thuộc Bộ Công an do V4- VKSTC thực hiện, nên không thể kiểm sát hết được. Quy chế Công tác Kiểm sát có quy định, hướng dẫn VKSND cấp tỉnh thực hiện kiểm sát hồ sơ đề nghị đặc xá. Nhưng, hướng dẫn như thế nào, lúc nào th́ VKSND cấp tỉnh tiến hành kiểm sát? Do không có hướng dẫn của liên ngành, nên cơ quan Trại giam họ không gửi văn bản đề nghị đặc xá cho VKSND cấp tỉnh. VKSND cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ này, do VKSND tối cao ủy quyền thì phải đặt vấn đề với Trại giam để tiếp xúc hồ sơ, tài liệu của họ. Việc thực hiện nhiệm vụ mà phải quan hệ tốt mới vào được là khó khăn cho VKSND cấp tỉnh. Hơn nữa, cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể là khi phát hiện vi phạm trong công tác lập hồ sơ đề nghị đặc xá của cơ quan Trại giam t VKSND cấp tỉnh trực tiếp kiến nghị, kháng nghị với Trại giam hay phải tổng hợp báo cáo VKSND tối cao (Vụ 4) để xử lý? Kiểm sát hồ sơ đề nghị đặc xá của VKS tỉnh gặp khó khăn, cần hướng dẫn liên ngành về việc kiểm sát đặc xá từ lúc nào? Thực hiện kiểm sát đặc xá ra sao? (Gia Lai, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị).
          + Điều 14 Quy chế 35 không quy định VKSND cấp tỉnh được kiểm sát hồ sơ đề nghị đặc xá do Tòa án lập nên nhiều trường hợp hoãn đó được đặc xá mà VKS không biết? (Cao Bằng).
11. Thực hiện NQ số 33: Đơn vị đó có báo cáo số 161 ngày 14/9/2009 về 14 trường hợp trốn khỏi nơi giam, thời gian trốn đó lâu, xác minh không có mặt ở địa phương gửi Vụ 4 xin chủ trương giải quyết theo NQ 33 nhưng đến nay chưa có kết quả (Quảng Ninh).
 
          IV. Thi hành các loại án khác:
          1. Việc THA án treo, cải tạo không giam giữ: Đối với trường hợp Cơ quan thi hành án hình sự triệu tập không đến, đi làm ăn nơi khác hoặc cố tình trốn tránh trách nhiệm thi hành bản án nên Cơ quan thi hành án hình sự không tổ chức thi hành được QĐTHA và khi hết thời gian thử thách mà họ không phạm tội mới có cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt cho họ không? Chế tài đối với những trường hợp này; trường hợp chuyển cư trú huyện khác giải quyết thế nào? (Trà Vinh, Cà Mau, Yên Bái, Điện Biên, Long An, Lâm Đồng, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Kon Tum, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hậu Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị):
          2. Việc thi hành án treo, CTKGG đối với người có Quốc tịch nước ngoài thực hiện theo Điều 61, 62 Luật THAHS thế nào? (Tây Ninh): Hiện chưa có Thông tư hướng dẫn tương trợ tư pháp về vấn đề này. VKSND tối cao (Vụ 4) sẽ tổng hợp ý kiến để tham mưu xây dựng Thông tư hướng dẫn.
          3. Khoảng cách rút ngắn thời gian thử thách mỗi lần là bao lâu chưa được quy định (Long An).
            4. Việc phân công giám sát giáo dục người thi hành án treo của UBND xã tính từ ngày nào, từ ngày tuyên án hay khi CQTHAHS giao hồ sơ; Không quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa người được phân công giám sát giáo dục với UBND xã? (Khánh Hòa, Đà Nẵng); Việc phân công giám sát giao cho ai là đúng? trưởng thôn, trưởng ban MTTQ, có nơi giao cho Công an xã, phường (Lào Cai).
          5. Thủ tục thi hành hình phạt CTKGG đối với người đang cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm giáo dục-lao động xã hội thế nào? (Quảng Nam).
