CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Một số kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác nghiên cứu, kiểm sát giải quyết hồ sơ phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

26/03/2020
Cỡ chữ:   Tương phản
Kể từ khi được thành lập, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thụ lý lượng lớn về án phúc thẩm, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của 12 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để giải quyết nhanh hồ sơ, tác giả bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm, kỹ năng và giải pháp để đồng nghiệp tham khảo

 

Kể từ khi được thành lập, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thụ lý lượng lớn về án phúc thẩm, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của 12 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để giải quyết nhanh hồ sơ, tác giả bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm, kỹ năng và giải pháp để đồng nghiệp tham khảo như sau:

1. Trong công tác giải quyết hồ sơ phúc thẩm

-Trước hết người nghiên cứu hồ sơ phải kiểm tra thủ tục kháng cáo, kháng nghị như thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tạm ứng án phí phúc thẩm, thông báo kháng cáo, kháng nghị. Có trường hợp trong hồ sơ vụ án, có nhiều người kháng cáo nhưng cấp sơ thẩm không thông báo hết, bỏ sót hoặc Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp kháng nghị nhưng trong hồ sơ chính không có kháng nghị, trong khi đó VKS cấp trên nhận được kháng nghị của VKS cấp dưới.

-Đọc kỹ bản án, quyết định sơ thẩm. Đặt biệt lưu ý đến ý kiến của Kiểm sát viên (KSV) được ghi trong bản án, biên bản phiên tòa và bài phát biểu được lưu trong hồ sơ vụ án. Có trường hợp 01 trong 03 tài liệu này ghi khác nhau hoặc ghi không đầy đủ. Cần lưu ý nếu ý kiến của KSV khác quan điểm của Hội đồng xét xử (HĐXX) như đề nghị bác hoặc không chấp nhận khởi kiện, KSV đề nghị tạm ngừng phiên tòa để bổ sung chứng cứ, tài liệu nhưng HĐXX vẫn tiến hành tuyên án hoặc tuyên khác quan điểm của KSV. Trong trường hợp này cán bộ nghiên cứu phải tìm hiểu khi xét xử xong nhưng VKS cùng cấp không kháng nghị hoặc báo cáo lên VKS cấp trên xem xét kháng nghị.

-Muốn giải quyết nhanh vụ án phúc thẩm, theo chúng tôi không cần phải nghiên cứu hết vụ án mà cần xem những yêu cầu kháng cáo, kháng nghị; căn cứ để chấp nhận kháng cáo, kháng nghị. Đọc kỹ biên bản phiên tòa cấp sơ thẩm, bản án, ý kiến của KSV tại phiên tòa và đối chiếu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà xây dựng bài phát biểu, báo cáo đề xuất quan điểm giải quyết vụ án. Nhiều cán bộ trẻ khi thấy vướng quan điểm ngại tranh thủ trao đổi ý kiến của đồng nghiệp, nhất là ý kiến của lãnh đạo hoặc có tư tưởng có gì người tham gia xét xử chịu, miễn là “cứ đề nghị y án sơ thẩm cho xong” theo phương thức chụp, cắt, dán bản án của cấp sơ thẩm.

-Chỉ nên sao chụp các chứng cứ, tài liệu phục vụ việc kháng cáo, kháng nghị giai đoạn phúc thẩm. Qua công tác xét xử, chúng tôi thấy nhiều hồ sơ kiểm sát sao chụp nhiều quá (chắc là lo bị thiếu). Nhiều hồ sơ có 2, 3 bản án. Tài liệu tập trước trùng tài liệu tập sau. Thậm chí nhiều tài liệu photo một mặt…

-Cán bộ nghiên cứu cần phải có bản ghi nhận kết quả nghiên cứu, những thiếu sót, tồn tại của cấp sơ thẩm, cụ thể ở bút lục nào và đề xuất giải quyết tồn tại, thiếu sót (nếu có). Việc lạm dụng và ỷ lại quá nhiều vào phương tiện, máy móc như máy vi tính, máy photocoppy hay Scan sẽ dẫn đến không nghiên cứu sâu nội dung vụ án để nâng cao được kỹ năng và trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ, KSV khi được phân công nhiệm vụ giải quyết án phúc thẩm

2.Trong công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Trong những năm qua, công tác giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tại VKS đã đạt được những thành tựu nhất định, số lượng và chất lượng giải quyết án không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Thông qua công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết, xét xử của Tòa án cấp dưới; những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật đều kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn pháp luật cho phù hợp. Các phán quyết trong quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có chấp nhận kháng nghị hay không chấp nhận kháng nghị đều nhằm hướng dẫn áp dụng đúng pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Do đó, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, đặc biệt là các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngoài việc giải quyết những vụ án cụ thể còn là văn bản có tính chất hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. Thông qua thực tiễn giải quyết đơn, án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện 3, chúng tôi rút ra một số vấn đề cần lưu ý cho cán bộ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, phải nghiên cứu quy trình giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy trình giải quyết án phải được áp dụng thống nhất và có giá trị bắt buộc đối với các cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy trình này phải được xây dựng dựa trên tiêu chí nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt và đúng pháp luật. Thường xuyên xem xét để đề xuất cho phù hợp với thực tiễn, làm sao cho số lượng, chất lượng kháng nghị ngày càng tăng lên.

