CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ban hành quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp

22/05/2018
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 26/3/2018, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế số 992/QCPH-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC về việc phối hợp trong công tác giám định tư pháp.

Ngày 26/3/2018, VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế số 992/QCPH-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC về việc phối hợp trong công tác giám định tư pháp.

Quy chế được ban hành nhằm tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp. Ngoài ra nhằm bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong tổ chức, quản lý hoạt động giám định tư pháp, giải quyết các vấn đề về giám định tư pháp cần có sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám định tư pháp.

Quy chế gồm 3 chương, 16 điều quy định về 6 nội dung phối hợp trong công tác giám định tư pháp, bao gồm: Xây dựng văn bản về giám định tư pháp; giải quyết vướng mắc về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng; thống kê và cung cấp thông tin, số liệu về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng;  kiểm tra về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng; giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng; tổ chức họp giao ban liên ngành về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng.

Trong đó, nội dung phối hợp trong giải quyết vướng mắc về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng được quy định cụ thể như sau:

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKSND tối cao, TAND tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ trì tiếp nhận và giải quyết vướng mắc trong việc trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp. Đối với việc giải quyết vướng mắc về giám định tư pháp trong trong vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế thì có thể mời đại diện Ban Nội chính Trung ương tham gia ý kiến.

- Theo đề nghị của cơ quan phối hợp, Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực giám định tư pháp giải quyết vướng mắc.

- Trường hợp trao đổi ý kiến bằng văn bản thì ít nhất 10 ngày trước khi đến hạn trả lời, cơ quan chủ trì phải gửi công văn trao đổi ý kiến, kèm theo tài liệu có liên quan đến cơ quan phối hợp và nêu rõ thời gian trả lời; trường hợp đột xuất hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan phối hợp có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời theo yêu cầu.

Nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan là phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong hoạt động giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; hoạt động phối hợp phải được phối hợp thường xuyên, kịp thời, bảo đảm đúng nội dung, hiệu quả; bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

Xem toàn văn Quy chế số 992/QCPH-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC tại đây.

Trường Giang
(giới thiệu)

Tìm kiếm