          6. Khó áp dụng Điều 31 BLHS về khấu trừ thu nhập (Quảng ngãi).
          7. Luật THAHS chưa quy định lúc nào thì CQTHAHS cấp huyện phải cấp GCNCHXHP là án treo (Đà Nẵng).
8. Việc cấp giấy chứng nhận đó chấp hành xong hình phạt là án treo do Tòa án quân sự xét xử và giao cho UBND xó nơi cư trú trước khi Luật THAHS có hiệu lực không xác định được Cơ quan nào có thẩm quyền cấp vì CQTHAHS không theo dõi, quản lý? (Quảng Ninh).
9. Thủ tục thông báo công khai bản án của UBND xã nơi người phải thi hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định thế nào? (Đồng Tháp)
10. Cần quy định việc CQTHAHS huyện phải thông báo cho VKS cùng cấp khi chuyển hồ sơ cho UBND cấp xó (Bắc Kạn).
11. Hướng dẫn việc xử phạt hành chính đối với người thi hành án treo, CTKGG chưa có (Đà Nẵng).
12. Hỡnh phạt cảnh cáo có phải ra QĐTHA không? (Đà Nẵng).
13. Các hình phạt bổ sung: Luật THAHS không quy định gửi hồ sơ tài liệu cho VKS để kiểm sát; cần có hướng dẫn cụ thể (Bắc Kạn).
14. Vấn đề tổng hợp hình phạt đều là án treo theo hướng dẫn tại Công văn số 492/VKSTC-V4 ngày 01/3/2012 nhưng Tòa án không thực hiện vì TANDTC kết luận là không tổng hợp trường hợp này? (Lào Cai).
15. Luật THAHS và Quy chế chưa hướng dẫn cụ thể việc kiểm sát cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát người thi hành án treo; chưa quy định thẩm quyền lập hồ sơ và đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan, tố chức (Đắc Nông):
16. Luật THAHS chưa quy định chặt chẽ điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” nên có những bị cáo khi được áp dụng BPNC này cố tình chây ỳ… (Quảng Bình).
            V. Công tác kiểm sát về các vấn đề khác:
            1. Kiểm sát trường giáo dưỡng chưa có hướng dẫn (Ninh Bình, Đà Nẵng).
          Theo Công văn số 905/VPCP ngày 25/6/2012 của Văn phòng Chính Phủ về việc Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính Phủ tiếp tục giao cho Bộ Công An quản lý các Trường giáo dưỡng. Theo quy định của pháp luật, hiện nay Trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý, nên việc kiểm sỏt Trường giáo dưỡng trong việc chấp hành pháp luật về thi hành biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên theo Bản án, QĐ của Tòa án thuộc thẩm quyền của VKSND tối cao. Vì Điều 141 Luật THAHS chưa giao thẩm quyền kiểm sát trực tiếp đối tượng này cho VKS cấp tỉnh. Việc kiểm sát thủ tục đưa vào Trường giáo dưỡng, như: việc gửi Bản án, QĐ áp dụng biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng của Tòa án thuộc VKS cùng cấp nơi Tòa án ra Bản án, QĐ. Còn kiểm sát các thủ tục tiếp theo để đưa người có QĐ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, như: báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, lập hồ sơ, bàn giao người chưa thành niên vào Trường giáo dưỡng, hoãn … thuộc thẩm quyền VKS cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
2. Xung đột pháp Luật:
- Xung đột giữa BLHS, BLTTHS và Luật THAHS về thi hành án treo, CTKGG, việc truy nó người bị kết án phạt tù tại ngoại bỏ trốn (Điện Biên, Khánh Hòa, Hà Nam); xung đột giữa Luật THAHS và Thông tư 13/2012/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012 về vấn đề ra QĐ tiếp tục thi hành án, thẩm quyền và thủ tục truy nã, khen thưởng PN.(Khánh Hòa, Hà Nội, Bến Tre, Phú Yên).
- Theo Điều 81, 83 BLTTHS thỡ việc ra QĐ tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp sau khi có sự phê chuẩn của VKS nhưng TTLT số 05/2005 lại quy định CQĐT được ra QĐ tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi có sự phê chuẩn (Lào Cai).
