Điều 7b Luật THADS năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định của pháp luật về THADS, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có quyền nộp tiền để được nhận lại tài sản (chuộc lại tài sản) theo khoản 5 Điều 101 Luật THADS năm 2014...
TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Câu hỏi 1:
Điều 7b Luật THADS năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định của pháp luật về THADS, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có quyền nộp tiền để được nhận lại tài sản (chuộc lại tài sản) theo khoản 5 Điều 101 Luật THADS năm 2014. Nhưng trong thực tế khi thi hành án đối với việc liên quan đến tổ chức tín dụng, Cơ quan THADS có nơi vận dụng cho người có tài sản bảo lãnh vay vốn ngân hàng- được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - được thỏa thuận nộp tiền để lấy lại tài sản theo giá khởi điểm hoặc giá theo thông báo bán đấu giá tại thời điểm bán đấu giá. Như vậy, giữa thực tiễn và quy định của pháp luật về THADS thấy còn có khoảng trống cần bổ sung kịp thời. Vì vậy đề nghị nên có quy định cho người bảo lãnh (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) được nộp tiền lấy lại tài sản như đối với người phải thi hành án theo quy định tại khoản 5 Điều 101 Luật THADS. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Đối với trường hợp này, cần nhận thức rằng trong quá trình THA, người phải THA không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ THA theo quyết định, bản án của Tòa án; vì vậy khi Chấp hành viên xử lý tài sản bảo lãnh thì người có tài sản bảo lãnh vay vốn tại Ngân hàng phải thi hành nghĩa vụ bảo lãnh của mình, tức là trên thực tế người bảo lãnh trở thành người phải thi hành án, do đó khi Cơ quan THADS không bán được tài sản của họ hoặc khi có thỏa thuận của các bên đương sự thì họ có quyền được nhận lại tài sản đảm bảo thi hành án theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 và khoản 5, Điều 101 Luật THADS năm 2014. Tất nhiên khoản tiền mà họ phải nộp để nhận lại tài sản phải xử dụng để thanh toán nghĩa vụ thi hành của người phải thi hành án và các chi phí thực tế, hợp lý phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Tuy nhiên đây là trường hợp vận dụng pháp luật, do vậy khi sửa đổi, bổ sung Luật THADS cần quy định bổ sung vấn đề này.
Câu hỏi 2:
Điểm đ khoản 2 Điều 31 Luật THADS năm 2014 quy địnhĐơn yêu cầu phải có nội dung sau đây: “đ. Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;”. Quy định này không phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và gây khó khăn, trở ngại trong hoạt động thi hành án dân sự, bởi vì người được thi hành án rất khó xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để ghi thông tin về tài sản của người thi hành án trong đơn yêu cầu thi hành án. Hoặc nếu có xác minh được thì kết quả xác minh đó thường là chưa đảm bảo tính chính xác, khách quan. Vì vậy điều luật đưa ra nội dung này mang tính hình thức, khó thực hiện trong thực tiễn?
Giải đáp:
Luật THADS năm 2014 đã sửa đổi nội dung trong Đơn yêu cầu THA phần thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nhưng đây không phải là điều kiện bắt buộc (Điều 31 Luật THADS chỉ quy định trong Đơn yêu cầu ghi thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nếu có thông tin đó). Đồng thời, theo quy định tại Điều 44 của Luật quy định trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc xác minh điều kiện thi hành án.
Câu hỏi 3:
Tại điểm h khoản 2 Điều 35 Luật THADS năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành án”.
Quy định về khái niệm "thấy cần thiết” được hiểulà điều kiện để cơ quan THADS cấp tỉnh lấy lên để tổ chức thi hành án. Đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là "thấy cần thiết" gây khó khăn cho việc thi hành án và kiểm sát thi hành án?
Giải đáp:
Về vấn đề này, Vụ 11 đã trao đổi, thống nhất với Tổng cục THADS, ngày 30/3/2017, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS đã ban hành Công văn số 1103/TCTHADS-NV1 về việc hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ THADS, cụ thể tại mục 2 hướng dẫn:
“Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiêu chí xác định những vụ việc nào theo quy định tại điểm h khoản 2, Điều 35 Luật THADS năm 2014 là “thấy cần thiết lấy lên để thi hành”. Do đó, trong thời gian tới, nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong quá trình hoàn thiện thể chế.
Trước mắt, để thống nhất thực hiện, cơ quan THADS địa phương có thể tham khảo, vận dụng quy định về tiêu chí xác định việc THADS trọng điểm tại Quyết định số 907/QĐ-TCTHADS ngày 29/8/2016 của Tổng cục THADS, Theo đó, Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định việc rút hồ sơ THA lên để tổ chức thi hành trong các trường hợp sau đây:
- Khi tổ chức THA phát sinh vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước mà việc THA chưa giải quyết được;
- Việc THA có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có tình huống pháp lý mà pháp luật chưa quy định, quy định chưa cụ thể hoặc pháp luật có mâu thuẫn, xung đột, đã tổ chức họp liên Ngành nhưng chưa thống nhất được quan điểm giải quyết;
- Việc THA có nhiều tài sản; nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay (không xác định hoặc xác định được theo phần) nằm trên các quận, huyện trong địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Việc THA các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo”.
Do đó, trong quá trình kiểm sát, đề nghị trước mắt VKS các cấp thực hiện theo nội dung Công văn số 1103/TCTHADS-NV1 của Tổng cục THADS.
Câu hỏi 4:
Khoản 1, Điều 36 Luật THADS năm 2014quy định:“Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án”.
