Thực hiện Kế hoạch kiểm sát trực tiếp số 11/KH-VKS-P4 ngày 11/5/2010 và Kế hoạch kiểm sát trực tiếp số 12/KH-VKS-P4 ngày 11/5/2010, trong tháng 6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù 6 tháng đầu năm tại Trại tạm giam- Công an tỉnh Vĩnh Long, kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Nhà tạm giữ của công an Thành phố Vĩnh Long và các huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, Bình Minh, Trà Ôn, Mang Thít, Vũng Liêm.
Kết thúc đợt kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành các Kết luận gửi đến Ban giám thị trại giam - Công an tỉnh Vĩnh Long, kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Nhà tạm giữ của công an Thành phố Vĩnh Long và các huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, Bình Minh, Trà Ôn, Mang Thít, Vũng Liêm.
Kết thúc đợt kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành các Kết luận gửi đến Ban giám thị trại giam- Công an tỉnh và Trưởng nhà tạm giữ Công an huyện, thành phố được kiểm sát trực tiếp
Tin về Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long:
Thực hiện Kế hoạch kiểm sát trực tiếp số 11/KH-VKS-P4 ngày 11/5/2010 và Kế hoạch kiểm sát trực tiếp số 12/KH-VKS-P4 ngày 11/5/2010, trong tháng 6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù 6 tháng đầu năm tại Trại tạm giam - Công an tỉnh Vĩnh Long, kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Nhà tạm giữ của công an Thành phố Vĩnh Long và các huyện Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, Bình Minh, Trà Ôn, Mang Thít, Vũng Liêm.
Kết thúc đợt kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành các Kết luận gửi đến Ban giám thị trại giam- Công an tỉnh và Trưởng nhà tạm giữ Công an huyện, thành phố được kiểm sát trực tiếp. Các kết luận đã đánh giá, ghi nhận những ưu điểm trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam - Công an tỉnh và ưu điểm tại các nhà tạm giữ Công an huyện, thành phố như: Qui định của pháp luật về giam, giữ cơ bản được chấp hành nghiêm túc, chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam được đảm bảo… Kết luận cũng đã chỉ ra những tồn tại của các đơn vị nêu trên như: Hồ sơ bị can không có lý lịch bị can hoặc lý lịch bị can là bản photocopy nhưng không đóng dấu sao y, một số hồ sơ cơ quan điều tra thay đổi tội danh nhưng không thể hiện quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can, Biên bản bắt bị can để tạm giam điều tra viên không ký tên; Lệnh bắt bị can để tạm giam không có tên Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra lệnh bắt; lệnh tạm giam bị can tống đạt không ghi ngày, giờ; có nơi hồ sơ không có quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ hai của Viện kiểm sát và ngày tháng trong Quyết định gia hạn tạm giữ lần hai bị sửa, xóa nhưng không đóng dấu treo v.v…Những thiếu sót nêu trên đã vi phạm Điều 16, Nghịđịnh 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam.
Tại Trại tạm giam-Công an tỉnh có một số trường hợp chưa phân loại trong giam giữ. Cụ thể: còn giam chung buồng đối với các bị can trong cùng một vụ án hoặc giam bị can phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, bị can phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chung với các bị can phạm tội giết người. Vi phạm khoản 1,2 Điều 15 Nghị định 89 của Chính phủ. Những thiếu sót, vi phạm nêu trên có những nguyên nhân khách quan như: buồng giam giữ của Trại tạm giam ít nhưng can phạm nhiều, không đủ buồng giam để phân loại.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long kiến nghịđến Ban giám thị Trại tạm giam- Công an tỉnh và Trưởng nhà tạm giữ Công an huyện, thành phố đã trực tiếp kiểm sát khắc phục những tồn tại thiếu sót nêu trên.
Riêng Nhà tạm giữ của Công an huyện Bình Tân và huyện Tam Bình đều thực hiện tốt các qui định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam, không có vi phạm và tồn tại gì cần khắc phục.
2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên:
Ngày 14/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 100/CV gửi Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố tỉnh Điện Biên cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình kiểm sát việc giải quyết án dân sự như: Chấp hành việc gửi bản sao bản án, quyết định của TAND huyện, thị cho Viện kiểm sát tỉnh (Viện kiểm sát huyện Tuần Giáo, Mường ẳng, Mường Nhé không gửi bản sao bản án, quyết định cho VKS tỉnh).
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên còn giải thích một số vấn đề trong việc áp dụng pháp luật qua tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ), 05 năm thực hiện Bộ luật dân sự và Thông tư liên tịch số 03/2005 như: Không thực hiện đăng ký kết hôn, chỉ tổ chức cưới theo phong tục, nếu có tranh chấp về hôn nhân thì áp dụng Điều 87 Luật HNGĐ và Nghị quyết 35 /2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội để giải quyết; Việc đòi tiền bồi thường, tiền cưới và tiền thách cưới trong các vụ việc xin ly hôn khi đương sự có yêu cầu thì bác bỏ; Những vụ án Toà án tạm đình chỉ, khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Toà án tiếp tục đưa ra giải quyết. Điều 190 quy định rõ tạm đình chỉ không bị xoá tên trong sổ thụ lý, vì vậy khi kiểm sát cần chú ý vấn đề này; trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các bản án, quyết định của Toà án nếu phát hiện vi phạm, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải làm công văn yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ ngay và nghiên cứu để kiến nghị, kháng nghị. Trường hợp cần thiết báo cáo VKSND tỉnh kháng nghị phúc thẩm v.v…
3.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá:
* Ngày 07/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 29/TB-VKSTH-P2 gửi Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hoá cần lưu ý rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án ma tuý của Viện kiểm sát cấp huyện.
