CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Kết quả 5 năm thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của Vụ THQCT&KSĐT án trật tự xã hội

24/08/2015
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngay sau khi Ban cán sự đảng VKSND tối cao ban hành Kế hoạch số 06-KH/BCS ngày 16/11/2010, Đơn vị đã tổ chức quán triệt thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW và đưa vào Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm để chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến từng cán bộ, Kiểm sát viên, Phòng nghiệp vụ...

Kết quả 5 năm thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của Vụ THQCT&KSĐT án trật tự xã hội

Ngay sau khi Ban cán sự đảng VKSND tối cao ban hành Kế hoạch số 06-KH/BCS ngày 16/11/2010, Đơn vị đã tổ chức quán triệt thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW và đưa vào Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm để chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến từng cán bộ, Kiểm sát viên, Phòng nghiệp vụ. Quán triệt và phổ biến đến từng cán bộ, Đảng viên về việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/7/2007 về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan Bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng , Hướng dẫn số 01/HD/TW ngày 18/11/2010 hướng dẫn Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương và Quy định số 100-QĐ/BCSĐ ngày 12/9/2014 của Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát tối cao về việc thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương nêu trên.
Tham mưu cho Viện trưởng VKSNDTC ban hành Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm” và tổ chức Hội nghị quán triệt trong toàn ngành KSND.Đặc biệt tập trung chỉ đạo phối hợp với cơ quan điều tra và các ngành liên quan phát động thực hiện hiệu quả các đợt cao điểm phòng, chống tội phạm. Hàng năm đã chỉ đạo tiến hành rà soát, kiểm tra và sơ, tổng kết đánh giá tiến trình, kết quả thực hiện Chỉ thị. Năm 2014 đã chủ trì tham mưu Lãnh đạo Viện tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm Thông tư 06, Chỉ thị 06 nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố chống oan, chống lọt ngay từ đầu.
Chủ động, phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo, tham mưu cho Lãnh đạo VKSNDTC trong việc xây dựng, ký kết ban hành Thông tư liên tịch số 06 ngày 2/8/2013 hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (do Bộ Công an chủ trì). Xây dựng Quy chế công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra việc tiến hành giám định, Quy chế kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị theo hướng chuyên sâu theo yêu cầu của Lãnh đạo VKSND tối cao.
Tạo điều kiện cho cán bộ, Kiểm sát viên tham gia các khóa, lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị... để ngày một đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung trong tình hình mới.
Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, sắp xếp, phân công cán bộ khoa học, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý cao nhất và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Đơn vị xác định rõ công tác tuyền truyền về phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng nên đã tổ chức chỉ đạo thực hiện trong toàn đơn vị. Kết hợp lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động của các đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục đến cán bộ, công chức trong đơn vị và đối với nhân dân, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó nêu cao tình thần, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức pháp luật, ý thức phòng chống tội phạm của người thân và nhân dân nơi cư trú. Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm. Không có cán bộ, đảng viên và người thân bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực, vi phạm trong công tác này, không có người bị xử lý hình sự.
Đơn vị đã tích cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong phòng chống tội phạm; tổ chức cho toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên tham gia thảo luận góp ý vào các Dự án Luật, văn bản hướng dẫn luật, tổng hợp ý kiến và tham gia tổ biên tập xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật do Viện KSND tối cao, các bộ, ngành chủ trì xây dựng, như: Thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý hành vi Chống người thi hành công vụ, Dự thảo TTLT hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX, Chương XX BLHS về các tội xâm phạm an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố, Dự thảo Luật phòng, chống khủng bố do Bộ Công an chủ trì; Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì; Dự án Bộ luật tố tụng hình sự sửa, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi, Quy chế 144 về xử lý tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện KSND tối cao chủ trì; Dự thảo Thông tư liên tịch Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì...
 Tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với nhiều dự thảo Luật, văn bản hướng dẫn pháp luật do các đơn vị trong và ngoài ngành chủ trì như: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật chống khủng bố, Luật tổ chức VKSND (sửa đổi); Dự thảo Thông tư liên tịch thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử đối với người nước ngoài; TTLT hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS đối với tội phạm khủng bố (Điều 230a, 230b); TTLT hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu TNHS người phạm tội; TTLT hướng dẫn thực hiện các Chương XIX, XX, XXI BLHS; TTLT hướng dẫn việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt Trẻ em;...Góp ý xây dựng Hiệp định khung TTTPHS giữa CHXHCN Việt Nam với CH Nam Phi; góp ý dự thảo các nguyên tắc về hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người do Ban chỉ đạo Commit xây dựng; góp ý dự thảo Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện thỏa thuận sửa đổi, bổ sung Hiệp định giữa Việt Nam - Campuchia về hợp tác phòng, chống buôn bán người.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được đơn vị đặc biệt chú trọng, tập trung đẩy nhanh việc kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của Cơ quan điều, tỷ lệ giải quyết đạt 95,8% tổng số tố giác, tin báo về tội phạm CQĐT thụ lý, giải quyết. Không có tố giác, tin báo về tội phạm không được CQĐT thụ lý giải quyết theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 103 BLTTHS, không có trường hợp quá hạn luật định.
