CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2016

08/03/2016
Cỡ chữ:   Tương phản
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 25/12/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2016, Chương trình của Vụ 8, VKSND tối cao về nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự và Kế hoạch công tác của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, Phòng 8, VKSND tỉnh Hà Tĩnh đã xác định nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ...

 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2016

 
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 25/12/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2016, Chương trình của Vụ 8, VKSND tối cao về nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự và Kế hoạch công tác của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, Phòng 8, VKSND tỉnh Hà Tĩnh đã xác định nội dung đột phá trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2016 của VKS hai cấp là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả  hoạt động kiểm sát việc thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú; việc xét hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; kháng nghị, kiến nghị trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”. Để thực hiện tốt nội dung công tác đột phá năm 2016 nêu trên, VKSND tỉnh Hà Tĩnh đã hướng dẫn VKSND cấp huyện thực hiện các nội dung trọng tâm sau:
- Tăng cường kiểm sát chặt chẽ việc ra và gửi các quyết định về thi hành treo, án phạt cải  tạo không giam giữ và các quyết định thi hành án có hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm cư trú của Tòa án, gồm: Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án đã kịp thời, đảm bảo đúng hình thức, đúng nội dung và thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không? Các bản án tuyên có hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm cư trú đã được ghi đúng, đầy đủ trong quyết  định thi hành án đối với hình phạt chính hay chưa? Kiểm sát việc ra quyết định ủy thác thi hành án có đảm bảo căn cứ, đúng nội dung, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không? Kiểm sát việc gửi quyết định thi hành án và bản án, quyết định của Tòa án có đảm bảo kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, nhất là việc gửi quyết định, bản án cho Cơ quan thi hành hình sự.
- Kiểm sát chặt chẽ đối với Cơ quan thi hành hình sự trong việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, gồm: Việc triệu tập người được hưởng án treo, người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Việc tiếp nhận các thủ tục đối với phạm nhân đã chấp hành xong hình phạt tù còn phải thi hành hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế về cư trú. Việc lập hồ sơ và bàn giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú (gọi chung là người chấp hành án). Việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt co người chấp hành có đúng quy định không. Việc lập hồ sơ và đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo; việc lập hồ sơ và đề nghị miễn hoặc giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ; việc lập hồ sơ, đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế, cấm cư trú còn lại có đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền, điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định. VKSND cấp huyện, ngoài kiểm sát chặt chẽ việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú thì còn cần phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiểm tra, rà soát số người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ…đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách miễn, giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, miễn chấp hành thời hạn quản chế, cấm cư trú còn lại đối với người chấp hành án theo Công văn số 4870 ngày 26/12/2014 của VKSND tối cao.
- Kiểm sát việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú đối với UBND cấp, xã gồm: Việc thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 63, Điều 74, Điều 83, Điều 90 Luật thi hành án hình sự. Riêng việc lập hồ sơ đề nghị Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện rút ngắn thời gian thử thách của án treo, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn quản chế, cấm cư trú còn lại cần kiểm sát xem việc lập hồ sơ đề nghị đó đã đảm bảo đầy đủ thủ tục, đối tượng chưa? Còn trong trường hợp nào dủ điều kiện để lập hồ sơ đề nghị mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ không? Việc quản lý người chấp hành án đã chặt chẽ chưa? Còn để bao nhiêu trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án, vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm  hình sự... Việc thực hiện kiểm điểm người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án. Việc bổ sung các tài liệu vào hồ sơ thi hành án có đầy đủ và việc bàn giao hồ sơ thi hành án cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện trước khi hết thời hạn chấp hành án có đảm bảo thời hạn, tài liệu theo quy định hay không? Việc chuyển giao hồ sơ đối với trường hợp sắp chấp hành xong hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt cho người chấp hành đã đúng thời hạn, đầy đủ thủ tục hay chưa?
- Kể từ ngày Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực (ngày 01/7/2016) cần kiểm sát chặt chẽ việc quản lý, lập hồ sơ đề và việc Tòa án quyết định buộc người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ chấp hành án từ 02 lần trở lên theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 khi có hướng dẫn thi hành Điều 65 Bộ luật hình sự.
- Tăng cường kiểm sát quyết định và  hồ sơ xét hoãn chấp hành  hình phạt tù của Tòa án cùng cấp đảm bảo việc cho bị án được hoãn chấp hành hình phạt tù có căn cứ và đúng điều kiện theo quy định của pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ thời hạn xem xét, quyết định và gửi quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; việc thông báo và gửi thông báo nếu thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù. Kiểm sát việc Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo việc việc quản lý người được hoãn chấp hành án với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cùng cấp và việc cơ quan thi hành án hình sự Công an cùng cấp thông báo cho Tòa án ra quyết định hoãn  chấp hành án. Lập hồ sơ kiểm sát và mở sổ theo dõi đầy đủ, kịp thời. Kiên quyết yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cùng cấp áp giải đi thi hành những bị án không đảm bảo căn cứ, điều kiện hoãn chấp hành án phạt tù.
Kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam; việc thi hành án treo, án phạt cải tạo không giám giữ, cấm cư trú, quản chế; hoãn chấp hành án phạt tù. Kiên quyết xử lý các vi phạm theo thẩm quyền (kháng nghị, kiến nghi, yêu cầu). Cần xác định đúng tính chất, mức độ của từng loại vi phạm, đối tượng kiểm sát để ban hành kháng nghị hay kiến nghị, yêu cầu với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khắc phục, chấm dứt, chấn chỉnh vi phạm để nâng cao chất lượng, hiệu quả của kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu.
VKSND cấp huyện xây dựng bổ sung công tác đột phá vào trong Kế hoạch, Chương trình công tác của đơn vị mình; phân công cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực và có trách nhiệm để thực hiện tốt công tác đột phá năm 2016. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và sao gửi hồ sơ về VKSND tỉnh Hà Tĩnh theo quy định. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm sát công tác đột phá thành mục riêng vào trong báo cáo. Báo cáo phải nêu cụ thể được số kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của đơn vị mình đối với từng dạng vi phạm. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác đột phá.
TT
Tìm kiếm