CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/02/2012 đến 16/02/2012

17/02/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Báo Thanh Niênsố 41 ngày 10/02/2012, có bài: “Viện trưởng Viện kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật” của tác giả Kim Cương. Nội dung: Hồi 16 giờ ngày 07/02/2012, ông Phan Châu Tuấn, Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đang đi xe máy biển số xanh trên đường từ cơ quan về nhà đã bị 2 cán bộ Công an huyện Dầu Tiếng áp giải về trụ sở Công an huyện vì lý do trong xe máy có chứa “đồ”. Sau khi thực hiện khám xét xe không thấy có “đồ” gì...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/02/2012 đến 16/02/2012
 
Báo Thanh Niênsố 41 ngày 10/02/2012, có bài: “Viện trưởng Viện kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật” của tác giả Kim Cương. Nội dung: Hồi 16 giờ ngày 07/02/2012, ông Phan Châu Tuấn, Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đang đi xe máy biển số xanh trên đường từ cơ quan về nhà đã bị 2 cán bộ Công an huyện Dầu Tiếng áp giải về trụ sở Công an huyện vì lý do trong xe máy có chứa “đồ”. Sau khi thực hiện khám xét xe không thấy có “đồ” gì. Công an lại lập biên bản về hành vi “gây tai nạn rồi bỏ chạy”. Ông Tuấn khẳng định khi tham gia lưu thông trên đường, xe do ông điều khiển không va chạm với ai, xe không có “đồ” phạm pháp nên việc bắt giữ, áp giải ông về Công an huyện có nhiều người dân chứng kiến tưởng ông là kẻ trộm đã gây ảnh hưởng đến uy tín chính trị của ông và hành vi bắt giữ này là trái luật. Vì vậy, VKSND huyện Dầu Tiếng đã có văn bản báo cáo gửi Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương, đồng thời gửi Bí thư và Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng kiểm tra xem xét và có hình thức xử lý về việc Công an huyện Dầu Tiếng bắt giữ ông Phan Châu Tuấn trái pháp luật. 
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Phụ nữ Việt Namsố 20 ngày 15/02/2012, có bài: “Trót giam thì phải có án” của nhóm phóng viên pháp luật. Nội dung: Sáng ngày 31/10/2011, trong khi TAND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Văn Tuyên về tội “Dâm ô đối với trẻ em” thì có 2 giáo viên là Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Hoa có hành vi gây rối trật tự công cộng và bị khởi tố, truy tố về hành vi trên, vừa qua TAND huyện Than Uyên đã xét xử, tuyên 2 giáo viên này về tội danh trên với mức án 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Tuy nhiên, tại phiên tòa, Cáo trạng của Viện kiểm sát cũng như quá trình tranh tụng, cho thấy: việc kết tội các bị cáo là chưa có căn cứ. Hành vi gây rối của 2 bị cáo không có quan hệ đến việc phiên tòa bị hoãn trong thời gian 01 giờ (từ 07 giờ 55 phút đến 08 giờ 55 phút) vì phiên tòa được khai mạc lúc 08 giờ và đến 08 giờ 30 phút, Nguyễn Thị Hoa đã bị bắt giam. Việc hoãn phiên tòa là do đề nghị của Luật sư để mời các nhân chứng đến phiên. Chủ tọa phiên tòa cho biết hồ sơ vụ án có 2 đĩa DVD ghi lại hình ảnh gây rối của bị cáo nhưng lại không được sử dụng công bố tại tòa nên việc kết án 2 bị cáo không được dư luận đồng tình.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Cựu chiến binh Việt Namsố 902 ngày16/02/2012, có bài: “Những bản án bất thường”của tác giả Thanh Nghĩa. Nội dung: Ngày 08/9/2011, TAND thành phố Cần Thơ xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn xây dựng và hợp đồng xây dựng, nguyên đơn là Công ty Cổ phần đầu tư Nguyễn có trụ sở tại quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, bị đơn là Công ty Đức Thành, trụ sở tại thành phố Cần Thơ và người có nghĩa vụ, quyền lợi có liên quan là Công ty TNHH điện lạnh, xây dựng thương mại Băng Dương. Mặc dù tại phiên tòa, Công ty Đức Thành đã đưa ra các chứng cứ chứng minh phía Công ty Cổ phần đầu tư Nguyễn đã sử dụng các hồ sơ tài liệu giả để cung cấp cho Tòa và đề nghị được cho giám định lại các tài liệu này, và nêu ra nhiều vi phạm nghiêm trọng về luật kế toán, thống kê, về việc nghiệm thu khống khối lượng xây dựng…. Công ty Đức Thành cũng đề nghị Tòa cho ba Công ty đối chiếu công nợ và thanh lý hợp đồng nhưng không được tòa án chấp nhận. Tòa vẫn xử và đã tuyên án theo đúng yêu cầu của nguyên đơn làm thiệt hại cho Công ty Đức Thành gần 100 tỷ đồng và hàng triệu USD. Ngày 19/12/2011, khi xử phúc thẩm, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn tuyên y án sơ thẩm. Vì vậy bản án sơ thẩm, phúc thẩm trên cần được các cơ quan pháp luật xem xét lại. 
Yêu cầu Viện phúc thẩm 3 và Vụ 12 kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng
  
Tìm kiếm