Đồng Tháp là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới Quốc gia với Cam puchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu,do đó,tình hình tội phạm vẫn cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, ảnh hưởng đế an ninh chính trị như:..
Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của VKSND tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới Quốc gia với Cam puchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu,do đó,tình hình tội phạm vẫn cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, ảnh hưởng đế an ninh chính trị như: các hoạt động tôn giáo trái phép của các phần tử Phật giáo Hòa hảo cực đoan cấu kết với các phần tử xấu có hoạt động tuyên truyền, vu cáo, nói xấu chính quyền, truyền giảng đạo trái phép gây mất trật tự trị an, gây rối trật tự công cộng…Tính chất các vụ án cũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, nhất là các tội về giết người, gây thương tích; các tội xâm phạm tình dục và lạm dụng tình dục cũng diễn biến phức tạp; phát sinh những tính chất, thủ đoạn mới như: mua dâm trẻ em, có tính chất loạn luân, giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi nhiều lần… Về tệ nạn xó hội phỏt sinh nhiều vụ đánh bạc dưới hỡnh thức cụng nghệ cao như: đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với số tiền hàng tỷ đồng, buộc con nợ giao tài sản là nhà, đất bằng hình thức hợp đồng bán nhà, chuyển nhượng đất…
Trước tỡnh hỡnh đó, ngay sau khi có Chỉ thị số 48-CT/TW, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã quán triệt và đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện trong ngành Kiểm sát Đồng Tháp; đồng thời thực hiện Kế hoạch số 06-KH/BCS, ngày 16/11/2010 của Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-VKS, ngày 14/12/2010 để triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ở hai cấp Kiểm sát tỉnh và huyện.
Căn cứ các kế hoạch chung của Ngành, cácCấp ủy Đảng ở Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Tháp đã triển khai quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị, đồng thời đưa vào kế hoạch, chương trình công tác hàng năm các nội dung thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, xem đây là một trong những nội dung trọng tâm của công tác Kiểm sát.
Việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ở hai cấp kiểm sát tỉnh và huyện, gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW; sự phối hợp các ngành có liên quan ở địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm, trong đó thường xuyên tăng cường phối hợpvới Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Đồng Tháp để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tội phạm có hiệu quả trên địa bàn Tỉnh;gắn việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW với cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành Kiểm sát Đồng Tháp.
Việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phũng, chống tội phạm cho cán bộ, Kiểm sát viên được lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Đồng Tháp quan tâm thực hiện, coi đây là một trong những nhiệm vụ trong tâm của công tác xây dựng Ngành, để mỗi cỏn bộ, Kiểm sát viên hiểu rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn. Theo đó, đó tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”; thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; phát huy vai trò, trách nhiệm của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; xiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ngành để thực hiện tốt các công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành, để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên hiểu rõ và làm tốt trách nhiệm của bản thân, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thông qua công tác xét xử, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động; tham gia tư vấn pháp luật trên làn sóng của Đài phát thanh, truyền hình địa phương. Thường xuyên phối hợp với Báo tỉnh Đồng Tháp trong việc cung cấp thông tin các vụ án đó khởi tố, truy tố, xột xử nhằm giúp cho nhân dân nắm rõ các quy định của pháp luật và phòng ngừa chung.
Viện kiểm sát 02 cấp tăng cường thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc giam, giữ và thi hành án hình sự. Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam trong việc giam, giữ, quản lý bị can và người bị kết án. Tham gia xét duyệt giảm án, đặc xá những trường hợp đủ điều kiện, giúp cho người bị kết án nhanh chóng quay về và tái hòa nhập với cộng động. Quan tâm đến công tác kiểm sát việc chấp hành án treo tại cấp xã.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ động xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành Viện kiểm sát, Công an, Tòa án, Hải quan, Thanh tra, Bộ đội biên phòng, Cục thuế, Chi Cục kiểm lâm, Chi Cục quản lý thị trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Năm 2013, ngành Kiểm sát Đồng Tháp xác định công tác kiểm sát xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố là khâu đột phá của toàn Ngành. Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh đã chủ trì phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra Công an Tỉnh xây dựng 02 Quy chế phối hợp liên ngành Công an và Viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Hai Ngành đã tổ chức tập huấn và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố cho các đơn vị của hai ngành Công an và Viện kiểm sát để đảm bảo thực hiện tốt công tác này.
Cùng với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Đồng Tháp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Tham gia tổng kết 8 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”; tham gia thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm của Ban Chỉ đạo 138 của tỉnh Đồng Tháp, trong đó đã xây dựng Kế hoạch công tác Kiểm sát phối hợp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để góp ý cho liên ngành Trung ương, cho Quốc Hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, về chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể: góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Viện KSND, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch số 17 về giải quyết án ma túy, Thông tư liên tịch số 05 về điều tra án hình sự và một số Thông tư, Nghị quyết khác của Liên ngành Trung ương và của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao… góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phũng, chống tội phạm theo Chỉ thị 48-CT/TW và chương trình, mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm.
Để tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh đã phối hợp Tòa án, Công an Tỉnh xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành và tổ chức thực hiện ở hai cấp tỉnh và huyện. Từ khi thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành đến nay, mối quan hệ phối hợp giữa 3 ngành ở cả hai cấp trong giải quyết án hình sự ngày càng chặt chẽ hơn, tiến độ và chất lượng giải quyết án đã tốt hơn, không để xảy ra trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai, hạn chế thấp nhất việc đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội. Đã hạn chế được tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hoạt động kiểm sát được coi trọng ngay từ lúc phân loại, xử lý vụ việc, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ người, phê chuẩn việc áp dụng hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn. Các trường hợp bắt tạm giữ hình sự chuyển khởi tố tiếp tục được duy trì ở tỷ lệ cao, bình quân mỗi năm đạt 98%. Tỷ lệ án do Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở mức thấp, chỉ chiếm 0,88% trên tổng số vụ Viện kiểm sát phải xử lý.
Viện kiểm sát hai cấp đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW. Đã chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức được 142 phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp, 1.211 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra tội phạm để tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm.
Tăng cường công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, đảm bảo các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện vi phạm và tội phạm có thể xảy ra tại nơi giam, giữ.
Qua 5 năm về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, các cấp ủy đảng và lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức quán triệt cho toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức trong đơn vị. Qua đó, từng đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan Viện kiểm sát hai cấp nâng cao nhận thức chính trị về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình, người thân chấp hành tốt pháp luật và tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kết quả thực hiện, không có cán bộ, đảng viên hoặc con, em của cán bộ, đảng viên trong ngành Kiểm sát vi phạm pháp luật hình sự.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chú trọng đến công tác củng cố, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Kịp thời bổ sung cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự ở hai cấp, trong điều kiện tốt nhất của Ngành. Cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát Đồng Tháp đã thể hiện bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Viện kiểm sát hai cấp thường xuyên quan tâm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị, trong đó tiếp tục tổ chức thực hiện cã hiệu quả cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua các chuyên đề cụ thể: thực hiện làm theo tấm gương đạo đức của Bác; gắn với việc xây dựng 5 đức tính của người cán bộ Kiểm sát theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.