Thứ hai, người nghiên cứu cần xem xét kỹ đơn đề nghị và chứng cứ, tài liệu kèm theo. Xem bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã xem xét chưa những đề nghị trong đơn của đương sự. Tài liệu kèm theo đã được thu thập trong hồ sơ vụ án chưa. Nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, thận trọng, khoa học. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giải quyết vụ án và  giúp hạn chế trường hợp án bị trả về nghiên cứu lại làm mất thời gian của cán bộ nghiên cứu cũng như lãnh đạo. Có nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án thì cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu mới có đủ điều kiện viện dẫn các căn cứ, chứng cứ và lời khai của đương sự, nhân chứng khi trình bày quan điểm và đề xuất ý kiến lãnh đạo đơn vị. Tùy vào tính chất của từng hồ sơ vụ án phức tạp hay đơn giản, nhiều hành vi hay ít hành vi, nhiều đương sự hay không và căn cứ vào sở trường, năng khiếu của cán bộ mà đề ra phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án khác nhau. Thông thường đối với các vụ án có nội dung phức tạp, cán bộ lập bản cứu ghi chú lại các tài liệu, nội dung quan trọng của vụ án để thuận tiện trong quá trình báo cáo án với lãnh đạo. Nên chăng chỉ nên bố trí KSV trung cấp trở lên để giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án một cách khách quan, thận trọng. Ý kiến của KSV 2 cấp, quyết định của HĐXX 2 cấp. Nhất là những vụ án quyết định của cấp phúc thẩm khác quyết định của cấp sơ thẩm. Có những vụ án đương sự đã từ bỏ quyền của mình ở cấp phúc thẩm như không kháng cáo, kháng cáo rồi không tham gia phiên tòa, đợi đến khi án có hiệu lực thì làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Những vụ việc như vậy cần cân nhắc khi đề xuất kháng nghị.

-Cân nhắc hậu quả của việc kháng nghị hay không kháng nghị. Bởi lẽ: Nếu kháng nghị đã vững chắc chưa, Tòa án có chấp nhận hay không. Kháng nghị giám đốc thẩm là bước quan trọng, là khâu phá án nên không thể dễ dãi trong quá trình nghiên cứu, đề xuất mà nên thận trọng. Cán bộ nghiên cứu cần tranh thủ ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo. Đối chiếu các quy định của pháp luật để có thể đề xuất đúng. Cần thiết trao đổi ý kiến của ngành Tòa án để tìm kiếm, tranh thủ quan điểm nhằm thống nhất nhận thức về nội dung kháng nghị. Đặc biệt, cần bám sát quy định, căn cứ của pháp luật quy định về kháng nghị để tránh đề xuất kháng nghị những vi phạm nhỏ, chỉ là sai sót về hình thức. Những vấn đề như vậy chỉ cần kiến nghị rút kinh nghiệm là đủ, không kháng nghị chỉ chạy theo số lượng.

 Thứ ba, thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn  nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ công chức này. Về hình thức nên tổ chức ở cấp Viện nghiệp vụ qua các buổi thảo luận rút kinh nghiệm phiên tòa; ở cấp Viện cấp cao  là các buổi tập huấn, hội thảo để các cán bộ, công chức cũng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm cũng như nêu ra vướng mắc và đề xuất kiến nghị, giải pháp trong quá trình giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời giúp cho lãnh đạo đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa, bổ sung quy trình giải quyết án phù hợp với thực tế hơn. Đây là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tại VKS và là hình thức tự đào tạo của mỗi đơn vị đúng như chủ trương của Viện trưởng VKSND tối cao.

Ngoài ra, giải pháp giải quyết tốt hơn nữa liên quan đến khâu công tác này chúng tôi đề xuất VKSND tối cao nên cùng TANDTC tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và kiểm sát xét xử đối với giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua hội nghị này, TAND tối cao tập trung giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn áp dụng và nhận thức thống nhất về pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thực tiễn xét xử. Điều này giúp các Tòa án địa phương hạn chế các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết vụ án, rút kinh nghiệm từ những vụ án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời, góp phần giảm thiểu được lượng đơn đề nghị kháng nghị và bản án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm./.