Theo quy định trên thì sau khi bản án có hiệu lực, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án thì cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu. Tuy nhiên, trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án (ví dụ 03 tháng, 06 tháng…) thì thời hạn ra quyết định thi hành án là khi nào thì không có văn bản hướng dẫn. Trong thực tế có trường hợp ngay sau khi bản án của TA có hiệu lực pháp luật (mặc dù chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bản án ấn định) có Cơ quan Thi hành án dân sự đợi đến hết thời hạn được ấn định trong bản án mới ra quyết định thi hành án, nhưng cũng có Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án sau 05 ngày kể từ khi có yêu cầu của người được thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án khi chưa đến thời hạn ấn định thực hiện nghĩa vụ có vi phạm pháp luật hay không? Quá trình kiểm sát thi hành án phát hiện trường hợp nâu trên nhưng không có căn cứ pháp luật để kiến nghị, kháng nghị yêu cầu thu hồi hủy bỏ quyết định thi hành án. Đề nghị quy định nội dung này trong Luật thi hành án dân sự hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể?
Giải đáp:
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ, thì cơ quan THADS phải căn cứ vào thời hạn đó để hướng dẫn thời điểm đương sự làm đơn yêu cầu THA, vì thời hiệu yêu cầu THA trong trường hợp này được tính thời hạn 05 năm kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn theo qui định tại khoản 1, Điều 30 Luật THADS năm 2014 và căn cứ khoản 6, Điều 1 Thông tư số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của liên ngành. Trong trường hợp đương sự làm đơn yêu cầu thi hành án khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án thì Cơ quan THA cần phải hướng dẫn đương sự và chờ đến ngày nghĩa vụ đến hạn của người phải thi hành án thì mới làm đơn yêu cầu và ra quyết định thi hành án.
Câu hỏi 5:
Khoản 4 Điều 39 Luật THADS năm 2014 quy định: “Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu”. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về mức thu của từng loại chi phí thông báo về thi hành án do người phải thi hành án, ngân sách nhà nước chi trả hoặc người thi hành án phải chịu?
Giải đáp:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật THADS năm 2014, Điều 12 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP; khoản 1 Điều 4Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính thì chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ các trường hợp ngân sách nhà nước chi trả được qui định tại điểm b, c, k, o khoản 4 Điều 12 của Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự, trong đó có quy định về chi phí và mức chi về thông báo cưỡng chế, xác minh thi hành án, chi hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự..., có thể được hiểu như sau:
- Trong trường hợp vụ việc THA đã tổ chức cưỡng chế thì căn cứ qui định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 200/2016/TT-BTC ;
+ Chi phí trên phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí: Căn cứ theo Hợp đồng và Hóa đơn;
+ Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án như cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác
Mức chi cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 8 và điểm a khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính
Các khoản chi phí cưỡng chế trong đó bao gồm cả chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý theo quy định tại khoản khoản 5 Điều 73 Luật THADS.
Câu hỏi 6:
Tại điểm c khoản 1 điều 44a Luật THADS năm 2014 qui định về một trong các trường hợp Cơ quan THADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án là: “Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án...”. Trong khi đó, tại điểm b khoản 1 điều 48 Luật này cũng qui định một trong những điều kiện ra quyết định hoãn thi hành án là “Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án…”. Như vậy, có sự chồng chéo trong qui định của pháp luật về vấn đề này, dẫn đến việc Cơ quan THADS có thể tự mình lựa chọn ra quyết định hoãn thi hành án hoặc ra quyết định xác định việc chưa có điều kiện thi hành án đều được. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Căn cứ khoản 3, Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định trường hợp chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng Cơ quan THADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THADS. Như vậy trong trường hợp này, Cơ quan thi hành án dân sự không áp dụng điểm b khoản 1, Điều 48 để ra quyết định hoãn thi hành án, mà căn cứ vào điểm c khoản 1, Điều 44a để ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và trong quyết định này có ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo điểm b khoản 1, Điều 48 Luật THADS. Cơ quan THADS phải thực hiện phân loại án và thống kê loại việc này vào mục án chưa có điều kiện thi hành.
Câu hỏi 7:
Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2014 quy định:“Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án”. Hiện nay đang có 02 cách hiểu khác nhau về vấn đề này, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất: Hết thời gian tự nguyện thi hành án người phải thi hành án có điều kiện thi hành án không tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên phải ban hành quyết định cưỡng chế ngay và tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai: Pháp luật chưa quy định cụ thể về thời gian ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế ( trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật thi hành án dân sự), do đó Chấp hành viên căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức thi hành án để xử lý vụ việc thi hành án.
Do có sự hiểu, nhận thức về nội dung này chưa thống nhất, nên có vụ việc hết thời gian tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành, nhưng chưa xác minh xong về điều kiện thi hành án nên Chấp hành viên chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế, bị coi là chậm tổ chức cưỡng chế thi hành án; ngược lại, có Chấp hành viên để hồ sơ, vụ việc kéo dài vài tháng, đến vài năm không áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc các biện pháp cưỡng chế. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Mặc dù khoản 1 Điều 46 Luật THADS năm 2014 qui định hết thời hạn qui định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này (tức là hết 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án), người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động THADS, trước khi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên cần phải thực hiện các tác nghiệp cần thiết như tiến hành xác minh, ra quyết định cưỡng chế, tống đạt, lập kế hoạch… để tổ chức cưỡng chế. Nếu có đủ căn cứ xác định Chấp hành viên không tổ chức thi hành việc THA được phân công, trì hoãn kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án không có căn cứ thì Viện kiểm sát cần ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị yêu cầu tổ chức thực hiện. Nội dung kiến nghị chậm cưỡng chế không phải vì CHV chậm cưỡng chế so với thời hạn qui định là bao nhiêu, mà vì trên thực tế CHV chậm tiến hành các hoạt động thi hành án cần thiết hoặc không tác nghiệp. Ví dụ như hết thời hạn tự nguyện thi hành án, CHV tiến hành xác minh và xác định người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng sau đó CHV không tiến hành thêm bất cứ hoạt động thi hành án nào thể hiện việc tổ chức thi hành án.
