CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 03/02/2012 đến 09/02/2012

13/02/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 29 ngày 07/02/2012, có bài: “Nhiều sai sót trong hồ sơ vụ án” của tác giả Duy Đông. Nội dung: Vụ án Phạm Văn Duy ở phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phạm tội “Cố ý gây thương tích” có liên quan đến việc ông Từ Ngọc Cương, thư ký TAND thành phố Biên Hòa, bị bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ chưa thể đưa ra xét xử được vì hồ sơ vụ án có nhiều sai sót. Đó là việc ngày 22/9/2011, Phạm Văn Duy được chị gái và Luật sư đưa đến Công an Tp Biên Hòa đầu thú nhưng Công an không lập biên bản đầu thú, hồ sơ vụ án lại có “Biên bản về việc bắt người” với nội dung Phạm Văn Duy bị Công an phường Long Bình bắt giữ tại Công an phường vào ngày 22/9/2011, sổ trực ban của Công an phường cũng không có vụ việc bắt người này. Công an đã bắt ép Duy viết đơn xin từ chối luật sư bào chữa, chỉ đến khi Viện kiểm sát có Cáo trạng truy tố Duy thì Luật sư mới được TAND Tp. Biên Hòa cấp Giấy chứng nhận bào chữa...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 03/02/2012 đến 09/02/2012
 
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 29 ngày 07/02/2012, có bài: “Nhiều sai sót trong hồ sơ vụ án” của tác giả Duy Đông. Nội dung: Vụ án Phạm Văn Duy ở phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phạm tội “Cố ý gây thương tích” có liên quan đến việc ông Từ Ngọc Cương, thư ký TAND thành phố Biên Hòa, bị bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ chưa thể đưa ra xét xử được vì hồ sơ vụ án có nhiều sai sót. Đó là việc ngày 22/9/2011, Phạm Văn Duy được chị gái và Luật sư đưa đến Công an Tp Biên Hòa đầu thú nhưng Công an không lập biên bản đầu thú, hồ sơ vụ án lại có “Biên bản về việc bắt người” với nội dung Phạm Văn Duy bị Công an phường Long Bình bắt giữ tại Công an phường vào ngày 22/9/2011, sổ trực ban của Công an phường cũng không có vụ việc bắt người này. Công an đã bắt ép Duy viết đơn xin từ chối luật sư bào chữa, chỉ đến khi Viện kiểm sát có Cáo trạng truy tố Duy thì Luật sư mới được TAND Tp. Biên Hòa cấp Giấy chứng nhận bào chữa.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Đại đoàn kết số 38 ngày 07//02/2012, có bài: “Phải xử lý nghiêm cán bộ làm sai” của tác giả H. Vũ. Nội dung: Chiều ngày 06/02/2012, Báo Giáo dục Việt Nam đã tổ chức giao lưu trực tuyến về vụ cưỡng chế đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng với sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo nguyên là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước như Đại tướng Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước); Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh quân khu 4); ông Vũ Mão (nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội); Giáo sư Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), cùng với sự tham gia của Luật sư Phạm Thanh Bình (Đoàn luật sư Tp. Hà Nội). Nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành và thực hiện cưỡng chế khu đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn có vi phạm pháp luật cần phải được phân tích và kết luận rõ, quy trách nhiệm cụ thể để có hình thức xử lý. Việc phá nhà ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại tài sản nhưng Công an Tp Hải Phòng chưa khởi tố vụ án, bị can là vi phạm Luật Tố tụng hình sự.
Liên quan đến vụ việc này Báo Tiền Phong số 38 ngày 7/02/2012, còn có bài “Hủy hoại tài sản thì phải xử lý hình sự” của tác giả Mỹ Hằng nêu ý kiến của Giáo sư Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp Luật, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng mục đích cưỡng chế chưa rõ; quy mô cưỡng chế không phù hợp, hủy hoại tài sản là phạm luật hình sự nên phải xử lý bằng hình sự, không thể xử lý về dân sự. Nhiều báo khác phát hành trong tuần đều có bài phân tích và thống nhất vụ việc này phải điều tra rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân Tp Hải Phòng tiếp tục kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Tuổi trẻ số 30 ngày 07/02/2012, có bài: “Bản án không thể thi hành” của tác giả Trung Tân. Nội dung: TAND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk xử sơ thẩm vụ án tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa ông H và bà V ở xã Ea Kly, sau khi xét xử đã ra 2 bản án cùng số, cùng ngày nhưng nội dung khác nhau. Khi phát hiện ra sự việc này ông H đã khiếu nại đến TAND tỉnh Đăk Lăk nhưng khi xử phúc thẩm TAND tỉnh Đăk Lăk đã tuyên y án sơ thẩm mà không nêu rõ là y bản án nào nên khi nhận được thông báo tự nguyện thi hành án, ông H không biết phải thi hành bản án nào? Vì vậy, vụ án này cần được xem xét lại ở cấp Giám đốc thẩm và xem xét, xử lý trách nhiệm của Thẩm phán vi phạm.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 5 , đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới. 
Thế Hùng 
Tìm kiếm