Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự, đã phát hiện các vi phạm về thủ tục tố tụng, nội dung, thu thập chứng cứ của một vụ án kinh doanh thương mại của cấp sơ thẩm. Viện KSND tỉnh Đồng Tháp tổng hợp vi phạm, thông rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm sát xét xử án kinh doanh thương mại...
VKSND tỉnh Đồng Tháp thông báo rút kinh nghiệm vụ án kinh doanh thương mại phải sửa án ở trình tự phúc thẩm
Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự, đã phát hiện các vi phạm về thủ tục tố tụng, nội dung, thu thập chứng cứ của một vụ án kinh doanh thương mại của cấp sơ thẩm. Viện KSND tỉnh Đồng Tháp tổng hợp vi phạm, thông rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm sát xét xử án kinh doanh thương mại. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng để bạn đọc tham khảo.
Vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa:
Nguyên đơn: Hồ Văn Bình – Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phát.
Địa chỉ: ấp 1, xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Ủy quyền cho Hồ Thị Thùy Linh, sinh năm: 1979.
Địa chỉ: khóm 2, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Bị đơn: Nguyễn Văn Bé - Chủ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát.Địa chỉ: ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, H. Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Hồ Thị Thùy Linh - Sinh năm: 1979.
Địa chỉ: khóm 2, phường An Thạnh, TX Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung vụ án: Ngày 01/01/2008, doanh nghiệp tư nhân Minh Phát do ông Hồ Văn Bình (Bên A) ký hợp đồng số 02/HĐ với ông Nguyễn Văn Bé chủ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát (Bên B) để cung cấp xăng dầu phục vụ công trình, đường nước, sáng cạp. Khối lượng xăng dầu cung cấp do ông Bé yêu cầu, giá trị hợp đồng tùy thuộc vào giá cả thị trường tại thời điểm cung cấp (theo giá quy định của nhà nước), thời gian thực hiện 1 năm (từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008).Phương thức thanh toán bên A cung cấp trước cho bên B một đợt giao hàng, khi sử dụng xong thanh toán tiền, nếu bên B thanh toán chậm thì phải chịu lãi theo lãi suất Ngân hàng. Đến ngày 31/3/2009, giữa doanh nghiệp tư nhân Minh Phát và doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát lập biên bản thanh lý hợp đồng số 02/HĐ ngày 01/01/2008, sau khi đối chiếu thì bên B còn nợ bên A là 35.000 lít dầu giá 9.900 đồng/lít, thành tiền 346.500.000 đồng, thơi gian thanh toán 7 ngày kể từ ngày thanh lý hợp đồng, nếu quá thời gian trên thì phải chịu lãi theo quy định của Ngân hàng nhưng đến nay vẫn không thực hiện và ông Bé hứa trả lãi, còn phần xăng dầu phát sinh sau thì ông Bé nhận sẽ trả tiền không thiếu như trước nữa và vì thấy hợp lý nên doanh nghiệp tư nhân Minh Phát đồng ý và doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát tiếp tục nhận dầu và đến ngày 07/4/2009 thì số tiền mà ông Bé mua dầu sau này là 118.820.000 đồng và cùng ngày ông Bé có chuyển khoản trả 100.000.000,còn nợ 18.820.000 đồng, không tính khoản nợ trước. Đến ngày 30/8/2009 và ngày 28/9/2009 doanh nghiệp Vĩnh Phát tiếp tục mua dầu thiếu số tiền 298.700.000 đồng (trong đó có 18.820.000 đồng nợ cũ), đến ngày 05/4/2010 doanh nghiệp Vĩnh Phát chuyển trả vào tài khoản doanh nghiệp Minh Phát là 180.000.000 đồng còn nợ 118.700.000 đồng, như vậy doanh nghiệp Vĩnh Phát đã chuyển trả 2 lần là 280.000.000 đồng là trả cho phần nợ sau chứ không trả cho phần nợ trước theo bản thanh lý hợp đồng ngày 31/3/2009. Sau đó doanh nghiệp Vĩnh Phát trả tiếp tiền mặt 65.808.000 đồng, còn nợ 52.892.000 đồng. Đến ngày 04/4/2010 doanh nghiệp Vĩnh Phát lấy dầu tiếp đến ngày 15/7/2010 còn nợ lại số tiền 166.870.000 đồng và số tiền này doanh nghiệp Minh Phát chưa khởi kiện vì doanh nghiệp Vĩnh Phát hứa sẽ thu nợ trả sau.
