Thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số 1217/QĐ- TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015...
Kết quả 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015
Thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số 1217/QĐ- TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch số 130/KH-VKSTC ngày 07/12/2012 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012- 2015 và chỉ đạo các đơn vị thuộc Viện KSND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương đơn vị xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho toàn Ngành. Căn cứ kế hoạch chung của Ngành và kế hoạch của UBND tỉnh, Viện kiểm sát tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời ở địa phương.
Ngành kiểm sát đã kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 20/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Viện kiểm sát địa phương chỉ đạo phòng (bộ phận) nghiệp vụ tham gia các đợt cao điểm phòng, chống tội phạm, các đợt truy quét tội phạm tại các tụ điểm phức tạp.
Ngày 17/3/2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy định về việc phòng ngừa, phát hiện, xử lí hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong ngành KSND, qui định về nguyên tắc, phương pháp, trách nhiệm, quyền hạn và áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành về phòng ngừa, phát hiện, xử lí hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Hàng quý, sáu tháng, năm, Ban Chỉ đạo các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ngành Kiểm sát tổ chức họp để kiểm điểm việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị theo, đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để triển khai thực hiện.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban chỉ đạo 138/CP, lãnh đạo VKSND tối cao chủ trì kiểm tra kết quả 02 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW tại 02 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (năm 2012); Văn phòng VKSND tối cao chủ trì Đoàn khảo sát liên ngành về tình hình và kết quả một năm thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự và 03 năm thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011-2013 tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013). Qua kiểm tra, khảo sát đã chỉ ra một số tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện Chỉ thị, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót của địa phương, kiến nghị cấp ủy chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn, đồng thời tổng hợp nhiều đề xuất, kiến nghị báo cáo Ban chỉ đạo 138/CP có giải pháp, biện pháp chỉ đạo, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thực hiện Chỉ thị số 48- CT/TW, VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh đã sớm thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng, hoàn thiện Quy chế hoạt động; tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm trên địa bàn.
Hàng năm, Ban chỉ đạo ở Viện KSND tối cao và Viện kiểm sát cấp tỉnh phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình kết hợp với kiểm tra thực hiện Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Qua kiểm tra yêu cầu các đơn vị khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện Chương trình.
Tình hình tội phạm và kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011-2015:về cơ bản đã được kiềm chế, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp: tội phạm về an ninh giảm mạnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn; tội phạm về tham nhũng xảy ra nhiều trong các lĩnh vực ngân hàng, quản lý đất đai, quản lý các dự án lớn của Nhà nước... làm thất thoát nhiều tài sản nhà nước, gây bức xúc dư luận xã hội; tội phạm xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, chức vụ diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều vụ sử dụng công nghệ cao để phạm tội, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sự quản lý thiếu chặt chẽ của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản; tội phạm có tổ chức, hoạt động theo băng, nhóm có tính chất “xã hội đen”, nhiều vụ sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, manh động; tội phạm đánh bạc được tổ chức dưới nhiều hình thức, đặc biệt là cá độ bóng đá; vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông vẫn xảy ra nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình tội phạm trên là do công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội ở một số lĩnh vực còn thiếu sót, sơ hở; tác động tiêu cực của tình hình suy thoái kinh tế; ý thức chấp hành pháp luật thấp, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận cán bộ và người dân. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật của các cấp, các ngành và nhân dân, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, trong một số lĩnh vực còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo toàn Ngành đề ra nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, như: phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT, ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và tổ chức thực hiện trong toàn Ngành; tăng cường kiểm sát trực tiếp tại Cơ quan điều tra trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát việc giải quyết 387.804 tin báo, tố giác của Cơ quan điều tra; tiến hành kiểm sát điều tra vụ án ngay từ khi khởi tố, kiểm sát chặt chẽ các quyết định của Cơ quan điều tra, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lí thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 351.080 vụ/559.127 bị can, số vụ thụ lí năm sau cao hơn năm trước. Viện kiểm sát đã truy tố 291.234 vụ/521.488 bị can, tỷ lệ Viện kiểm sát truy tố đúng người, đúng tội đạt 98% (nhiều đơn vị đạt 100%).
