1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:
Thông quan công tác kiểm sát Bản án hình sự sơ thẩm do VKSND các huyện, thành phố, thị xã gửi lên, ngày 17/6/2010, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản số 454/KN- VKS -P3 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị khắc phục một số thiếu sót, vi phạm trong việc ghi thời hạn tù trong quyết định của Bản án và tổng hợp bản án. Cụ thể:
Tin về Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:
Thông quan công tác kiểm sát Bản án hình sự sơ thẩm do VKSND các huyện, thành phố, thị xã gửi lên, ngày 17/6/2010, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản số 454/KN- VKS -P3 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị khắc phục một số thiếu sót, vi phạm trong việc ghi thời hạn tù trong quyết định của Bản án và tổng hợp bản án. Cụ thể:
- Bị cáo Lương Binh Đoàn- SN 1987. Nơi đăng ký thường trú: Thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
+ Tại Bản án số 09/2010/HSST ngày 30/3/2010 của TAND huyện Yên Lạc xử phạt bị cáo Đoàn 02 năm 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam (Đoàn bị Công an TP. Vĩnh Yên bắt và giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Yên Lạc tạm giam từ ngày 03/11/2009).
+ Tại Bản án số 20 ngày 12/3/2010 của TAND huyện Tam Dương xử phạt bị cáo Đoàn 02 năm 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt, tạm giữ, tam giam 03/11/2009. Nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Tam Dương không bắt và tạm giam bị cáo.
+ Tại Bản án số 07 ngày 31/3/2010 của TAND huyện Lập Thạch xử phạt bị cáo Đoàn 02 năm 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt, tạm giữ, tam giam 06/11/2009. Nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Lập Thạch không bắt và tạm giam bị cáo.
+ Tại Bản án số 26 ngày 29/4/2010 của TAND huyện Vĩnh Tường xử phạt bị cáo 03 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”. Tổng hợp với hình phạt 02 năm 6 tháng tù của Bản án số 20 ngày 12/3/2010 của TAND huyện Tam Dương. Buộc bị cáo Đoàn phải chấp hành hình phạt chung cho cả 02 bản án là 5 năm 6 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt, tạm giữ, tam giam 03/11/2009. Nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra không bắt và tạm giam bị cáo.
Như vậy bị cáo Lương Binh Đoàn còn 02 bản án với mức hình phạt là 05 năm tù (Bản án số 09/2010/HSST ngày 30/3/2010 của TAND huyện Yên Lạc và Bản án số 07 ngày 31/3/2010 của TAND huyện Lập Thạch chưa được Toà án nào tổng hợp).
Thời hạn tù trong các Bản án của TAND huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch đối với bị cáo Lương Binh Đoàn là không đúng, có huyện tính từ ngày 03/11/2009, có huyện tính từ ngày 06/11/2009, trong khi đó không có Tòa án huyện nào bắt bị cáo để tạm giam, đây là kẽ hở trong việc áp dụng luật Tố tụng hình sự của Tòa án trong xét xử.
- Bị cáo Vũ Văn Bình SN 1987. Trú quán: xã Sơn Công, huyện ứng Hoà, TP. Hà Nội.
Bị cáo Bình cũng phạm tội trộm cắp tài sản ở nhiều địa phương, bị nhiều TAND huyện xét xử tuyên phạt hình phạt tù. Cách tính thời hạn tù, việc tổng hợp bản án cũng có những thiếu sót tương tự như trường hợp của bị cáo Lương Binh Đoàn.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổng hợp vi phạm kiến nghịđến Chánh án TAND tỉnh Vĩnh Phúc chỉđạo TAND các huyện, thành phố, thị xã trong việc tính thời hạn bắt đầu chấp hành hình phạt tù đối với các bị cáo phạm tội nhiều lần do nhiều Toà án cấp huyện xét xử trong cùng một khoảng thời gian mà không do cấp mình bắt, tạm giữ, tạm giam phải tổng hợp án đúng quy định của Luật tố tụng hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An:
Ngày 18/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 909/KN/VKS-P5 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An yêu cầu khắc phục một số vi phạm về nội dung và thủ tục tố tụng của Toà án nhân dân tỉnh và một số Toà án nhân dân huyện với các nội dung sau:
* Bản án, Quyết định không tuyên hoặc không ghi buộc các đương sự phải chịu lãi suất chậm thi hành án đối với khoản phải thi hành án theo Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Tài chính; giải quyết về án phí trái với quy định của pháp luật.