Nay, ông Hồ Văn Bình - Chủ DNTN Minh Phát (bên A) yêu cầu ông Nguyễn Văn Bé - Chủ DNTN Vĩnh Phát (bên B) trả số tiền 346.500.000 đồng và lãi 0,75%/tháng kể từ ngày 07/4/2009 đến ngày 07/8/2013 là 52 tháng thành tiền 135.135.000 đồng. Tổng cộng vốn lãi là 481.635.000 đồng.
Theo bị đơn ông Nguyễn Văn Bé - Chủ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát trình bày: Từ năm 2005 đến năm 2009 thì DNTN Vĩnh Phát có mua xăng dầu của DNTN Minh Phát, việc mua bán đều thanh quyết toán theo công đoạn, tức là mua hàng xong thì 5 đến 7 ngày sau đem trả cho Linh con ông Bình. Khi trả thì Linh khấu trừ vào nợ gốc, còn lại nợ bao nhiêu thì ghi giấy báo và sau đó Linh ra lấy nhiều lần và ông đã trả đủ không còn nợ.
Đối với yêu cầu khởi kiện của DNTN Minh Phát thì DNTN Vĩnh Phát không đồng ý vì đã chuyển khoản 2-3 lần qua Ngân hàng trả cho doanh nghiệp Minh Phát với số tiền 366.000.000 đồng. Còn đối với biên bản thanh lý số 01/TLHĐ ngày 31/3/2009 thanh lý theo hóa đơn số 0126071 với số tiền 346.500.000 đồng là do doanh nghiệp Minh Phát nhờ ông ký dùm để đối chiếu với Công an kinh tế, do đó số tiền trong biên bản thanh lý không đúng với số tiền trong tờ hóa đơn. Sau đó Linh nói đã làm mất biên bản thanh lý số 01/TLHĐ ngày 31/3/2009 nên làm lại biên bản thanh lý số 01/TLHĐ ngày 31/3/2009 số tiền cũng là 346.500.000 đồng và nhờ ông ký lại, vì lúc này Đội liên ngành thuế và Công an kinh tế đang kiểm tra các doanh nghiệp bán xăng dầu qua biên giới. Tuy nhiên số tài khoản thanh lý trong biên bản thanh lý lần này khác so với số tài khoản trong biên bản thanh lý lần trước. Vì số tài khoản trong biên bản thanh lý lần 2 được Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi và cấp vào ngày 28/2/2010. Do đó, ông không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của Doanh nghiệp tư nhân Minh Phát.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Hồ Thị Thùy Linh trình bày:
Chị là người trực tiếp bán dầu cho cha là ông Hồ Văn Bình chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phát nên việc mua bán giữa ông Bé và ông Bình chị đều biết và những số liệu theo đơn khởi kiện của ông Bình đối với ông Bé là có thật.
*Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2014/KDTM-ST ngày 14/5/2014 của Tòa án nhân dân huyện Hồng Ngự đã tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu của ông Hồ Văn Bình – Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phát. Buộc ông Nguyễn Văn Bé - Chủ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát trả cho ông Bình 481.635.000 đồng.
*Ngày 14/5/2014, ông Bé có đơn kháng cáo không đồng ý án sơ thẩm, yêu cầu cấp phúc thẩm xét lại, không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
*Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2014/KDTM-ST ngày 30/9/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên xử: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn Bé.
Sửa bản án sơ thẩm: Buộc ông Nguyễn Văn Bé - Chủ doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Phát phải trả cho ông Hồ Văn Bình - Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phát số tiền mua dầu D.O là 66.500.000 đồng tiền vốn và 46.633.500 đồng tiền lãi, tổng cộng là 113.133.500 đồng (Một trăm mười ba triệu một trăm ba mươi ba nghìn năm trăm đồng).