3.      Vướng mắc trong việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu theo QĐ số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/6/2012:
+ Kiểm sát trực tiếp trại giam 01 lần/năm trong khi đó quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự quy định kiểm sát trực tiếp 02 lần/năm (Hải Phòng).
+ Chỉ tiêu quy định kiểm sát trực tiếp tại trại tạm giam 01 lần/01 quý trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và 06 thỏng một lần trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Như vậy, tổng cộng một năm VKS cấp tỉnh kiểm sát trực tiếp trại tạm giam cùng cấp 06 lần, nghiệp vụ quy định tách riêng như thế là không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho VKS cấp tỉnh phải tiến hành kiểm sát quá nhiều lần đối với một đơn vị trại tạm giam. (Hải Phòng, Bình Dương).
+ Chỉ tiêu VKS cấp tỉnh 01 năm ban hành 04 văn bản thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và 04 văn bản thông báo rút kinh nghiệm trong công tác kiểm sát thi hành án hình sự. Như vậy 01 năm, phải ban hành 08 văn bản thông báo rút kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là quá nhiều và tách riêng ra là không phù hợp (Hải Phòng, Vĩnh Phúc).
            4. Việc thống kê, báo cáo:
- Báo cáo tình hình tạm giữ theo Thông tư 02/1989/TTLN với Quy chế tạm giữ không đồng nhất: báo cáo theo tuần-kiểm sát hàng ngày (Vĩnh Long).
          - Việc thống kê, báo cáo những trường hợp tạm đình chỉ, hoãn liên quan đến 2 cấp (Yên Bái, Cà Mau).
- Hệ thống sổ sách kiểm sát THAHS không còn phù hợp, biểu mẫu chưa đầy đủ các tiêu chí (Ninh Bình, Đắc Lắc, Hậu Giang, Bến Tre, Hải Phòng).
          5. Thực hiện thẩm quyền:
          - Cỏc QĐ về thi hành án chuyển chậm hoặc sai về hình thức, lỗi chính tả..v.v. kháng nghị hay kiến nghị (Khánh Hòa)
          - VKS có thẩm quyền có được đề nghị TAND cùng cấp hoãn, TĐC chấp hành án phạt tù cho bị án có đủ điều kiện hay không? (Hải Phòng).
          - Về Quy chế tạm giữ, tạm giam thi hành án hình sự:
+ Quy định số lần kiểm sát Trại tạm giam như Quy chế là ít, nhiều việc chỉ kiểm sát trực tiếp mới phát hiện vi phạm, chưa quy định trong thời gian bao lâu CQTHAHS Bộ Công an gửi QĐ đưa người kết án đi chấp hành án, thời gian bao lâu CQTHAHS cấp huyện phải đưa người kết án đi chấp hành án (Khánh Hòa). Số lần kiểm sát Nhà tạm giữ như Quy chế là nhiều, hàng tuần kiểm sát về thủ tục tại Trại tạm giam là chưa đảm bảo (Bình Phước, Sơn La).
+ Điều 25 Quy chế chưa quy định cụ thể việc kiểm sát đối với PN ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thế nào, có kiểm sát định kỳ không? Kiểm sát trại giam 2 lần/năm nhưng hàng tháng báo cáo số liệu PN bằng việc yêu cầu trại sẽ chậm và không chính xác. Ở Quảng Nam đang kiểm sát việc xuất, nhập trại hàng tháng có được không? (Quảng Nam, Phú Yên).
+ Điều 48 Quy chế 35 chưa nêu rõ trách nhiệm và hình thức thông tin phối hợp giữa các cơ quan; Điều 3 quy định phạm vi công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam cả việc “bắt” là chưa chính xác (Phú Yên).
+ Về kiểm sát giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự: theo Luật thi hành án hình sự thì TAND không có thẩm quyền giải quyết; nhưng Quy chế kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự lại quy định phải kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của Tòa án, đề nghị có hướng dẫn (Nam Định).