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền: Tỷ lệ giải quyết án hình sự hàng năm đạt chỉ tiêu đề ra; không có trường hợp nào quá hạn luật định, VKS hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT ra quyết định truy tố, vi phạm trong hoạt động tư pháp; 100% vụ án đều có yêu cầu điều tra. Không có trường hợp khởi tố, truy tố oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam liên quan đến phòng, chống tội phạm: Không có trường hợp bị bắt, giam, giữ quá hạn quy định mà không có lệnh hoặc quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. 100% số người bị bắt, tạm giữ đều chuyển xử lý hình sự. Không có trường hợp nào VKS hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác, sau đó bị can phạm tội mới, bỏ trốn phải ra lệnh truy nã.
Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, đơn vị đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra nắm chắc tình hình vi phạm và tội phạm. Mặt khác, thông qua công tác nắm vững tình hình vi phạm và tội phạm, Viện kiểm sát đã kịp thời nắm chắc việc phân loại, xử lý thông tin vi phạm và tội phạm của Cơ quan điều tra, từ đó có biện pháp nhằm hạn chế việc khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Quán triệt yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và các chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng VKSNDTC về việc “Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra; gắn công tố với hoạt động điều tra điều tra…” nên đã có nhiều chuyển biến tích cực và mạnh mẽ.
Bên cạnh viêc triển khai các biện pháp quản lý và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong việc nắm, quản lý, phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đơn vị luôn nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm sát điều tra, đã bám sát quát trình điều tra, kiểm sát chặt chẽ các họat động điều tra, kịp thời phát hiện những vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra. Khi phát hiện có vi phạm tố tụng, Viện kiểm sát đều thông báo kịp thời và yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục ngay, nhằm bảo đảm các họat động điều tra theo đúng qui định của pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can và của những người tham gia tố tụng khác.
Trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên đã kịp thời đưa ra những yêu cầu điều tra. Do đó, các vụ án đều được điều tra một cách toàn diện, đầy đủ các dấu hiệu phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bảo đảm việc điều tra của Cơ quan điều tra đúng pháp luật, tránh tình trạng điều tra “qua loa”, thiếu chứng cứ, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Kiểm sát viên luôn theo dõi bám sát tiến độ điều tra, nên số vụ án đã được khởi tố điều tra phần lớn là hoàn thành đúng hạn luật định, có chất lượng, hạn chế tối đa số vụ án phải gia hạn điều tra hoặc vi phạm thời hạn điều tra, nên số vụ án khởi tố điều tra đã kết thúc điều tra và đề nghị truy tố đạt ở mức cao.
Về áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn điều tra, thực hiện  “tăng cường trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân đối với công tác bắt, giam, giữ”, nên công tác phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn như lệnh bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam được tiến hành một cách chặt chẽ. Những trường hợp nào mà Cơ quan điều tra đề nghị VKS phê chuẩn không đủ căn cứ hoặc không đúng với quy định của pháp luật thì kiên quyết không phê chuẩn. Trong thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã từ chối phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt để tạm giam hàng trăm trường hợp. Do vậy, số người bị bắt, tạm giữ sau đó xử lý hành chính, trả tự do không có. Một trong những yếu tố có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong thời gian qua là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Vụ đã được tăng cường kịp thời và có hiệu quả rõ rệt. Căn cứ Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành KSND hàng năm, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Lãnh đạo Vụ đã chỉ đạo kịp thời xây dựng kế hoạch công tác năm của đơn vị và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Qua đó, nhận thức của cán bộ, Kiểm sát viên về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong giai đọan điều tra đã có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt, nhất là nhận thức về vai trò chủ đạo, quyết định tố tụng của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng quan trọng của Cơ quan điều tra như quyết định khởi tố bị can, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh bắt, tạm giam bị can, lệnh khám xét ... Kiểm sát viên đã chủ động, tích cực hơn trước trong hoạt động kiểm sát điều tra bằng việc thường xuyên cập nhật thông tin về tiến độ, kết quả điều tra vụ án, từ đó đề ra yêu cầu điều tra, bảo đảm việc thu thập chứng cứ được đầy đủ và theo đúng trình tự, thủ tục được qui định trong BLTTHS. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, nhiều Kiểm sát viên đã trực tiếp thực hiện một số hoạt động tố tụng như lấy lời khai nhân chứng, hỏi cung bị can… nhằm bảo đảm việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật hoặc để bảo đảm việc nắm vững hồ sơ vụ án, phục vụ tích cực cho việc tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên toà. Vì vậy, trong những năm qua, đơn vị không để xảy ra trường hợp nào bị khởi tố, truy tố, xét xử oan, sai, hạn chế thấp nhất việc để bỏ lọt tội phạm.
Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, đặc biệt quan tâm các vụ án phức tạp, gây bức xúc dư luận. Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, tránh việc khởi tố, truy tố oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, đảm bảo việc khởi tố, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW,đơn vị đã chủ động phối hợp tổ chức nhiều giải pháp với các ngành hữu quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tích cực tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan Đảng và Nhà nước các biện pháp, giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, hiệu quả xử lý tội phạm ngày một nâng cao, nhất là các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các loại tội phạm có tổ chức; tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Qua đó đề ra các biện pháp kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm này; công tác tuyên truyền, giáo dục vận động nhằm huy động sự tham gia tích cực của toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm được đổi mới; công tác thống kê tội phạm đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; nhận thức về công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm của các cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị có sự chuyển biến sâu sắc, từ đó ngày một nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm./.
Tìm kiếm