Qua kiểm sát, Viện kiểm sát hủy247quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra; hủy1.157 quyết định không khởi tố bị can của Cơ quan điều tra; VKS yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra1.967 vụ án và 2.313 bị can, trong đó Cơ quan điều tra đã khởi tố 2.071 bị can theo yêu cầu của VKS; VKS trực tiếp khởi tố 181vụ, 140 bị can yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; VKS không phê chuẩn 489 lệnh bắt khẩn cấp; VKS hủy quyết định tạm giữ 1.035 người; không gia hạn tạm giữ572 người; VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam 917 bị can; không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 747 bị can; không gia hạn tạm giam 110 bị can; VKS yêu cầu Cơ quan điều tra bắt tạm giam 439 bị can. Kiểm sát việc tạm giữ về hình sự 335.250 người, cơ quan chức năng đã giải quyết 332.866 người, trong đó khởi tố xử lý về hình sự 310.052 đạt tỉ lệ 93,14%. Kiểm sát trại tạm giam 4.218 lượt, đã ban hành 958 kháng nghị, kiến nghị.
Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự sơ thẩm 296.764 vụ/530.611bị cáo, đã xét xử 282.424 vụ/502.187 bị cáo; thụ lí thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm 69.525 vụ/104.607 bị cáo, đã xét xử 53.088 vụ/82.700 bị cáo, trong đó VKS kháng nghị 4.095 vụ, Tòa xử chấp nhận kháng nghị của VKS 2.933 vụ (chiếm 71,62%); thụ lí giám đốc thẩm, tái thẩm 858 vụ/1.371 bị cáo, đã xét xử 890 vụ/1.500 bị cáo, trong đó VKS kháng nghị 455 vụ, Tòa xử chấp nhận kháng nghị của VKS 388 vụ, chiếm 85,27%. Tại phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên chủ động tranh luận với Luật sư và những người tham gia tố tụng khác để bảo vệ quan điểm truy tố; hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 (2013-2014), ngành Kiểm sát đều đã hoàn thành vượt 04/04 chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết đề ra, theo đó: đã quản lý việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; kiểm sát chặt chẽ, toàn diện hơn nên tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm được nâng cao (đạt 92,12%, vượt 2,12%) đáp ứng yêu cầu của Quốc hội; tiến độ giải quyết các vụ án tăng dần, giảm dần số vụ án quá hạn; tỉ lệ bắt, tạm giữ hình sự phải xử lý hành chính, trả tự do thấp và giảm dần, đạt yêu cầu của Nghị quyết số 37/2012/QH13 (đạt 97,5%, vượt 2,5%). Tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,65%, vượt 4,65%; tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,76%, vượt 4,76%; Số lượng kháng nghị, chất lượng kháng nghị hình sự tăng dần, tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận đều vượt chỉ tiêu (đạt 73,05%, vượt 3,05%).
Hàng năm, VKSND tối cao đã chú trọng chỉ đạo toàn Ngành tập trung đấu tranh, xử lý tội phạm theo chuyên đề, như:năm 2011, trước tình trạng chống người thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng, VKSND tối cao đã yêu cầu VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tổng hợp và báo cáo tình hình và kết quả xử lý về tội phạm chống người thi hành công vụ để tham mưu cho liên ngành tư pháp Trung ương có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này; hưởng ứng “Năm an toàn giao thông - 2012”, VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án về tai nạn giao thông...
Toàn ngành tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Ban Nội chính Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc. Viện kiểm sát địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ án mua bán người, vụ án ma túy lớn có yếu tố nước ngoài, vận chuyển qua đường hàng không, đường biển, tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là trong các tháng cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.
Quá trình giải quyết án, Viện kiểm sát các cấp tích cực thực hiện các biện pháp chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn thụ lí, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm; nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, Kiểm sát viên trong việc phê chuẩn lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan chức năng, đảm bảo các lệnh, quyết định trong công tác này đều phải đảm bảo đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật; thận trọng, kiên quyết trong phê chuẩn; nâng cao chất lượng yêu cầu điều tra; kiên quyết chống bỏ lọt tội phạm. Thực hiện nghiêm túc chủ trương Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, bảo đảm 100% các vụ án điều được kiểm sát ngay từ khi khởi tố.Chủ động phối hợp với Toà án tổ chức các phiên tòa để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên; yêu cầu mỗi Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết án hình sự phải có ít nhất 01 phiên tòa rút, kinh nghiệm; kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Toà án, kịp thời phát hiện vi phạm để kháng nghị, hạn chế việc áp dụng án treo không đúng đối với bị cáo phạm tội về tham nhũng.