+ Kiểm sát trại giam 2 lần/năm không nắm được tình hình vi phạm trong Trại giam vì vi phạm đó xảy ra thường xuyên (Hà Tĩnh).
+ Quy chế chưa quy định việc kiểm sát tạm giữ đồn biên phòng (Tiền Giang).
+ Điều 3 Quy chế 35 có nêu cả nội dung kiểm sát việc bắt là không chính xác; Điều 48 Quy chế cần quy định quan hệ phối hợp, thông báo giữa các cơ quan và khâu công tác (Phú Yên)
          - Việc kháng nghị, kiến nghị của VKS không được Tòa án chấp nhận, hướng xử lý tiếp theo thế nào? Các kiến nghị, yêu cầu không được Luật quy định thời hạn trả lời của các cơ quan (Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Kạn, Quảng Bình).
          - K4 Điều 141 Luật THAHS về quyền yêu cầu; Vậy đối với trại giam yêu cầu những vần đề gỡ? Nếu yêu cầu bị từ chối giải quyết thế nào? Chưa có hướng dẫn cụ thể gồm những yêu cầu gỡ? (Phú Thọ, Hòa Bình).
          - QĐTHA đúng nội dung bản án nhưng trái pháp luật thì công tác kiểm sát thực hiện thế nào? Kháng nghị theo Điều 32 Quy chế hay kháng nghị giám đốc thẩm theo BLTTHS và đơn vị nào thực hiện báo cáo kháng nghị (Phú Yên).
          - Bản án tuyên có vi phạm về thời điểm tính thời gian thử thách của án treo và thời điểm tính thời hạn án CTKGG thì phòng 3 hay Phòng 4 thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? (Thừa Thiên Huế).
          - Trại giam không cung cấp chứng từ thu chi để kiểm sát việc sử dụng kết quả lao động đã có báo cáo Vụ 4 nhưng chưa có ý kiến chỉ đạo (Bình Phước).
          6. Bộ Công an chưa phân công nhiệm vụ giữa PC81 và Trại tạm giam (Gia Lai).
          7. Áp dụng pháp Luật:
          + Quy định về thời hạn tạm giữ tính từ khi CQĐT nhận người bị bắt tại K1Đ87 BLTTHS là chưa đầy đủ; cần hướng dẫn trường hợp “cần thiết” và “đặc biệt” trong tạm giữ (Hà Nội).
          + Điều 3 Nghị định 89/1998/NĐ-CP quy định về nhà tạm giữ chưa đầy đủ, thiếu đối tượng là người đầu thú, tự thú (Hà Nội); chưa có quy định chế độ người bị tạm giam là nữ có thai và sinh con.
          + Điều 21 Luật THAHS quy định “gửi” QĐTHA cho người kết án phạt tù là chưa phù hợp, phải “giao” hoặc “tống đạt” mới đảm bảo việc thi hành án (Hà Nội).
          + Chế độ cấp phát tư trang giữa PN và người tạm giữ, tạm giam chưa phù hợp với thực tế (Quảng Nam);
          + BLHS cần bổ sung quy định, quy chế về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, tạm giữ, tạm giam tránh lạm dụng tạm giam trong tố tụng (Thanh Hóa).
          + Bổ sung các trường hợp bệnh nặng tại Thông tư 02/2006 ngày 18/5/2006 (Đăk Nông).
          - Quy định và chế độ củi và than giữa PN theo NĐ 177 và người bị tạm giữ tạm giam theo NĐ 09/2011/NĐ-CP có sự trái ngược (Quảng Ninh).
          C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
          - Gia Lai kiến nghị sửa điều 22 Luật THAHS:
          - Cần xây dựng văn bản liên ngành hướng dẫn việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo đó xét xử nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật, tránh trường hợp bị cáo chết trong Trại. Quy định rõ thời hạn mỗi lần hoãn, TĐC là bao lâu cho phù hợp với quy định về việc thông báo trước khi hết hạn hoãn, TĐC trong Luật THAHS.