Câu hỏi 8:
Tại điểm b, khoản 1, Điều 48 Luật THADS năm 2014 qui định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp “Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định".
Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn về điều kiện hoãn thi hành án "vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định” nên thực tế việc áp dụng điều kiện hoãn thi hành án vì lý do trên còn tuỳ tiện, không thống nhất. Đề nghị hướng dẫn cụ thể?
Giải đáp:
Về nội dung trên, Vụ 11 đã thống nhất với Tổng cục THADS và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS ban hành Công văn số 1103/TCTHADS-NV1 ngày 30/3/2017 về việc hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ THADS, cụ thể tại điểm 10 hướng dẫn như sau:
“Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể trường hợp nào là “lý do chính đáng” để hoãn thi hành án theo điểm b, khoản 1, Điều 48. Do đó trong thời gian tới, nội dung này cần được nghiên cứu, giải quyết trong quá trình hoàn thiện thể chế.
Trước mắt, để thống nhất thực hiện, đối với trường hợp người phải THA không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định (không phải là các trường hợp thi hành án nghĩa vụ về tài sản, mà là nghĩa vụ THA về nhân thân), cơ quan THADS địa phương có thể tham khảo, vận dụng các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (quy định đối với trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan) làm căn cứ được coi là có “lý do chính đáng” để hoãn THA như: Đối với trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức mà không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định như công khai, xin lỗi…”.
Câu hỏi 9:
Tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2014 quy định “Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, hoặc lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ việc thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; ”.
Việc qui định như vậy dẫn tới cách hiểu khác nhau, có nơi phải có đơn yêu cầu của người được thi hành án thì Cơ quan thi hành án đình chỉ thi hành án. Nhưng có những nơi chỉ cần biên bản làm việc giữa người được thi hành án và Chấp hành viên thì cũng đủ căn cứ để Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Qui định trên cần được thống nhất nhận thức là trong trường hợp này chỉ cần 1 trong 2 điều kiện, đó là: Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ. Tại Điều 3 Luật THADS năm 2014 có quy định: “Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án”, do vậy trường hợp các đương sự có thỏa thuận tức là thỏa thuận này phải giữa người được thi hành án và người phải thi hành án, có thể có chứng kiến của CHV, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản. Ngoài ra, khi người được thi hành án có văn bản đề nghị Cơ quan THADS đình chỉ toàn bộ hoặc một phần quyền hoặc lợi ích được hưởng thì Cơ quan THADS phải ra quyết định đình chỉ thi hành án. Văn bản đề nghị có thể là văn bản do người được thi hành án lập, ký hoặc là văn bản làm việc giữa người được thi hành án với CHV, có chữ ký đầy đủ của hai bên, thể hiện ý chí của người được thi hành án đề nghị đình chỉ thi hành án một phần hoặc toàn bộ quyền và lợi ích của họ. Khi kiểm sát trường hợp này, cần lưu ý việc thỏa thuận hoặc việc đề nghị của người được thi hành án để làm căn cứ đình chỉ thi hành án của Cơ quan THADS không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Câu hỏi 10:
“1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác...”. Tức là ngay sau khi nhận được Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án chuyển giao cơ quan THADS đã xác định rõ người phải thi hành án không cư trú tại địa bàn nên có căn cứ để ra quyết định ủy thác . Tuy nhiên trong thực tế có việc thi hành án đối với Bản án có nhiều khoản phải thi hành trong đó có khoản tịch thu tiêu hủy vật chứng nhưng cơ quan THADS chưa tiến hành việc thành lập Hội đồng để tiêu hủy tang vật theo Bản án đó. VKS cho rằng chỉ khi nào Cơ quan THADS thi hành xong khoản tiêu huỷ vật chứng thì mới được uỷ thác khoản còn lại, như vậy mới đúng với quy định tại khoản 1, Điều 57 Luật THADS năm 2014.
Quan điểm của cơ quan THADS cho rằng đối với những tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác, thì cơ quan thi hành án mới cần phải xử lý trước khi thực hiện việc uỷ thác. Các tài sản có liên quan đến khoản uỷ thác theo quy định trên là các trường hợp tài sản đã được tuyên kê biên hoặc được tuyên hoàn trả cho đương sự nhưng dùng để đảm bảo thi hành án. Còn đối với khoản tiêu huỷ vật chứng không có liên quan đến các khoản phải ủy thác. Do đó cơ quan THADS có thể thực hiện ngay việc uỷ thác mà không cần phải chờ tiêu huỷ tang vật xong.
Để có sự nhận thức đúng đắn trong việc áp dụng pháp luật, đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Đối với việc xử lý các tài sản theo qui định tại khoản 1 Điều 57 Luật THADS chỉ quy định trước khi ủy thác, cơ quan THADS phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Do đó khoản thi hành tiêu hủy vật chứng không liên quan đến khoản phải ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật THADS nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định 62/NĐ-CP thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra một quyết định THA chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định. Vì vậy nếu Cơ quan THADS ủy thác khi chưa xử lý vật chứng thì không phù hợp với quy định tại Nghị định 62/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng các qui định của pháp luật về xử lý tài sản liên quan đến khoản ủy thác trước khi ủy thác đang là vấn đề có vướng mắc trong việc xử lý tài sản trong các vụ án hình sự hiện đang được Bộ Tư pháp xin ý kiến liên ngành. Khi có hướng dẫn mới, Vụ 11 sẽ thông báo để các địa phương được biết và áp dụng.