                                                                                                                                                                                                                                                 Ths. Nguyễn Xuân Thanh

                                                                          Phó Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động

                                                                     Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Một số kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác nghiên cứu, kiểm sát giải quyết hồ sơ phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Kể từ khi được thành lập, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thụ lý lượng lớn về án phúc thẩm, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của 12 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để giải quyết nhanh hồ sơ, tác giả bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm, kỹ năng và giải pháp để đồng nghiệp tham khảo như sau:

1. Trong công tác giải quyết hồ sơ phúc thẩm

-Trước hết người nghiên cứu hồ sơ phải kiểm tra thủ tục kháng cáo, kháng nghị như thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tạm ứng án phí phúc thẩm, thông báo kháng cáo, kháng nghị. Có trường hợp trong hồ sơ vụ án, có nhiều người kháng cáo nhưng cấp sơ thẩm không thông báo hết, bỏ sót hoặc Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp kháng nghị nhưng trong hồ sơ chính không có kháng nghị, trong khi đó VKS cấp trên nhận được kháng nghị của VKS cấp dưới.

-Đọc kỹ bản án, quyết định sơ thẩm. Đặt biệt lưu ý đến ý kiến của Kiểm sát viên (KSV) được ghi trong bản án, biên bản phiên tòa và bài phát biểu được lưu trong hồ sơ vụ án. Có trường hợp 01 trong 03 tài liệu này ghi khác nhau hoặc ghi không đầy đủ. Cần lưu ý nếu ý kiến của KSV khác quan điểm của Hội đồng xét xử (HĐXX) như đề nghị bác hoặc không chấp nhận khởi kiện, KSV đề nghị tạm ngừng phiên tòa để bổ sung chứng cứ, tài liệu nhưng HĐXX vẫn tiến hành tuyên án hoặc tuyên khác quan điểm của KSV. Trong trường hợp này cán bộ nghiên cứu phải tìm hiểu khi xét xử xong nhưng VKS cùng cấp không kháng nghị hoặc báo cáo lên VKS cấp trên xem xét kháng nghị.

-Muốn giải quyết nhanh vụ án phúc thẩm, theo chúng tôi không cần phải nghiên cứu hết vụ án mà cần xem những yêu cầu kháng cáo, kháng nghị; căn cứ để chấp nhận kháng cáo, kháng nghị. Đọc kỹ biên bản phiên tòa cấp sơ thẩm, bản án, ý kiến của KSV tại phiên tòa và đối chiếu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà xây dựng bài phát biểu, báo cáo đề xuất quan điểm giải quyết vụ án. Nhiều cán bộ trẻ khi thấy vướng quan điểm ngại tranh thủ trao đổi ý kiến của đồng nghiệp, nhất là ý kiến của lãnh đạo hoặc có tư tưởng có gì người tham gia xét xử chịu, miễn là “cứ đề nghị y án sơ thẩm cho xong” theo phương thức chụp, cắt, dán bản án của cấp sơ thẩm.

-Chỉ nên sao chụp các chứng cứ, tài liệu phục vụ việc kháng cáo, kháng nghị giai đoạn phúc thẩm. Qua công tác xét xử, chúng tôi thấy nhiều hồ sơ kiểm sát sao chụp nhiều quá (chắc là lo bị thiếu). Nhiều hồ sơ có 2, 3 bản án. Tài liệu tập trước trùng tài liệu tập sau. Thậm chí nhiều tài liệu photo một mặt…

-Cán bộ nghiên cứu cần phải có bản ghi nhận kết quả nghiên cứu, những thiếu sót, tồn tại của cấp sơ thẩm, cụ thể ở bút lục nào và đề xuất giải quyết tồn tại, thiếu sót (nếu có). Việc lạm dụng và ỷ lại quá nhiều vào phương tiện, máy móc như máy vi tính, máy photocoppy hay Scan sẽ dẫn đến không nghiên cứu sâu nội dung vụ án để nâng cao được kỹ năng và trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ, KSV khi được phân công nhiệm vụ giải quyết án phúc thẩm

2.Trong công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Trong những năm qua, công tác giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tại VKS đã đạt được những thành tựu nhất định, số lượng và chất lượng giải quyết án không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Thông qua công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết, xét xử của Tòa án cấp dưới; những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật đều kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn pháp luật cho phù hợp. Các phán quyết trong quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có chấp nhận kháng nghị hay không chấp nhận kháng nghị đều nhằm hướng dẫn áp dụng đúng pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Do đó, các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, đặc biệt là các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngoài việc giải quyết những vụ án cụ thể còn là văn bản có tính chất hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. Thông qua thực tiễn giải quyết đơn, án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện 3, chúng tôi rút ra một số vấn đề cần lưu ý cho cán bộ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, phải nghiên cứu quy trình giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy trình giải quyết án phải được áp dụng thống nhất và có giá trị bắt buộc đối với các cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy trình này phải được xây dựng dựa trên tiêu chí nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt và đúng pháp luật. Thường xuyên xem xét để đề xuất cho phù hợp với thực tiễn, làm sao cho số lượng, chất lượng kháng nghị ngày càng tăng lên.