- Vụ án Huỳnh Văn Nhơn, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Bị cáo có 01 tiền án 7 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 2, Điều 194 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng, chưa được xóa án tích. Lần này bị can Nhơn mua bán trái phép chất ma túy 01 lần, phạm vào tội nghiêm trọng. Như vậy Nhơn chỉ bị truy tố, xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 94 là khung hình phạt có mức án từ 02 đến 07 năm, với tình tiết tăng nặng là là “Tái phạm ”được qui định tại điểm g, khoản 1, Điều 48 BLHS nhưng VKS ND huyện N lại truy tố bị can Huỳnh Văn Nhơn để xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với tình tiết “tái phạm nguy hiểm” theo điểm p, khoản 2 Điều 194 BLHS là không có căn cứ, trái với khoản 2 Điều 49 BLHS quy định về “Tái phạm nguy hiểm”.
- Vụ án Lê Thanh Ngọc, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”
Bản cáo trạng số 03/KSĐT-MT ngày 30/3/2010 của KKSND huyện T truy tố Lê Thanh Ngọc về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 194 BLHS. Phần quyết định truy tố của cáo trạng nêu cả hình phạt bổ sung (khoản 5 Điều 194) là không đúng hướng dẫn của Viện kiểm sát ND tối cao.. Nếu xét thấy vụ án cần áp dụng hình phạt bổ sung thì Kiểm sát viên đề cập trong bản luận tội tại phiên tòa. Mặt khác, bị can phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với tình tiết phạm tội nhiều lần nhưng trong phần truy tố chỉ nêu khoản 2 Điều 194 mà không nêu điểm b là một thiếu sót. Cáo trạng là văn bản pháp lý nên yêu cầu phải có sự chính xác tuyệt đối.
* Ngày 14/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 30/TB-VKSTH-P2 gửi Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hoá cần lưu ý rút kinh nghiệm trong việc báo cáo số liệu trả hồ sơ vụ án đểđiều tra bổ sung 6 tháng đầu năm 2010.
Một số vụ án như Vũ Thế Nhất phạm tội cưỡng đoạt tài sản ở NL, Nguyễn Văn Long phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý ở HT, Nguyễn Văn Bình phạm tội trộm cắp tài sản, Mai Xuân Hiệp phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý ở TP, Nguyễn Văn Bần phạm tội cướp giật tài sản ở ML, Lê Văn Ngọc phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý ở SS, Trịnh Văn Quyết phạm tội đánh bạc ở BS … Các vụ này đã phản ánh trong báo cáo danh sách Toà án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng trong báo cáo Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vẫn thể hiện nên đã làm cho số vụ án Viện kiểm sát trả cho Cơ quan điều tra đểđiều tra bổ sung tăng ảo không đúng với thực tế. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra đểđiều tra bổ sung được qui định tại Điều 168, còn Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đểđiều tra bổ sung quy định tại Điều 179. Đây là hai giai đoạn tố tụng khác nhau.
4. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai:
* Ngày 23/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 907/TB-VKS-P10 về một số thiếu sót trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom đối với vụ án Sềnh Ngọc Kiều phạm tội “Đánh bạc”.
Ngày 26/5/2009, Công an huyện Trảng Bom khởi tố bị can đối với Sềnh Ngọc Kiều về tội “Đánh bạc” và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, đồng thời ra các thủ tục cấm xuất cảnh đối với bị can Kiều gửi về Phòng PA35, Công an tỉnh Đồng Nai.
Bản số 173 ngày 27/9/2009 của TAND huyện Trảng Bom tuyên phạt Sềnh Ngọc Kiều 08 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 16 tháng. Bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 03/12/2009 TAND huyện Trảng Bom ra quyết định thi hành án đối với bị án nhưng Sềnh Ngọc Kiều đã xuất cảnh sang Mỹ từ 01/11/2009.
Việc cho Sềnh Ngọc Kiều xuất cảnh là trái với quy định tại khoản 1, 2 Điều 21 Nghịđịnh 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh “Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1.Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc liên quan đến công tác điều tra tội phạm
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự…”
Việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bom ra các thủ tục cấm xuất cảnh đối với bị can Kiều là phù hợp tại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghịđịnh 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghịđịnh này…”
Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Trảng Bom gửi văn bản cấm xuất cảnh đối với Sềnh Ngọc Kiều cho phòng PA35 Công an tỉnh Đồng Nai là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghịđịnh 136/2007/NĐ-Cp . Khoản 2 Điều 22 Nghịđịnh 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 quy định “Các cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công án, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an để thực hiện”.
Trong giai đoạn Kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát huyện Trảng Bom đã không phát hiện kịp thời để xin ý kiến chỉđạo giải quyết. Đến giai đoạn Kiểm sát thi hành án mới phát hiện, bị án đã xuất cảnh ra nước ngoài làm cho bản án hình sựđối với Sềnh Ngọc Kiều không thi hành được.
Nhằm tránh những sự việc tương tự, Viện kiểm sát ND tỉnh Đồng Nai ban hành thông báo gửi đến Viện kiểm sát ND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nghiên cứu để rút kinh nghiệm chung.
Thanh Tâm