Câu hỏi 11:
Theo Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì Chấp hành viên không có quyền tự xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, tuy nhiên tại điểm c khoản 2, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ lại cho phép "Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết". Như vậy, Nghị định 62/2015/NĐ-CP đã mở rộng quyền cho Chấp hành viên nhưng lại không đúng với quy định của Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2014. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Điều 74 Luật THADS năm 2014 không có qui định về việc CHV xác định, phân chia tài sản chung. Tuy nhiên trong trường hợp tài sản thi hành án thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng chung của vợ chồng thì tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015 hướng dẫn cho phép CHV được “xác định phần sở hữu của vợ chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và thông báo cho vợ chồng biết”. Trường hợp vợ, chồng không đồng ý với việc xác định phần sở hữu của chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung theo qui định tại điểm c Khoản 2 Điều 24 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Do vậy, không có mâu thuẫn trong việc áp dụng giữa hai văn bản trên.
Câu hỏi 12:
Chi cục thi hành án dân sự thành phố B tỉnh H tổ chức thi hành án phần án phí trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án nhân dân thành phố B liên quan đến việc kiện của người dân ở xã C, thành phố B khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND thành phố B. Quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B đã xác minh điều kiện thi hành án, xác định được người phải thi hành án được nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo quyết định của UBND thành phố B. Số tiền này đang do Ban quản lý dự án thành phố B đang giữ và gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố B.
Căn cứ vào Điều 81 Luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên đã ban hành các quyết định khấu trừ thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ để thu tiền án phí cho nhà nước. Quá trình tổ chức thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự thành phố B đã nhiều lần trao đổi trực tiếp với Ban quản lý dự án thành phố về việc thực hiện quyết định khấu trừ tiền bồi thường hỗ trợ cho các hộ gia đình theo quyết định của UBND thành phố B để thi hành các bản án trên, đến nay đơn vị vẫn chưa nhận được tiền khấu trừ từ Ban quản lý dự án thành phố B để thi hành dứt điểm đối với các bản án hành chính trên. Đồng thời đã báo cáo Chủ tịch UBND thành phố B để chỉ đạo, tuy nhiên tại cuộc họp Chủ tịch UBND thành phố B kết luận chưa đồng ý cho BQL dự án chuyển tiền mà yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự nghiên cứu các quy định có liên quan để thực hiện thi hành phần án phí.
Qua xác minh điều kiện thi hành án thì hầu hết người phải thi hành án đều có tài sản là nhà, đất tuy nhiên không thể kê biên được vì giá trị tài sản quá lớn và chi phí cưỡng chế lớn hơn rất nhiều số tiền phải thi hành án. Đề nghị hướng dẫn việc giải quyết vụ việc này?
Giải đáp:
Trường hợp trên cần căn cứ Điều 81 Luật THADS năm 2014; khoản 1, Điều 23 Nghị định 62/2015 của Chính phủ để thực hiện. Cụ thể: Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án theo qui định tại khoản 3 Điều 71 Luật THADS và Điều 23 Nghị định 62. Trường hợp Chủ tịch UBND thành phố B can thiệp không đúng qui định thì VKS thành phố B thực hiện kiến nghị với UBND thành phố B hoặc báo cáo VKS tỉnh thực hiện quyền kiến nghị đối với Chủ tịch UBND (thành phố hoặc tỉnh).
Câu hỏi 13:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật THADS năm 2014 thì chấp hành viên được ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp“Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật THADS”. Khoản 1 Điều 36 của Luật THADS quy định về việc ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, trường hợp này thì đương sự lại có quyền thỏa thuận về giá và lựa chọn tổ chức thẩm định giá theo quy định pháp luật. Trong khi đó khoản 2 Điều 98 Luật THADS năm 2014 lại không quy định về việc định giá đối với trường hợp thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật THADS. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS đã ban hành Công văn số 1103/TCTHADS-NV1 ngày 30/3/2017 hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ THADS, cụ thể tại mục 9 hướng dẫn:
“Khoản 2, Điều 98 Luật THADS năm 2014 đã qui định là những trường hợp thi hành án chủ động. Tuy nhiên tại Điều 36 Luật THADS năm 2014 đã được sửa đổi, trong đó có việc sắp xếp lại thứ tự khoản 1 và khoản 2 (những trường hợp thi hành án chủ động qui định tại khoản 1 được chuyển thành khoản 2 và ngược lại) nhưng Điều 98 vẫn được giữ nguyên, nên việc viện dẫn tại khoản 2, Điều 98 “phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1, Điều 36 của Luật này” không còn phù hợp. Do đó, trong thời gian tới nội dung này cần được tiếp tục tổng hợp, sửa đổi trong quá trình hoàn thiện thể chế.
Trước mắt, khi áp dụng qui định tại khoản 2, Điều 98 Luật THADS năm 2014. Chấp hành viên thực hiện việc chủ động ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp thi hành án chủ động được quy định tại khoản 2, Điều 36 Luật THADS năm 2014”.
Câu hỏi 14:
Việc kiểm sát bán đấu giá tài sản Thi hành án dân sự, hành chính chưa có điều luật và văn bản hướng dẫn nào quy định cụ thể, rõ ràng. Khi thực hiện công tác kiểm sát những việc này gặp nhiều khó khăn vì thủ tục bắt đầu của cuộc đấu giá Viện Kiểm sát chưa được tiếp cận cho đến khi Chi cục, Cục THADS gửi Quyết định giảm giá tài sản bán đấu giá cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát mới nắm được có việc bán đấu giá hoặc khi đã bán đấu giá thành thì Viện kiểm sát được mời để tham gia giao tài sản cho người mua trúng đấu giá. Cho nên, Viện kiểm sát muốn biết được việc đấu giá như thế nào thì phải thường xuyên giám sát đối với Cơ quan THA, tổ chức bán đấu giá ... hoặc chỉ phô tô hồ sơ đấu giá của cơ quan Thi hành án đã tiến hành xong và kiểm sát chỉ dựa trên hồ sơ này nên rất khó phát hiện được những vi phạm. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Theo qui định tại khoản 2 Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Điều 25 Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐVKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế 810) thì VKSND có quyền kiểm sát việc tổ chức bán đấu giá tài sản đảm bảo thi hành án của tổ chức bán đấu giá (với tư cách là cơ quan có liên quan đến việc thi hành án), nhưng trong thực tế do chưa có sự thống nhất với cơ quan liên quan và chưa có hướng dẫn của liên ngành Trung ương nên trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản, các Tổ chức bán đấu giá tài sản thường không mời (không thông báo) cho VKS để VKS cử đại diện tham gia, chỉ đến khi cơ quan THADS tổ chức cưỡng chế giao tài sản thì Cơ quan THADS mới mời VKS tham gia kiểm sát.