Thứ hai, người nghiên cứu cần xem xét kỹ đơn đề nghị và chứng cứ, tài liệu kèm theo. Xem bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã xem xét chưa những đề nghị trong đơn của đương sự. Tài liệu kèm theo đã được thu thập trong hồ sơ vụ án chưa. Nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách đầy đủ, thận trọng, khoa học. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giải quyết vụ án và  giúp hạn chế trường hợp án bị trả về nghiên cứu lại làm mất thời gian của cán bộ nghiên cứu cũng như lãnh đạo. Có nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án thì cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu mới có đủ điều kiện viện dẫn các căn cứ, chứng cứ và lời khai của đương sự, nhân chứng khi trình bày quan điểm và đề xuất ý kiến lãnh đạo đơn vị. Tùy vào tính chất của từng hồ sơ vụ án phức tạp hay đơn giản, nhiều hành vi hay ít hành vi, nhiều đương sự hay không và căn cứ vào sở trường, năng khiếu của cán bộ mà đề ra phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án khác nhau. Thông thường đối với các vụ án có nội dung phức tạp, cán bộ lập bản cứu ghi chú lại các tài liệu, nội dung quan trọng của vụ án để thuận tiện trong quá trình báo cáo án với lãnh đạo. Nên chăng chỉ nên bố trí KSV trung cấp trở lên để giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án một cách khách quan, thận trọng. Ý kiến của KSV 2 cấp, quyết định của HĐXX 2 cấp. Nhất là những vụ án quyết định của cấp phúc thẩm khác quyết định của cấp sơ thẩm. Có những vụ án đương sự đã từ bỏ quyền của mình ở cấp phúc thẩm như không kháng cáo, kháng cáo rồi không tham gia phiên tòa, đợi đến khi án có hiệu lực thì làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Những vụ việc như vậy cần cân nhắc khi đề xuất kháng nghị.

-Cân nhắc hậu quả của việc kháng nghị hay không kháng nghị. Bởi lẽ: Nếu kháng nghị đã vững chắc chưa, Tòa án có chấp nhận hay không. Kháng nghị giám đốc thẩm là bước quan trọng, là khâu phá án nên không thể dễ dãi trong quá trình nghiên cứu, đề xuất mà nên thận trọng. Cán bộ nghiên cứu cần tranh thủ ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo. Đối chiếu các quy định của pháp luật để có thể đề xuất đúng. Cần thiết trao đổi ý kiến của ngành Tòa án để tìm kiếm, tranh thủ quan điểm nhằm thống nhất nhận thức về nội dung kháng nghị. Đặc biệt, cần bám sát quy định, căn cứ của pháp luật quy định về kháng nghị để tránh đề xuất kháng nghị những vi phạm nhỏ, chỉ là sai sót về hình thức. Những vấn đề như vậy chỉ cần kiến nghị rút kinh nghiệm là đủ, không kháng nghị chỉ chạy theo số lượng.

 Thứ ba, thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn  nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ công chức này. Về hình thức nên tổ chức ở cấp Viện nghiệp vụ qua các buổi thảo luận rút kinh nghiệm phiên tòa; ở cấp Viện cấp cao  là các buổi tập huấn, hội thảo để các cán bộ, công chức cũng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm cũng như nêu ra vướng mắc và đề xuất kiến nghị, giải pháp trong quá trình giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời giúp cho lãnh đạo đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa, bổ sung quy trình giải quyết án phù hợp với thực tế hơn. Đây là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tại VKS và là hình thức tự đào tạo của mỗi đơn vị đúng như chủ trương của Viện trưởng VKSND tối cao.

Ngoài ra, giải pháp giải quyết tốt hơn nữa liên quan đến khâu công tác này chúng tôi đề xuất VKSND tối cao nên cùng TANDTC tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và kiểm sát xét xử đối với giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua hội nghị này, TAND tối cao tập trung giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn áp dụng và nhận thức thống nhất về pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thực tiễn xét xử. Điều này giúp các Tòa án địa phương hạn chế các sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết vụ án, rút kinh nghiệm từ những vụ án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời, góp phần giảm thiểu được lượng đơn đề nghị kháng nghị và bản án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm./.

Ths. Nguyễn Xuân Thanh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án 

hành chính, vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

 

Tìm kiếm