+ Không tuyên lãi suất chậm thi hành án(Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 67 ngày 17.11.2009, số 71 ngày 28.11.2009; Bản án số 12,13 ngày 04/02/2010 của TAND huyện Quỳ Hợp; Quyết đinh công nhận thuận tình ly hôn số 04 ngày 08/02/2010, số 11 ngày 03/3/2010 của TAND tỉnh Nghệ An v.v… ).
+ áp dụng không đúng văn bản pháp luật về án phí (Quyết định công nhận thoả thuận số 01 ngày 04/12/2009 của TAND huyện Nam Đàn và Bản án số 20 ngày 19/4/2010 của TAND huyện Thanh Chương, Toà án thụ lý vụ án khi Pháp lệnh về án phí, lệ phí đã có hiệu lực thi hành nhưng không áp dụng Pháp lệnh này).
* Không tuyên quyền thăm nom con chung: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 06 ngày 09/02/2010 của TAND huyện Anh Sơn tuyên giao con chung cho chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng không tuyên quyền thăm nom con của vợ, vi phạm Điều 94 Luật Hôn nhân gia đình.
* Quyết định không phù hợp với quy định của pháp luật: Quyết định giải quyết việc dân sự số 01 ngày 06/11/2009 của TAND huyện Hưng Nguyên tuyên quyết định có hiệu lực ngay sau khi được ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, vi phạm Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS).
Bản tổng hợp vi phạm của Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An còn chỉ ra các vi phạm khác như: Quyết định của Bản án không phù hợp với các tình tiết của vụ án (TAND huyện Đô Lương ); Phần nhận định và quyết định của bản án không phù hợp nhau (TAND huyện Kỳ Sơn); Tuyên án không đầy đủ (TAND huyện Thanh Chương); xác định saingười tham gia tố tụng (TAND huyện Tương Dương); Vi phạm trong quá trình giảiquyết vụ án về uỷ quyền ly hôn trái pháp luật, vi phạm về thời hạn gửi Thông báo thụ lý vụ án, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định công nhận sự thỏa thuận , Quyết định đình chỉ, Bản án cho Viện kiểm sát (vi phạm các Điều 174, 187, 194, 195 và 241 BLTTDS); Thời hạn giải quyết án có nhiều vụ kéo dài, có vụ chậm đến 13 tháng (vi phạm Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự); áp dụng căn cứ pháp luật và việc xử lý tiền tạm ứng án phí trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án thiếu chính xác (Quyết định đình chỉ số 01/2010/QĐST-KDTM ngày 11/5/2010 giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long với Công ty TNHH xây dựng Thúy Trang, Tòa án vi phạm trong việc miễn áp phí cho đối tượng không được miễn. Vi phạm khoản 2 Điều 193 BLTTDS và khoản 6 Điều 18 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án)
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên:
Ngày 14/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành văn bản số 343/2010/VKS-P5 kiến nghị đến ông Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên có biện pháp chỉđạo TAND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc khắc phục vi phạm như:
- Vi phạm trong việc áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án:
+Vi phạm khoản 8 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm. Pháp lệnh này quy định nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Nhiều quyết định công nhận thuận tình ly hôn và quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự Toà án cấp huyện đã vi phạm Pháp lệnh lệ phí án phí công nhận nguyên đơn, bịđơn tự nguyện nộp 200.000đ án phí (70 quyết định). Điển hình là các huyện, thị sau:
Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà 45 quyết định (DS3, HNGĐ 42)
Toà án nhân dân thị xã Sông Cầu 9 quyết định HNGĐ;
Toà án nhân dân huyện Sơn Hoà 6 quyết định HNGĐ v.v…
+ Vi phạm trong việc yêu cầu mỗi bên phải chịu 100.000đ án phí HNGĐ sơ thẩm (TAND huyện Sơn Hoà 3 quyết định, TAND huyện Đồng Xuân 01 quyết định)
+ Vi phạm khoản 9 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí : Không tuyên buộc đương sự phải nộp phần án phí dân sự sơ thẩm đối với tài sản có tranh chấp trong phân chia tài sản chung của vợ chồng. Điển hình: Bản án HNGĐ sơ thẩm số 04/2010/HNGĐ ngày 13/01/2010 của TAND TP. Tuy Hoà giải quyết vụ kiện xin ly hôn giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Lam và bịđơn Dương Văn Minh.
