Ở nước ta, di sản đã từng được qui định trong rất nhiều các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế và chếđộ sở hữu mà trong từng thời kỳ, di sản được qui định một cách khác nhau.
Trong Bộ luật Dân sự sửa đổi 2005, di sản được qui định vẻn vẹn trong một điều luật: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” (Điều 634). Cho đến nay, chưa có một văn bản dưới luật nào hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về di sản thừa kế. Chính vì thế, cách hiểu về di sản và việc xác định di sản thừa kế còn nhiều quan điểm trái ngược nhau.
Di sản và cách xác định di sản thừa kế
Đinh Thị Thanh Tâm, Văn phòng VKSND tối cao
Ở nước ta, di sản đã từng được qui định trong rất nhiều các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế và chếđộ sở hữu mà trong từng thời kỳ, di sản được qui định một cách khác nhau.
Trong Bộ luật Dân sự sửa đổi 2005, di sản được qui định vẻn vẹn trong một điều luật: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” (Điều 634). Cho đến nay, chưa có một văn bản dưới luật nào hướng dẫn thi hành BLDS 2005 về di sản thừa kế. Chính vì thế, cách hiểu về di sản và việc xác định di sản thừa kế còn nhiều quan điểm trái ngược nhau.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm hiểu khái niệm về di sản, thành phần của di sản và cách xác định di sản với hy vọng góp phần nâng cao sự thống nhất về cách hiểu đối với các vấn đề nói trên.
1. Khái niệm về di sản
Di sản nói chung được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng thì di sản là tất cả những gì mà thời trước để lại, theo nghĩa hẹp thì di sản là tài sản của người chết để lại.
Di sản trong BLDS được hiểu theo nghĩa thứ hai. Tuy nhiên, cần xác định tài sản của một người là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đó. Vì vậy, có thểđi đến khái niệm về di sản thừa kế như sau:
Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân mà họđể lại sau khi chết bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản.
Nói cụ thể hơn, di sản mà người chết để lại bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đó, các quyền tài sản bao hàm cả quyền đối với tác phẩm, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất đai được coi là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người có quyền đó nên quyền sử dụng đất đai cũng là một loại di sản và được để lại thừa kế theo qui định về chuyển quyền sử dụng đất.
2. Thành phần của di sản và cách xác định di sản.
Theo Điều 634, Bộ luật Dân sự 2005 thì di sản bao gồm ba thành phần sau:
a) Tài sản riêng của người chết.
Mọi cá nhân đều phải có tài sản riêng đểđáp ứng các nhu cầu tất yếu về vật chất, tinh thần cho mình. Quyền có tài sản riêng của cá nhân đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nước ta ghi nhận. Tài sản riêng của người chết được hiểu là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của cá nhân người đó, thuật ngữ: “tài sản riêng” được sử dụng trong Điều 634, BLDS 2005 nhằm để phân biệt tài sản nào là của riêng người vợ, tài sản nào là của riêng người chồng, tài sản nào thuộc sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng cũng như nhằm phân biệt tài sản nào là của riêng của mỗi thành viên với tài sản nào là của chung của hộ gia đình.
Tại khoản 1, Điều 32 của Luật Hôn nhân &Gia đình 2000 đã qui định: "... Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo qui định tại K1 Đ29 và Đ30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân."
Theo qui định trên thì tài sản riêng của vợ, hoặc của chồng được xác định như sau:
- Những tài sản mà cá nhân xác lập được quyền sở hữu từ các hoạt động trong đời sống đương nhiên thuộc quyền sở hữu riêng của họ. Vì vậy, tài sản mà mỗi bên trong quan hệ vợ chồng có trước khi kết hôn bao gồm những thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; tài sản do người khác chuyển dịch quyền sở hữu thông qua các giao dịch hợp pháp khác được xác định là tài sản riêng của mỗi người, theo đó, những tài sản này sẽ trở thành di sản mà người đó để lại khi chết (những tài sản này được gọi là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng có được trước thời kỳ hôn nhân).
- Các tài sản mà trong thời kỳ hôn nhân mỗi bên được người khác tặng cho riêng, được thừa kế riêng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người; sau khi chia tài sản chung, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia thuộc tài sản riêng của mỗi người; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người nên sẽ trở thành di sản khi họ chết (được gọi là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng có được trong thời kỳ hôn nhân).
b) Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
Để tạo dựng cơ sở vật chất cho gia đình, khi còn sống cả vợ và chồng đều phải cùng nhau lao động. Thu nhập của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân làm hình thành khối tài sản chung của vợ chồng.Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn có thểđược hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong trường hợp họđồng ý nhập tài sản đó vào khối tài sản chung.
Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:
- Toàn bộ thu nhập hợp pháp của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, các tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung, hoa lợi thu được từ tài sản chung và các thu nhập hợp pháp khác.
- Các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng nhưng họđã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung hoặc đã dùng hay chi tiêu chung cho gia đình.
Khối tài sản chung của vợ chồng sẽđược chia đôi, và một phần hai khối tài sản chung đó được xác định là di sản của người đã chết.
Đối với trường hợp một người đàn ông có nhiều vợ mà các cuộc hôn nhân đó đều được pháp luật thừa nhận và các người vợđó đều cùng nhau làm ăn chung sống với chồng thì khi người chồng chết, một phần trong tổng khối tài sản chung đó (khi được chia đều cho số họ) sẽ thuộc về di sản của ông. Nếu một trong số các bà vợ chết trước thì một phần tài sản đó cũng thộc về di sản của họ.
Nếu người chết có nhiều vợ hợp pháp nhưng các bà vợđó lại sống độc lập với nhau và khi còn sống, người đó đã cùng tạo dựng tài sản chung với từng người vợ khác nhau thì di sản thừa kế của ông ta sẽ bao gồm một phần hai tài sản trong khối tài sản chung giữa ông ta với từng người vợ cộng lại.
c) Tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Đây là phần tài sản mà người để lại di sản khi còn sống tạo lập cùng với người khác, có thể là phần vốn góp mua để sắm tài sản nhất định cùng sản xuất kinh doanh chung, có thể là phần vồn góp trong một công ty, có thể là các tài sản để dùng chung vơi người khác.
Vì vậy, để xác định phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với người khác, cần phải theo các trường hợp cụ thể sau đây:
- Phần vốn góp mua sắm tài sản chung với người khác để cùng sản xuất, kinh doanh: Đây là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần nên khi xác định phần di sản của người chết cần phải định giá lại toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung theo phần đó. Phần tài sản của người chết được tính theo tỉ lệ vốn góp của người đó so với toàn bộ giá trị của tài sản vào thời điểm xác định. Ví dụ, A, B, C cùng góp vốn để mua một tài sản với giá là 900 triệu đồng, trong đó số vốn mà mỗi người góp là bằng nhau (300 triệu đồng). Vào thời điểm A chết, do khấu hao và theo giá thị trường vào thời điểm đó, tài sản trên được định giá là 600 triệu đồng thì di sản của A trong tài sản chung này là 200 triệu đồng. Ngoài ra, các khoản lợi tức thu được từ tài sản đó mà A chưa kịp được chia cũng sẽ thuộc di sản thừa kế của A.
- Phần vốn sở hữu trong các loại hình doanh nghiệp:
Khi cá nhân mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty thì tài sản đó được coi là tài sản thuộc sở hữu của công ty mà người góp vốn có chung phần quyền trong đó. Khoản 3, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2005 cho phép tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty hợp danh theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Nếu họ chết thì cổ phần của họ hoặc phần vốn góp đó là di sản thừa kế, họ có quyền để lại cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật.
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản của gia đình bên vợ hoặc bên chồng: Nếu người chết là con dâu sống chung và có kinh tế chung với gia đình bố mẹ chồng thì cần phải xác định một phần tài sản trong khối tài sản của gia đình bên chồng tương xứng với công sức đóng góp của họ là tài sản của họ. Phần tài sản này là di sản thừa kế mà họđể lại. Nếu người chết là con rể sống chung và có kinh tế chung với gia đình bên vợ thì cũng cần xác định tương tự.
- Tài sản cùng tạo lập do sống chung với người khác như vợ chồng: Nếu một người sống chung và cùng tạo dựng kinh tế chung với người khác như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì khi một bên chết, một nửa trong khối tài sản chung mà họ cùng tạo dựng sẽ là di sản thừa kế mà họđể lại.
Nói tóm lại xung quanh vấn đề thừa kế tài sản còn có nhiều điều đáng bàn nhưng ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉđề cập đến di sản và cách xác định di sản thừa kếđể hiểu và áp dụng một cách thống nhất khi giải quyết các vụ án về chia thừa kế.