- Việc thực hiện Điều 7, Điều 11 Quy chế 35: cần quy định VKS nơi nhận ủy thác, nơi người được tạm đình chỉ thông báo lại cho VKS đó thông báo; VKS cấp huyện nơi người tạm đình chỉ về cư trú thông báo cho VKS nơi Tòa án ra quyết TĐC biết việc người tạm đình chết để kiểm sát (Bình Dương, Tây Ninh).
- Cần thống nhất với Tòa án trong việc ra QĐTHA phạt tù đối với việc thời hạn tù bằng thời gian tạm giam, việc tổng hợp nhiều bản án có hiệu lực pháp luật nhưng trước đó đó ra QĐTHA nhưng không có căn cứ thu hồi nên nhiều QĐTHA song song tồn tại (Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bình Dương, Hà Nội).
          - Vụ 4 cần có hướng dẫn nội dung, tiêu chí, kế hoạch kiểm sát CQTHAHS (Bình Thuận); biểu mẫu áp dụng trong công tác kiểm sát THAHS (Bình Dương, Đồng Tháp); Mẫu thống nhất sử dụng trong công tác kiểm sát THAHS (Quảng Nam).
- Kinh phí, biên chế cấp huyện và chế độ độc hại đối với cán bộ kiểm sát (Bình Định, Bình Thuận, Đắc Lắc, Bắc Ninh, Quảng Nam); quy định cụ thể biên chế Phòng 4 và cấp huyện (Đồng Tháp).
- Sửa Thông tư liên ngành số 02/1989/TTLN cho phù hợp.
- Biểu mẫu ban hành kèm theo NQ 02/2007/NQ-HĐTP còn nhiều bất cập, không phù hợp Luật THAHS (Đồng Tháp).
- Cần có văn bản quy định việc áp dụng chế tài đối với trường hợp thi hành án treo, cải tạo KGG bỏ đi khỏi địa phương (Lâm Đồng).
- Thiết lập phần mềm quản lý người bị tạm giữ, tạm giam và THAHS (Vĩnh Phúc).
- Xây dựng Thông tư liên ngành về công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để các cơ quan tư pháp thống nhất thực hiện (Bắc Ninh, Đắc Nông).
- Vụ 4 cần phối hợp với Vụ 11 hướng dẫn việc mua sắm, bồi dưỡng cho cán bộ theo Điều 34 Quy chế.
- Liên ngành Trung ương cần thống nhất đảm bảo việc tổ chức giam giữ theo Điều 15 khoản 2 NĐ 89/1998 vì còn giam chung các đối tượng trong cùng vụ án (Hưng Yên).
- Cần có văn bản hướng dẫn dưới Luật về vấn đề ủy thác đối với tất cả các hình phạt, khi trả hồ sơ lại cho nơi ủy thác có tiếp tục xác minh không? Ai xác minh? (Thanh Hóa).
- Rà soát bãi bỏ những văn bản pháp Luật không còn phù hợp; xây dựng Luật tạm giữ tạm giam và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật THAHS (Bà Rịa-Vũng Tàu).
- Cần có danh mục bệnh nặng cụ thể để hoãn, TĐC; Cần quy định thời hạn hoãn, TĐC trong trường hợp bị bệnh nặng mỗi lần là bao lâu có như vậy mới thực hiện được theo K6 Điều 25 và K4 Điều 32 Luật THAHS (Hải Phòng).
- Cần ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành (Hà Giang)./.
–––––––––––––––––––
Ghi chú: Những từ viết tắt được hiểu như sau:
- CQTHAHS: Cơ quan thi hành án hình sự
- THAHS: thi hành án hình sự.
- UBND: Ủy ban nhân dân
- QĐTHA: Quyết định thi hành án
- TĐC: Tạm đình chỉ thi hành án phạt tù
- BPNC: Biện pháp ngăn chặn
- PN : phạm nhân 
- TAND: Tòa án nhân dân
- QĐ: Quyết định
- VKS: Viện kiểm sát
- VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
- BLHS: Bộ Luật hình sự
- CQĐT: Cơ quan điều tra
- CA: Công an
- CTKGG: Cải tạo không giam giữ
TÌM KIẾM