Để giải quyết triệt để vướng mắc này, Vụ 11 sẽ tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Viện phối hợp với Lãnh đạo liên ngành Trung ương nghiên cứu để có hướng dẫn. Tuy nhiên các VKS địa phương cần nghiên cứu quy định của Quy chế 810 về quyền hạn của VKSND trong kiểm sát các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động THADS để áp dụng trong thực tiễn.
Câu hỏi 15:
Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản; nhưng Luật THADS năm 2014 không qui định Viện kiểm sát có quyền đề nghị hủy việc bán đấu giá được. Do vậy thực sự khó khăn cho công tác kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản để thi hành án. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Theo qui định tại khoản 7 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, trong đó có Tổ chức bán đấu giá tài sản; do đó, trong trường hợp này khi phát hiện vi phạm thì Viện kiểm sát cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền như Sở Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xem xét yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá theo qui định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP qui định về thẩm quyền xử phạt hành chính; hoặc có quyền yêu cầu CHV xem xét, khởi kiện để yêu cầu Tòa án xem xét, hủy kết quả bán đấu giá.
Từ ngày 01/7/2017, Luật đấu giá tài sản có hiệu lực, căn cứ theo Điều 33, 47 của Luật này qui định về hủy Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, Điều 72 qui định về hủy kết quả bán đấu giá tương ứng với Điều 48 Nghị định 17.
Câu hỏi 16:
Khoản 2, Điều 48 Luật THADS năm 2014 qui định Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án. Trong khi đó tại khoản 2, Điều 103 qui định trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá, nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị theo hướng sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan Thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo qui định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác. Hiện nay, có vướng mắc trong việc thực hiện nội dung qui định của 02 điều luật trên, cụ thể là: Khi người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền, Chi cục thi hành án dân sự chuẩn bị thực hiện cưỡng thi hành án để giao tài sản là đất và tài sản gắn liền với đất thì có yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị. Trong trường hợp này, Chi cục thi hành án có được tiếp tục thực hiện cưỡng chế giao đất và tài sản gằn liền với đất cho người mua được tài sản bán đấu giá không? Nếu hoãn thi hành án thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá, nếu không hoãn thì có vi phạm khoản 2 Điều 48 Luật THADS năm 2014 hay không?. Đề nghị hướng dẫn cụ thể?
Giải đáp:
Yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được hiểu là hoãn toàn bộ các hoạt động thi hành án. Do vậy khi nhận được văn bản yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị theo qui định tại Điều 331, 332 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án theo qui định tại khoản 2, Điều 48 Luật THADS năm 2014.
Câu hỏi 17:
Theo qui định tại Điều 110 Luật THADS năm 2014 quy định “... Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy CNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó...”
Hiện nay ở địa phương chúng tôi có trường hợp phải thi hành án tài sản chỉ có để đảm bảo thi hành án là diện tích đất nằm trong khu quy hoạch dân cư đất ở nhưng không đủ diện tích để được cấp giấy CNQSDĐ, dưới 50m2, theo quy chế xây dựng đô thị, nếu cưỡng chế, đấu giá bán, hoặc giao cho đương sự thì không đảm bảo quyền, lợi ích của người được thi hành án, những trường hợp này giải quyết thế nào?
Giải đáp:
Về nội dung trên, tại khoản 1, Điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013 đã quy định: “Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Do đó, đối với trường hợp này, Chấp hành viên có quyền kê biên, bán đấu giá diện tích dưới 50m2 nằm trong khu quy hoạch được hình thành từ trước ngày có văn bản quy định của UBND Tỉnh, đã được cấp Giấy CNQSDĐ.
Câu hỏi 18:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS, trong trường hợp người phải thi hành án không nhận tiền để tự thuê nhà và họ không có nơi ở nào khác thì Chấp hành viên đứng ra thuê nhà cho người phải thi hành án. Như vậy, nếu hết thời gian 01 năm từ ngày cưỡng chế mà người phải thi hành án không tự lo chỗ ở mới hoặc ký thỏa thuận khác với người cho thuê nhà thì người có nhà cho thuê có thể khởi kiện người đứng ra thuê nhà là Cơ quan Thi hành án dân sự để đòi lại nhà cho thuê, gây khó khăn cho việc thi hành án?
Giải đáp:
Qui định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS được hiểu là CHV chỉ trích lại cho người phải thi hành án số tiền để họ thuê nhà ở trong thời hạn 01 năm chứ không qui định CHV trực tiếp ký hợp đồng thê nhà cho họ. Nếu trong thực tế có việc CHV trực tiếp ký hợp đồng thuê nhà cho người phải thi hành án thì sẽ gặp phải tình huống khó khăn nêu trên; nếu hết 01 năm hợp đồng thuê nhà do CHV đã ký với chủ nhà mà người phải THA không trả nhà, thì chủ nhà cho thuê có thể đề nghị chính quyền địa phương giải quyết hoặc khởi kiện Cơ quan THADS ra Tòa án về việc đòi nhà cho thuê. Do vậy, cần trao đổi thống nhất với Cơ quan THADS là Cơ quan THADS chỉ thanh toán khoản tiền thuê nhà cho người phải thi hành án chứ không trực tiếp ký hợp đồng thuê nhà cho người đó.
