CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành Kiểm sát nhân dân

22/10/2018
Cỡ chữ:   Tương phản

Năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1 tại Hà Nội vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Sau 2 năm thành lập, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có 105/210 biên chế được giao, mặc khối lượng công việc nhiều nhưng tập thể đơn vị đã cố gắng vượt mọi chỉ tiêu của Ngành đề ra. 

Viện cấp cao 1 quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết số 37, 63, 111 của Quốc hội; các Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác nghiệp vụ. Viện cấp cao 1 tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả”. Duy trì và nâng cao chất lượng các hội nghị giao ban tuần, tháng; các kết luận chỉ đạo của Viện trưởng trong hội nghị giao ban đều được Văn phòng thông báo bằng văn bản cho toàn thể công chức biết, thực hiện. Hằng tháng, Văn phòng thông báo tiến độ giải quyết đơn, nghiên cứu giải quyết án và kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ để lãnh đạo Viện cấp cao 1 và lãnh đạo Viện nghiệp vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác đã đề ra.

Trong công tác tổ chức cán bộ đơn vị, từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy, tổ chức thông qua một số công tác: Triển khai giải pháp đề cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện và lãnh đạo Viện nghiệp vụ theo hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng các Viện nghiệp vụ (Ủy quyền cho Viện trưởng Viện nghiệp vụ phân công, đôn đốc, phê duyệt đề xuất của cán bộ đảm bảo chất lượng giải quyết án, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm); xây dựng Quy chế, quy trình, quy định làm cơ cở để cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn (Quy trình, kế hoạch lựa chọn và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự; quy định đối với cán bộ, Kiểm sát viên về công tác giao nhận và kiểm sát bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao; Quy định về sử dụng dấu bút lục);  sửa đổi Bảng điểm định mức khối lượng công việc cho từng chức danh tư pháp để đánh giá, phân loại công chức đảm bảo chính xác; ban hành biểu mẫu tố tụng như bút ký phiên tòa, báo cáo án… Đây là những quy định nền tảng để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc đối với công việc được giao đồng thời qua đó để nâng cao hiệu quả, hiệu suất làm việc với mỗi cá nhân trong đơn vị.

Trách nhiệm người đứng đầu luôn được lãnh đạo Viện cấp cao 1 đề cao và trên thực tế, lãnh đạo Viện đã trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại 121 phiên tòa hình sự, dân sự phúc thẩm đối với nhiều vụ án phức tạp, dư luận quan tâm; vận dụng linh hoạt cơ chế Ủy ban kiểm sát để thảo luận các vụ án tham nhũng, phức tạp, các vụ án có vướng mắc về đường lối, về chứng cứ, có thỉnh thị... đảm bảo việc giải quyếtvụ án thận trọng,đúng pháp luật, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm. Tăng cường công tác thanh tra nghiệp vụ, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, yếu kém. Tổ chức phát động các phong trào thi đua, gắn việc đánh giá kết quả thi đua với việc bình xét đối với các tập thể, cá nhân.

Đẩy mạnh công tác kiện toàn, sắp xếp bố trí cán bộ, luân chuyển cán bộ, biệt phái Kiểm sát viên để đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, đặc biệt là thanh kiểm tra công tác lập hồ sơ kiểm sát của tất cả cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị theo kế hoạch đặt ra hoặc đột xuất để nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc nghiên cứu và xét xử;tổ chức các cuộc kiểm tra đối với các Viện kiểm sát địa phương nhằm đánh giá kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, vi phạm cần phải khắc phục để giảm tải áp lực cho cấp trên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, Viện cấp cao 1 đã xây dựng phần mềm quản lý đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để thụ lý, theo dõi chặt chẽ số lượng, tiến độ giải quyết đơn; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi cán bộ, lãnh đạo Viện kịp thời chỉ đạo các đơn vị có giải pháp khắc phục những mặt còn có hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng công tác, đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc; đồng thời chỉ đạo sát sao đối với các vụ án, vụ việc phức tạp, có dấu hiệu oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Lãnh đạo Viện cấp cao 1 coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, không ngừng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức là giải pháp then chốt để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức Hội nghị trực tuyến để tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên. Tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng tranh tụng, kỹ năng đối đáp, phát biểu ý kiến trong các phiên tòa giải quyết án hình sự, dân sự, hành chính. Nâng cao số lượng, chất lượng thông báo rút kinh nghiệm, gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để kịp rút kinh nghiệm chung.

Bên cạnh đó, Viện cấp cao 1 tại Hà Nội tích cực tổng kết công tác thực tiễn, nghiên cứu, phân tích, dự báo xu hướng tình hình tội phạm và vi phạm, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật. Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thấy Tòa cấp cao và các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm còn có các vi phạm phổ biến, Viện cấp cao 1 đã ban hành kháng nghị, kiến nghị tổng hợp gửi Tòa án, Cơ quan điều tra yêu cầu khắc phục vi phạm. Đối với các thiếu sót, hạn chế trong công tác giải quyết một số vụ án theo thủ tục phúc thẩm,Viện cấp cao 1 đã ban hành công văn đề nghị VKSND tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm.

Cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội

(Ảnh chụp tại Lễ ra mắt VKSND cấp cao)

Thành Luân

Tìm kiếm