+ Vi phạm khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí: Không tuyên người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Toà án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm nhưđối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Toà án nhân dân huyện Tây Hoà có 01 bản án và 14 quyết định vi phạm, TAND huyện Đồng Xuân có 01 bản án và 02 quyết định vi phạm, Toà án huyện Tuy An có 01 quyết định vi phạm. Điến hình là Bản án HNGĐST số 21/2009/HNGĐ-ST ngày 16/10/2009 của TAND huyện Tây Hoà giải quyết vụ kiện xin ly hôn giữa nguyên đơn Lê Thị Mến, bịđơn Huỳnh Đức Khoa. Toà chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và buộc bịđơn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung nhưng không buộc bịđơn phải chịu án phí DSST.
+ Vi phạm khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí và Điều 185, khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự: Trong quá trình Toà án hoà giải các vụ kiện HNGĐ, các đương sự thống nhất đoàn tụ trở lại chung sống nhưng về phần án phí có vụ Toà quyết định nguyên đơn phải chịu án phí 200.000đ, có vụ quyết định nguyên đơn tự nguyện chịu 200.000đ là không đúng. Điển hình như Quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự (CNTTCCĐS) số 03/2009/QĐST- HNGĐ ngày 02/11/2009 của TAND huyện Tuy Hoà giải quyết vụ kiện xin ly hôn giữa nguyên đơn Ngô Thị Thu Hằng và bịđơn Nguyễn Văn Nghiệp.
Ngoài ra còn một số quyết định của Toà án cấp huyện vi phạm khoản 11 Điều 27 Pháp lệnh án phí lệ phí và điểm b phần 2 mục I, điểm a phần 2 mục 2 Danh mục án phí lệ phí.
- Vi phạm do không đề cập đến Điều 26 Luật thi hành án dân sự trong các quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự, dẫn đến nhiều bản án , quyết định khó thi hành. Điển hình: Quyết định CNTTCCĐS số 03/2010/QĐST- HNGĐ ngày 03/3/2010 của TAND huyện Đồng Xuân, giải quyết vụ kiện xin ly hôn giữa nguyên đơn Ngô Thị Thanh Tuyết và bịđơn Nguyễn Thanh Phong.
- Vi phạm không thông báo về việc kháng cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp theo khoản 1 Điều 249 BLTTDS.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo. Nhưng có nhiều Toà án cấp huyện không thực hiện việc gửi thông báo kháng cáo cho Viện kiểm sát, điển hình như Toà án nhân dân TP. Tuy Hoà.
4. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng:
Ngày 15/6/2010, qua việc thực hiện chức năng Kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng ban hành văn bản số 102 gửi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng đề nghị tiếp tục tổ chức thi hành Quyết định thi hành án số 306/THA ngày 08/8/2007 của Thi hành án dân sự TP. Đà Nẵng theo đúng quy định tại Điều 20, khoản 1,2 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự. Quyết định này buộc Công ty TNHH thương mại Thanh Dũng phải nộp án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm với số tiền là 28.258.312đồng. Cục Thi hành án đã gửi giấy triệu tập và thông báo tự nguyện thi hành án, lập biên bản giải quyết thi hành án vào các ngày 08/10/2007, 26/6/2008 và xác minh điều kiện thi hành án của Công ty Thanh Dũng tại ngân hàng Tecombank chi nhánh Đà Nẵng ngày 15/10/2009. Kể từ thời điểm tháng 10/2009 đến nay, cơ quan thi hành án không có bất cứ tác nghiệp nào để tổ chức thi hành quyết định này, mặc dù công ty TNHH Thanh Dũng đang hoạt động bình thường.
5. Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh (Viện phúc thẩm 3):
Ngày 15/6/2010, Viện Thưc hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn số 363/2010/KN-VPT3 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề nghị khắc phục vi phạm về thời hạn gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà cấp phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (vụ Cao Thị Kim Loan, phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”).
6. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước:
Ngày 20/5/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành văn bản số 21/VKS- DS gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước yêu cầu khắc phục một số vi phạm về thời hạn giải quyết các vụ án và thời hạn gửi các bản án, quyết định.
- Về án quá hạn luật định, vi phạm Điều 179, Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 37 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính : Có 03 vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm, 02 vụ án hành chính. Trong đó vụđể quá hạn nhiều nhất là 24 tháng 12 ngày, vụ quá hạn ít nhất là 01 tháng.
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử Toà án không gửi cho Viện kiểm sát, vi phạm khoản 2 Điều 195, khoản 3 Điều 258 Bộ luật tố tụng dân sự: 25 vụ.
- Bản án, quyết định Toà gửi không đúng hạn, vi phạm Điều 258, 281 Bộ luật tố tụng dân sự: 09 bản án, quyết định gửi không đúng hạn.
Viện kiểm sát ND tỉnh Bình Phước kiến nghị Chánh án TAND tỉnh Bình Phước chỉđạo khắc phục những vi phạm trên.
7. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp
* Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại phòng giao dịch Hồng Ngự thuộc Ngân hành Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp do các bị cáo Phạm Công Hải nguyên phó phòng phụ trách phòng giao dịch Hồng Ngự trực thuộc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp; Huỳnh Vũ Thuận, chủ doanh nghiệp tư nhân Tây Hồở huyện Thanh Bình và Huỳnh Thanh Bình ở xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông gây ra, ngày 14/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành văn bản số 117/VKSĐT- P1 kiến nghị tới Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Đồng Tháp phải thực hiện một số biện pháp nhằm phòng ngừa hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ, gây thiệt hại về vật chất và uy tín, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn vay của Ngân hàng này, đó là:
- Tăng cường công tác quản lý cán bộ, nhân viên trong đơn vị; thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, có qui định thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật và các quy định của Ngân hàng nhất là đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Quy chế cho vay trong cán bộ, nhân viên;
- Quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay của các đơn vị trực thuộc, thường xuyên nhắc nhở và có biện pháp khả thi đểđảm báo hoạt động kiểm tra trong khi cho vay, sau khi cho vay được thực hiên tốt, từđó đảm bảo việc thu hồi vốn vay được thực hiện đúng quy định, tránh gây thiệt hại đến tài sản thế chấp bảo đảm vốn vay.
- Tăng cường và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm, thiếu sót nhằm tránh dẫn đến hậu quảđặc biệt nghiêm trọng như trong vụ án này.
* Ngày 18/6/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành văn bản số 51/KN- VKSĐT- DS gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về các vi phạm của TAND huyện Thanh Bình trong việc thụ lý, giải quyết vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Bình Dương AND, địa chỉ: huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương với đồng bịđơn Võ Văn Lợi và Đổng Thị Thuý ở thị trấn Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Gồm những vi phạm sau:
- Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án theo lãnh thổ
Công ty Cổ phần Bình Dương AND gửi đơn khởi kiện ông Võ Văn Lợi đến TAND huyện Thanh Bình yêu cầu ông Lợi và bà Thuý phải trả 2.150.000.000đ theo Hợp đồng thương mại số C357/HĐTM. Tại Điều VII của hợp đồng, hai bên đã thoả thuận về việc chọn Toà án giải quyết khi có tranh chấp là Toà án có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của bên A (Công ty Cổ phần Bình Dương ADN). TAND huyện Thanh Bình thụ lý vụ án là sai thẩm quyền về lãnh thổ, vi phạm quy định tại điểm b khoản1 Điều 35 BLTTDS năm 2004.
- Vi phạm về thủ tục ra quyết đinh khẩn cấp tạm thời
Theo yêu cầu của Công ty cổ phần AND về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngày 10/3/2010 TAND Thanh Bình ra quyết định thực hiện biện pháp bảo đảm, buộc Công ty Cổ phần Bình Dương AND phải gửi tài sản bảo đảm vào tài sản phong toả tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp với số tiền là 50 triệu đồng (ngày 11/3/2010 Công ty cổ phần Bình Dương AND mới nộp tiền vào tài khoản). Cùng ngày 10/3/2010, Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) để “phong toả tài sản là số tiền 2.150.000.000đồng của ông Lợi tại Công ty thực phẩm Đồng Tháp” là vi phạm khoản 2 Điều 117 BLTTDS và vi phạm quy định điểm 5.3 mục 5 Nghị quyết 02/2005/HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội Đồng thẩm phán TAND tối cao. Điểm 5.3 nục 5 Nghị quyết 02/2005/HĐTP TAND tối cao quy định ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm xuất trình chứng cứđã thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT.
Mặt khác số tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm do Toà án ấn định cho Công ty cổ phần Bình Dương AND 50.000.000đ là không phù hợp với quy định tại điều 120 BLTTDS: “Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6,7,8,10 và 11 Điều 102 Bộ luật tố tụng này phải gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện…”.
Ngày 26/5/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kiến nghị số 38/KN-VKSĐT-DS yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân huyện Thanh Bình ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng BPKCTT ngày 10/3/2010 của TAND huyện Thanh Bình; Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên; kiểm điểm trách nhiệm của thẩm phán đã thụ lý giải quyết vụ án. Nhưng TAND huyện Thanh Bình đã đưa ra một số lý do không có căn cứ, không phù hợp với các quy định của pháp luật để không chấp nhận kiến nghị của Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp chỉđạo Chánh án TAND huyện Thanh Bình thực hiện những nội dung đã được nêu tại kiến nghị số 38 ngày 26/5/2010.
Thanh Tâm