Câu hỏi 19:
Pháp luật chưa qui định trường hợp cưỡng chế giao trả nhà thì cưỡng chế người phải thi hành án và tài sản của họ đi đâu, vì cưỡng chế trả nhà không có khoản tiền để thuê nhà cho người phải thi hành án?
Giải đáp:
Căn cứ theo qui định tại khoản 1, khoản 3 Điều 115 Luật THADS năm 2014:
1. Trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
3. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản bảo quản không đến nhận thì tài sản đó được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Câu hỏi 20:
Bản án của Tòa án tuyên trả lại những vật chứng có giá trị tài sản thấp (Chậu nhôm đã qua sử dụng bị méo mó, con dao hoặc những vật dụng có giá trị thấp, đã qua sử dụng, thậm chí không còn giá trị sử dụng) để trả lại cho đương sự. Có rất nhiều trường hợp đương sự được trả lại số tiền có giá trị nhỏ (chỉ từ 100.000đ đến 200.000 đ), sau khi cơ quan THADS đã thông báo nhưng đương sự không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc đường xá đi lại khó khăn, số tiền được trả lại nhỏ không đủ chi phí đi lại thường gây khó khăn cho cơ quan Thi hành án dân sự trong trường hợp người được thi hành án ở xa v.v. nếu Cơ quan thi hành án dân sự không trả được sẽ dẫn đến số việc bị tồn đọng ảnh hưởng đến chỉ tiêu giải quyết việc THA. Do vậy cần thiết phải có quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo nếu người được thi hành án không đến nhận lại tài sản và không có lý do chính đáng thì cơ quan THADS tịch thu tiêu hủy. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
- Tại khoản 2, Điều 126 Luật THADS năm 2014 qui định: Sau khi có quyết định trả lại tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận tài sản. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó theo quy định tại Điều 98, 99, 101 của Luật THADS năm 2014 (định giá, định giá lại và bán đấu giá) và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự không đến nhận số tiền đã gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thi cơ quan THADS làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
- Khoản 3, Điều 126 Luật THADS năm 2014 quy định: Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy tài sản theo quy định tại Điều 125 Luật THADS năm 2014.
Lưu ý: Đối với trường hợp tài sản có giá trị thấp, hoặc đã bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, thì trước khi cơ quan THADS thông báo đương sự đến nhận lại tài sản thì tiến hành định giá tài sản, nội dung thông báo cần nêu rõ kết quả định giá và việc xử lý tài sản nếu đương sự không đến nhận để giảm án tồn đọng.
Câu hỏi 21:
Trong thời gian vừa qua có một số đơn vị lúng túng khi nhận được quyết định giám đốc thẩm có nội dung sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực đang thi hành án. Vấn đề đặt ra là việc ban hành quyết định thi hành án tiếp theo như thế nào, thu hồi quyết định THADS trước đó để ban hành quyết định THA mới theo nội dung của quyết định giám đốc thẩm; hay chỉ ra quyết định sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án trước đó?
Giải đáp:
Về vấn đề này, Vụ 11 đã trao đổi, thống nhất với Tổng cục THADS, ngày 30/3/2017 Tổng cục trưởng Tổng cục THADS ban hành Công văn số 1103/TCTHADS-NV1 về việc hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ THADS, cụ thể tại điểm 11 hướng dẫn:
“Trên cơ sở thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm theo Bộ luật TTDS năm 2014, Luật THADS năm 2014 chỉ mới quy định về thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (tại Điều 135); tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của TA cấp dưới đã bị hủy, bị sửa (tại Điều 135); tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại, tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án (tại Điều 136). Đến nay, thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong việc sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của TA đã được bổ sung tại Điều 343 Bộ luật TTDS năm 2015. Vì vậy, nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong quá trình hoàn thiện thể chế.
Trước mắt, để đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án phải được nghiêm chỉnh thi hành, cơ quan THADS cần căn cứ nội dung Quyết định giám đốc thẩm để tổ chức việc THA. Trong trường hợp này, do việc THA đang bị tạm đình chỉ nên cơ quan THADS cần áp dụng tương tự Điều 49 Luật THADS để ra quyết định tiếp tục THA. Đồng thời, áp dụng tương tự Điều 37 Luật THADS để ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định THA đã ban hành phù hợp với nội dung quyết định mới và kết quả giải quyết hậu quả của việc THA theo quy định tại khoản 2, Điều 347 Bộ luật TTDS năm 2015 “trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án”.
Câu hỏi 22:
Luật thi hành án dân sự đã qui định trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, Bảo hiểm xã hội, cơ quan Đăng ký tài sản, giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự tại các Điều 176, 177 và 178, không cung cấp thông tin, tuy nhiên chưa qui định về chế tài, biện pháp xử lý nếu họ không thực hiện trách nhiệm đó. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Theo qui định tại điểm b, khoản 6 Điều 44 Luật THADS năm 2014: Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, Bảo hiểm xã hội, cơ quan Đăng ký tài sản, giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên, đối với thông tin về tài khoản thì phải cung cấp ngay.
Trường hợp Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, Bảo hiểm xã hội, cơ quan Đăng ký tài sản, giao dịch bảo đảm không thực hiện, Chấp hành viên có thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo khoản 36, Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động THADS với mức phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ.
Câu hỏi 23:
Trong thực tế thi hành án có nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện việc kê biên tài sản của Công ty, doanh nghiệp, tài sản đã thế chấp với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, cụ thể:
1. Các tổ chức tín dụng Ngân hàng không quản lý được tài sản đã thế chấp của các Công ty, doanh nghiệp dẫn đến việc hư hỏng, tẩu tán.... đến giai đoạn tổ chức thi hành án thì không còn tài sản để thực hiện việc kê biên như các loại ô tô, máy xúc, máy ủi...