Viện KSND tối cao đã đổi mới, tăng cường tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra; tích cực trong công tác đấu tranh phát hiện, xử lí tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong 5 năm qua, Cơ quan Điều tra đã thụ lí 497 tố giác, tin báo về tội phạm, tăng 23,9% so với giai đoạn 2006-2010; đã kiểm tra, xác minh 471 tố giác, tin báo, đạt 94,77%. Đã khởi tố và thụ lí điều tra 159 vụ/166 bị can; đã giải quyết 149 vụ/164 bị can, đạt 93,71%, tăng 14,05% so với giai đoạn 2006-2010; hiện đang điều tra 10 vụ/02 bị can. Thông qua giải quyết án, đã ban hành 306 kiến nghị (138 gửi ngành Công an, 71 gửi ngành Tòa án, 51 gửi ngành Thi hành án dân sự và 12 gửi các ngành khác).
Viện kiểm sát các cấp đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp kiểm tra, giám sát công tác quản lý giam, giữ và việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; triển khai nhiều biện pháp kiểm sát chặt chẽ công tác thi hành án hình sự, tập trung phát hiện vi phạm trong việc xét miễn, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, nhất là thi hành án phạt tù; trên cơ sở đó, kịp thời kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục.
Qua thực hiện các lĩnh vực công tác kiểm sát, ngoài việc ban hành kiến nghị đối với các cơ quan tư pháp yêu cầu khắc phục vi phạm, thiếu sót, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 12.045 kiến nghị phòng ngừa tội phạm gửi đến các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương yêu cầu khắc phục vi phạm, thiếu sót trong quản lí, thực hiện các phương pháp phòng ngừa hiệu quả đối với từng loại tội phạm, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm.
Viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê, báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm. Cục thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, Viện KSND tối cao thống kê số liệu đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ Ban chỉ đạo ngành Kiểm sát nhân dân về các Chương trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội xây dựng báo cáo của Ngành. Toàn ngành tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc truyền dẫn, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu về kết quả xử lí tội phạm, phục vụ kịp thời việc xây dựng báo cáo tổng hợp và công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm của Ngành và của các cơ quan Đảng, Nhà nước;xây dựng, ứng dụng phần mềm phục vụ quản lí án hình sự, phần mềm về quản lý dữ liệu tương trợ tư pháp…
Ngành Kiểm sát tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên, giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò của Ngành trong công tác này. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử đã tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm; công tác triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luât tổ chức Viện KSND năm 2014, việc thực hiện các dự án luật do ngành Kiểm sát chủ trì soạn thảo và những kết quả hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp; quán triệt chỉ đạo của VKSND tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tập trung thông tin về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật, về giải đáp, tư vấn pháp luật... Chương trình truyền hình Kiểm sát nhân dân từng bước đi vào ổn định, chất lượng được nâng lên, phát sóng định kỳ 02 số/tháng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, về tổ chức, hoạt động của ngành Kiểm sát. Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát đăng nhiều tin, bài về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ phát hành xuất bản một số cuốn sách về nội dung này.
Viện kiểm sát địa phương đã phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức 36.107 phiên toà xét xử lưu động án hình sự.Nhiều phiên tòa được tổ chức ngay tại nơi xảy ra tội phạm, khu dân cư, vùng sâu, vùng xa thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham dự; tại phiên tòa, Kiểm sát viên lồng ghép việc phổ biến những qui định của pháp luật, phòng ngừa tội phạm, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục sâu sắc.
Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, tại UBND cấp xã, phường phối hợp công tác chuyên môn với tuyên truyền pháp luật liên quan để cán bộ thực thi nhiệm vụ ở đơn vị được kiểm sát thấy được sai sót, vi phạm trong hoạt động tư pháp và yêu cầu khắc phục. Kiểm sát viên làm công tác tiếp dân phối hợp tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo để người dân thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, thực hiện đúng qui định.
Các đơn vị, Viện kiểm sát địa phương, các cơ sở đào tạo trong Ngành Kiểm sát đảm bảo 100% cán bộ, Kiểm sát viên, sinh viên, học viên được tuyên truyền về phòng, chống tội phạm; phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật; tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm ("Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, viết cáo trạng của Kiểm sát viên"; Hội thảo khoa học "Những kinh nghiệm rút ra qua một số vụ án Toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội hoặc huỷ án sau đó đình chỉ”...). Ngoài ra, Kiểm sát viên, cán bộ công chức các đơn vị, địa phương còn hướng dẫn pháp luật về phòng, chống tội phạm và tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, học sinh và nhân dân trên địa bàn không vi phạm pháp luật, tham gia tố giác tội phạm...; đưa tin, bài phản ánh kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Thực hiện các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, ngành Kiểm sát đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp 1992 (sửa đổi), nhất là về chế định Viện kiểm sát nhân dân; chủ trì xây dựng 02 dự án luật: Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); tham gia xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức điều tra hình sự... VKSND tối cao chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng nhiều thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Tích cực nghiên cứu, góp ý kiến xây dựng các dự thảo văn bản của Ban chỉ đạo 138/CP, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội,góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Viện kiểm sát địa phương tổ chức nhiều hội thảo, góp ý nhiều dự thảo văn bản pháp luật về phòng, chống tội phạm, dự thảo văn bản của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm ở địa phương tổ chức lấy ý kiến góp ý và triển khai thực hiện.