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm: Theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 31/3/2009 chị Linh cho rằng oonh bé còn thiếu số tiền nợ 246.500.000 đồng, ông Bé không thừa nhận có kêu chị để lại số tiền nợ theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 31/3/2009 đẻ từ từ trả,mà ông cho rằng só tiền chuyển khoản qua ngân hàng là nhằm để trả nợ theo biên bản thanh lý hợp đồng có quy định phương thức thanh toán là chuyển khoản qua ngân hàng. Mặt khác xét thấy về nguyên tắc bán hàng thì chỉ khi nào bên ông Bé trả nợ xong mới tiếp tục bán.Do vậy , khi ông Bé chuyển số tiền 100.000.000 đồng ngày 07/4/2009, sau đúng 07 ngày kí bản thanh lý hợp đồng thì phải trừ vào công nợ của ông Bé , chứ không thể trừ vào tiền mua mới và phải tiếp tục đưa vào đối trừ các khoản tiền mà ông Bé trả cho đến khi xong phần nợ theo biên bản thanh lý hợp đồng rồi mơi tính đến phần công nợ mới (năm 2009 và năm 2010). Mặc dù chị Linh có cung cấp 06 trang giấy do chị viết tay (bút lục 145,146,147) ghi: chú 6 kê (phần nợ sau khi kí bản thanh lý hợp đồng) từ ngày 01/4/2009 đến ngày 15/10/2010 có đưa vào 2 lần chuyển khoản của ông Bé để tính trả tiền mua hàng năm 2009 và năm 2010 nhưng do chị Linh tự viết ra mà không có chữ ký xác nhận nào của bên DNTN Vĩnh Phát và cũng không có chứng cứ nào chứng minh DNTN Vĩnh Phát đồng ý để lại số tiền nợ theo bản thanh lý hợp đồng là 346.500.000 đồng để từ từ trả, còn đối với phần tiền chuyển khoản thì được trừ vào nợ mới của năm 2009-2010. Do đó, lời trình bày và yêu cầu của chị Linh chỉ được chấp nhận một phần, số tiền 280.000.000 đồng của ông Bé chuyển khoản trả cho DNTN Minh Phát Hội đồng xét xử chấp nhận đưa vào trừ với số tiền công nợ 346.500.000 đồng theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 31/3/2009.
Theo trình bày của ông Bé cho rằng trong thời gian từ ngày 01/04/2009 đến ngày 07/04/2009 ông Bé đã chuyển tiền qua Ngân hàng và trả tiền mặt cho ông Bình nhiều lần để thanh toán số nợ trên, do ông Bé đã trả đủ tiền nên ông Bình mới xuất hóa đơn bán hàng cho ông Bé. Xét thấy, hóa đơn bán hàng xuất ngày 31/03/2009 và cũng trong ngày 31/03/2009 khi hai bên thanh lý hợp đồng với nhau thì ông Bé vẫn thừa nhận trong biên bản thanh lý vẫn còn nợ của ông Bình số tiền là 346.500.000 đồng và hẹn trong thời gian 7 ngày sẽ thanh toán. Việc ông Bé cho rằng khi ký biên bản thanh lý mục đích là để đối phó với công an kinh tế và hợp thức hóa tờ hóa đơn ngày 31/03/2009 chứ không phải ký để khớp với sổ nợ, việc ông Bé nại gia là để đối phó là không có cơ sở, đồng thời ông Bé cũng không có chứng cứ hay giấy tờ gì chứng minh khi làm biên bản thanh lý là nhằm mục đích hợp thức hóa chứng từ.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận khoản tiền 280.000.000 đồng là trả cho khoản nợ thanh lý năm 2008 là phù hợp pháp luật, số nợ còn lại ông Bé cho rằng đã trả tiền mặt nhiều lần xong không còn nợ nhưng không có chứng cứ chứng minh và không được chị Linh thừa nhận nên không chấp nhận. Vì vậy ông Bé phải trả tiếp số nợ còn lại và lãi suất là đúng pháp luật.
Số tiền ông Bé phải tiếp tục trả cho bên nguyên đơn được chiếc tính như sau:
+ Đối với số tiền 100.000.000 đồng chuyển khoản trả vào ngày 04/4/2009 là đúng thời gian trả nợ nên không tính lãi.
+ Số tiền 180.000.000 đồng chuyển khoản trả vào ngày 05/4/2010 là trễ hạn được tính lãi từ ngày 08/4/2009 đến ngày 05/4/2010 là 11 tháng 28 ngày, lấy 180.000.000 đồng x 0,75% x 11 tháng 28 ngày = 16.110.000 đồng.
+ Còn lại 66.500.000 đồng là số tiền còn nợ, được tính lãi từ ngày 08/4/2009 đến ngày xét xử sơ thẩm 14/5/2014 là 61 tháng 06 ngày, lấy 66.500.000 đồng x 0,75% x 61 tháng 06 ngày = 30.523.500 đồng.
+ Tổng cộng tiền lãi ông Bé phải trả là 46.633.500 đồng. Như vậy, ông Bé phải trả số tiền nợ gốc là 66.500.000 đồng + 46.633.500 đồng tiền lãi, tổng cộng ông Bé phải trả số tiền là 113.133.500 đồng.
Do đó, xét kháng cáo của ông Nguyễn Văn Bé là có một phần căn cứ . Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo, sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2014/DS-ST ngày 14/5/2014 của Tòa àn nhân dân huyện Hồng Ngự.
Đây là vụ án kinh doanh thương mại có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ cũng như tham gia phiên Tòa phải làm rõ những vấn đề quan trọng trong vụ án để xem xét một cách toàn diện và đề xuất đường lối giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật./.
TH