2. Rất khó bán tài sản là đất Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm, vì sau khi bán tài sản, người trúng đấu giá khó làm thủ tục thuê lại đất. Hiện nay, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể đối với các Công ty, Doanh nghiệp bị cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc thu hồi đất thuê của nhà nước để ký thuê cho người mua được tài sản bán đấu giá thành là rất khó khăn chưa có quy định cụ thể. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
1. Chấp hành viên xác minh và yêu cầu cơ quan Đăng ký cung cấp thông tin, khi đủ căn cứ xác định ô tô, máy xúc, máy ủi của doang nghiệp thế chấp đã tẩu tán, bán cho người khác sau thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật thì thực hiện việc kê biên phương tiện giao thông theo Điều 96 Luật THADS năm 2014 và khoản 1 Điều 24/NĐ - CP để thực hiện theo của Luật định;
2. Đây là dạng vướng mắc phát sinh liên quan đến một trong các bên đương sự có nghĩa vụ thi hành quyết định, bản án của Tòa án, mà nghĩa vụ đó liên quan đến tài sản gắn liền với QSD đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm. Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm thì không được chuyển nhượng, do vậy đối chiếu với Luật THADS 2014 thì Cơ quan THADS không được kê biên quyền sử dụng đất trong trường hợp này.
Câu hỏi 24:
Trường hợp đất đã chuyển nhượng cho người khác từ trước khi có bản án, nhưng người mua mới chỉ làm thủ tục hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng, nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và người mua đất đã xây dựng nhà ở kiên cố. Khi Cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu cơ quan Đăng ký cung cấp thông tin đất thì đất vẫn đứng tên người phải thi hành án. Khi tiến hành cưỡng chế đất gặp khó khăn là trên đất đã có nhà của người khác mua bán đất đúng quy định của pháp luật. Nếu cưỡng chế đất thì giải quyết nhà đã xây thế nào?
Giải đáp:
- Trong trường hợp này cần xác định thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất để làm căn cứ tổ chức thi hành án, cụ thể:
+ Trước ngày 01/7/2014 trở về trước: Căn cứ Luật đất đai năm 2003; khoản 4, Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; điểm c, tiết 2.13 Mục 2 Phần III Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất kể từ thời điểm thực hiện đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (theo giờ, phút, năm) tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
+ Kể từ ngày 01/7/2014 đến nay: Căn cứ khoản 3, Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính; theo quy định tại khoản 1, Điều 18 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường qui định về hồ sơ địa chính thì thời điểm nhận hồ sơ đăng ký thể hiện ngày tháng năm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký đã hợp lệ. Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính thể hiện ngày tháng năm cơ quan đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào sổ địa chính.
- Nếu đủ căn cứ xác định đất của người phải thi hành án thì thực hiện việc kê biên theo khoản 2, Điều 111 Luật THADS năm 2014. Nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì Chấp hành viên hướng dẫn người có quyền lợi ngĩa vụ liên quan khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo qui định tại Điều 75 Luật THADS năm 2014.
Câu hỏi 25:
Đối với những việc tiếp nhận ủy thác thi hành án, nhiều Viện kiểm sát nơi ủy thác không ra thông báo, không gửi bản án để Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác biết để tiến hành kiểm sát theo quy định, nên nhiều trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự không thông báo, không ra quyết định thi hành án với những trường hợp này thì VKS nơi nhận ủy thác không biết để thực hiện chức năng kiểm sát theo qui định, do vậy luật cần qui định cụ thể?
Giải đáp:
Khoản 2, Điều 9 Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã qui định trường hợp quyết định ủy thác có căn cứ, đúng pháp luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định ủy thác, Viện kiểm sát nơi ủy thác thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nơi nhận ủy thác biết để kiểm sát.
Trường hợp không thông báo, sau này phát hiện có sự ủy thác thì Viện kiểm sát nhân dân nơi nhận ủy thác thông báo bằng văn bản về Vụ 11 để ban hành thông báo rút kinh nghiệm.
Câu hỏi 26:
Khoản 1 Điều 74 Luật THADS năm 2014 qui định: “1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Quá trình thực tiễn khi thi hành vụ việc thi hành án một số bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có tài sản chung, quyền sử dụng đất chung giữa người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản phải thi hành án phần lớn không thể thi hành được. Mặc dù, Chấp hành viên giải quyết vụ việc thi hành án đã làm đầy đủ các bước theo qui định tại khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.
Giải đáp:
Đây là khó khăn,vướng mắc cần quan tâm trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về THADS sau này vì hiện nay theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ thì mới chỉ qui định việc Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản chung và xác định phần sử dụng, sở hữu chung của vợ, chồng, của hộ gia đình. Trường hợp các bên liên quan không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi CHV đã thực hiện đầy đủ các bước theo qui định tại khoản 1, Điều 74 Luật THADS mà các bên đương sự không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của họ. Còn đối với các trường hợp tài sản chung khác thì mới dừng lại ở việc CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung và chờ xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Câu hỏi 27:
Theo quy định tại Điều 179 Luật THADS năm 2014 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về giải thích bản án thì những trường hợp phát hiện bản án sai lỗi chính tả, số liệu có nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì Tòa án ra văn bản giải thích. Quy định bất cập này dẫn đến việc khi sửa chữa, bổ sung bản án, Tòa án cũng chỉ ban hành công văn mà không ban hành quyết định sửa chữa bổ sung theo quy định tại Điều 268 và Điều 486 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khi phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì Tòa án đã ra bản án phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án. (Thực tế tại địa phương đã xảy ra trường hợp Tòa án chỉ ban hành công văn mà không ban hành quyết định sửa chữa, bổ sung bản án). Do đó, kiến nghị cần sửa chữa Điều 9 Thông tư liên tịch số 11 cho phù hợp với quy định tại Điều 268 và Điều 486 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành, do vậy cần phải áp dụng qui định tại cácĐiều 268 và Điều 486 của Bộ luật để thực hiện; Thông tư là các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Bộ luật nên cần phải tuân thủ và không trái với Bộ luật, do đó cần phải thống nhất là thuật ngữ “văn bản” được nêu ở Luật THADS hay Thông tư 11/2016 là “quyết định” theo BLTTDS. Do vậy, trong trường hợp Tòa án ra công văn thì cần kiến nghị để Tòa án áp dụng theo đúng quy định của BLTTDS.