Các đơn vị thuộc Viện KSND tối cao, Viện kiểm sát địa phương tích cực nghiên cứu, xây dựng các đề tài, Đề án, chuyên đề về phòng, chống tội phạm nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, kịp thời giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, khắc phục những khó khăn, hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh đối với từng loại tội phạm cụ thể.
5 năm qua, số yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự tăng nhanh(yêu cầu tương trợ đến tăng 123%, yêu cầu tương trợ đi tăng 180%), Vụ Hợp tác quốc tế Viện KSND tối cao tiếp nhận, xử lí 298 hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp; 284 hồ sơ từ các cơ quan tố tụng của Việt Nam chuyển đến để yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài; tham mưu cho lãnh đạo Viện kí 8 thỏa thuận hợp tác song phương với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước; nghiên cứu, tổ chức đàm phán thành công 6 Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự cấp nhà nước với 6 quốc gia; biên dịch tài liệu về pháp luật tố tụng hình sự các nước, về tội phạm học. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức hơn 200 hội nghị, tập huấn về pháp luật, phòng, chống tội phạm, 6 hội thảo, hội nghị về tương trợ tư pháp hình sự cho Kiểm sát viên, cán bộ công chức làm án hình sự.
Hàng năm, Viện KSND tối cao Việt Nam và Viện KSND tối cao Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tổ chức Hội nghị giao ban về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại các tỉnh có chung đường biên giới luân phiên ở mỗi nước.
Viện KSND các tỉnh, thành phố có đường biên giới tăng cường quan hệ hợp tác với cơ quan chức năng của các tỉnh của nước bạn có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hợp tác phòng, chống tội phạm. Một số tỉnh đã kí kết Biên bản ghi nhớ, Kế hoạch phối hợp hành động với Viện kiểm sát tỉnh của nước bạn giáp biên giới như Viện KSND các tỉnh Quảng Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La; thực hiện giao ban định kì để trao đổi tình hình vi phạm, tội phạm trên tuyến biên giới và phối hợp giải quyết.
Sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011-2015, nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm được nâng lên; đội ngũ lãnh đạo, Kiểm sát viên ngày càng kiên quyết hơn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo luật định nhằm chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm. Tæ chøc Ban chØ ®¹o c«ng t¸c phßng, chèng tội phạm ®îc kiÖn toµn tõ ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao ®Õn ViÖn kiÓm s¸t cÊp huyÖn; thể chế từng bước hoàn thiện; tinh thÇn tr¸ch nhiÖm cña c¸n bé, KiÓm s¸t viªn trong ®Êu tranh phßng, chèng tội phạm ®îc ph¸t huy; c¸c lÜnh vùc c«ng t¸c kiÓm s¸t phßng, chèng tội phạm ®îc tiÕn hµnh ®ång bé, toµn diÖn ë c¸c ®¬n vÞ trong toµn Ngµnh.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để nắm bắt tình hình tội phạm, đề ra các giải pháp, yêu cầu đấu tranh có hiệu quả đối với từng loại tội phạm cụ thể, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về tham nhũng, kinh tế chức vụ, tội phạm về ma túy; hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong Kế hoạch số 130/KH-VKSTC ngày 07/12/2012 của Viện KSND tối cao về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; thực hiện vượt 4/4 chỉ tiêu cơ bản của Nghị quyết số 37/2012/QH13 Quốc hội; tình hình tội phạm bước đầu được kiềm chế; chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng tốt hơn.
Phát động được phong trào cán bộ, Kiểm sát viên, công chức ngành Kiểm sát nhân dân tích cực, gương mẫu vận động gia đình và người dân nơi cư trú thực hiện nghiêm túc các qui định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế, góp phần củng cố nền tảng phòng ngừa tội phạm từ cơ sở./.