Để có cơ sở pháp lý lâu dài, Vụ 11 sẽ tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Viện kiến nghị Lãnh đạo liên ngành có hướng dẫn thống nhất.
Câu hỏi 28:
Người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, không có tài sản hoặc có tài sản duy nhất có giá trị để thi hành án là khối tài sản chung vợ chồng, tài sản chung trong hộ gia đình chưa được phân chia... có giá trị tài sản rất lớn, không tương xứng với nghĩa vụ phải thi hành là các khoản án phí HSST, DSST, tiền phạt, tịch thu, truy thu sung CQNN... (từ 3.000.000đ đến dưới 20.000.000đ). Đối tượng này cơ bản là các đối tượng nghiện ma túy, cờ bạc, không có nghề nghiệp, có trường hợp người phải thi hành án đã chết, tài sản đang do vợ, chồng hoặc thân nhân quản lý, sử dụng. Mặc dù đã tuyên truyền, vận động, đôn đốc nhiều năm nhưng chưa thi hành được, một số trường hợp đã ban hành Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung trong hộ gia đình là nhà, đất nhưng không thực hiện được vì không được sự đồng ý của người đang quản lý, sử dụng tài sản. Đề nghị hướng dẫn?
Giải đáp:
Căn cứ qui định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì trường hợp trên Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế kê biên.
Câu hỏi 29:
Tại một số địa phương lượng án chưa có điều kiện thi hành án còn tồn nhiều, trong đó chiếm không nhỏ các việc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án do bản án xác định hộ khẩu thường trú của người phải thi hành án không chính xác. Ví dụ: Tại bản án của Tòa án nhân dân tỉnh A xác định người phải thi hành khoản án phí hình sự và nghĩa vụ dân sự trong hình sự có hộ khẩu thường trú tại thành phố C, tỉnh B. Quá trình thi hành án, cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh A căn cứ vào bản án đã thực hiện ủy thác đến cơ quan Thi hành án dân sự thành phố C, tỉnh B. Khi nhận được ủy thác, cơ quan Thi hành án dân sự thành phố C, tỉnh B đã tổ chức xác minh, kết quả xác định người đó không có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại địa chỉ được ủy thác đến. Do đó, cơ quan THADS thành phố C, tỉnh B đã đưa việc thi hành án trên vào việc chưa có điều kiện thi hành án.
Việc xác định việc chưa có điều kiện thi hành án trong khi người phải thi hành án không có hộ khẩu thường trú, không tạm trú và không có tài sản trên địa bàn tỉnh đã tạo ra một lượng án chưa có điều kiện thi hành án ảo kéo dài, không thi hành được. Bản án trên lại do Tòa án tỉnh khác tuyên xử nên nơi nhận ủy thác không thể thực hiện việc kiến nghị được.
Đề nghị có hướng dẫn cụ thể đối với những việc THADS như trên?
Giải đáp:
Nội dung câu hỏi trên hiện nay đang là thực tế vướng mắc của các cơ quan THADS trong quá trình ủy thác và thực hiện quyết định ủy thác mà nguyên nhân của vướng mắc do lỗi của Tòa án; tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 57 Luật THADS năm 2014 thì “Cơ quan THADS nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan THADS đã ủy thác”, tức là cơ quan THADS sau khi tiếp nhận quyết định ủy thác cần tiến hành việc xác minh theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp xác minh không có điều kiện thi hành án (Ví dụ: Người phải thi hành án không có hộ khẩu thường trú, cũng không tạm trú và không có tài sản tại địa bàn nơi nhận ủy thác)thì cơ quan THADS nơi nhận ủy thác cần vận dụng điểm c, khoản 1 Điều 44a Luật THADS năm 2014; khoản 5 Điều 16 Nghị định 62/2015 để ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án. Đồng thời, cơ quan thi hành án có văn bản yêu cầu Tòa án tỉnh A có văn bản giải thích, đính chính địa chỉ người phải thi hành án. Quá trình kiểm sát, nếu thấy cơ quan THADS thành phố C, tỉnh B chưa thực hiện việc yêu cầu Tòa án tỉnh A có văn bản giải thích thì VKS cần có văn bản kiến nghị với cơ quan Thi hành án dân sự, đồng thời có kiến nghị với Tòa án nhân dân tỉnh A về việc đã tuyên bản án không chính xác, rõ ràng hộ khẩu và nơi cư trú của bị cáo, dẫn đến cơ quan THADS không thể thi hành án được.
Câu hỏi 30:
Điều 12 Luật THADS năm 2014 và Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức có liên quan. Hiện nay, Luật THADS cũng như các văn bản hướng dẫn lại không quy định trách nhiệm và thời hạn Tòa án phải trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát. Do đó, thực tế hiện nay hầu hết các kiến nghị của VKS đều không được Tòa án, cơ quan THADS trả lời kiến nghị hoặc có trả lời nhưng rất chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm sát.
Giải đáp:
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 không quy định cụ thể thời hạn Tòa án, cơ quan THADS phải trả lời kiến nghị; trong các đạo luật, văn bản khác cũng không quy định về thời gian, trách nhiệm trả lời cho VKSND khi nhận được kiến nghị.
Vụ 11 sẽ tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Viện để sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp liên Ngành số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 cho phù hợp./.