CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSND tỉnh Lai Châu thực hiện tốt Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

16/08/2015
Cỡ chữ:   Tương phản
Tình hình tội phạm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, số bị can với tính chất ngày càng nguy hiệm, thủ đoạn tinh vị, xảo quyệt hơn, nhiều loại tội phạm mới bị phát hiện đặc biệt là các nhóm tội sử dụng công nghệ cao và tội phạm có yếu tố nước ngoài...

VKSND tỉnh Lai Châu thực hiện tốt Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

Tình hình tội phạm giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu có diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, số bị can với tính chất ngày càng nguy hiệm, thủ đoạn tinh vị, xảo quyệt hơn, nhiều loại tội phạm mới bị phát hiện đặc biệt là các nhóm tội sử dụng công nghệ cao và tội phạm có yếu tố nước ngoài. Nhưng ngay sau khi Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị được ban hành, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, Đảng bộ VKSND tỉnh Lai Châu đã kịp thời tổ chực quán triệt Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ chính trị, Kế hoạch số 06/KH-BCS ngày 16/11/2010 của Ban Cán sự đảng VKSND tối cao về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới tới toàn thể Đảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn Ngành. Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW đối với VKS hai cấp, căn cứ vào đặc điểm, tình hình các đơn vị xây dựng chương trình thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW cho từng đơn vị, định kì làm tốt công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chỉ thị này.
Hai cấp kiểm sát ngành KSND tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả các vụ án hình sự, quan tâm xác định các vụ án trọng điểm để xét xử lưu động, kết hợp với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân. Tăng cường công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đặc biệt là việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp.
   Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Ngành, VKSND tỉnh đã tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương những giải pháp kịp thời, góp phần ổn định và giữ vững an ninh chính trị, trật an toàn xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt, tham mưu cho tỉnh ủy ban hành chỉ thị 21-CT/TU ngày 10/05/2013 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng đối với công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trên địa bàn tỉnh.
 VKSND tỉnh Lai Châu đã chú trọng công tác tuyên truyền nên đã xác định rõ về khâu công tác này là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị, nhằm ngăn chặn, phòng, chống tội phạm trên địa bàn và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan, thành lập tổ tuyên truyền, và hoạt động trên mọi phương diện như: Làm tin bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Kiểm sát viên, hoạt động của Đoàn thanh niên, Chi hội luật gia... nhất là định kì hàng tháng, VKSND tỉnh Lai Châu tổ chức “Ngày pháp luật” qua đó kịp thời tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung tình hình chính trị, tội phạm và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác phòng, chống tội phạm của ngành. Các VKSND cấp huyện đã phân công cán bộ tham gia báo cáo viên pháp luật của cấp huyện, thành phố và định kì hàng tháng tuyên truyền pháp luật tại các xã, bản được phân công. Một số đơn vị làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan ngôn luận như: VKSND huyện Tam Đường, VKSND Thành phố Lai Châu, đã kí kết quy chế phối hợp với Đài truyền hình huyện, thành phố mở chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật và giới thiệu hoạt động ngành Kiểm sát từng bước đi vào hoạt động và đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Ngành, VKSND tỉnh Lai Châu đã triển khai đến hai cấp kiểm sát dự thảo các văn bản pháp luật, chủ động tổ chức lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo: Hiến pháp, Bộ Luật hình sự sửa đổi, Bộ Luật tố tụng hình sự sửa đổi, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các văn bản pháp luật về phòng, chống tội phạm.
 Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa phương, hàng năm đơn vị xây dựng các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, đồng thời làm tốt công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình này. 
VKSND tỉnh Lai Châu đã chủ động và tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Ngoài việc chỉ đạo VKS 2 cấp tiến hành kí kết việc thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý tố giác, tin báo tội phạm; tổ chức việc sửa đổi, bổ sung và ký kết Quy chế mới cho phù hợp với tình hình; duy trì đều chế độ giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan tham gia quy chế; tăng cường công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của Cơ quan điều tra. Tham mưu cho Tỉnh Ủy Lai Câu ban hành chỉ thị số 21 ngày 10/5/2013, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cả hai cấp đã xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị trên.
VKSND tỉnh đã chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm; phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 37/2012/QH13; Chỉ thị 06/CT-VKSTC của Viện trưởng VKS Tối cao về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”; Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện tốt Nghị quyết số 53 và Quy định số 596 về lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo giải quyết án hình sự của VKSND ở tỉnh Lai Châu; thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp với Cơ quan điều tra- Công an và Bộ đội biên phòng tỉnh trong giải quyết án hình sự. Do vậy tiến độ, chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra luôn đảm bảo.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát hai cấp đã thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 02 ngày 14/06/2013 giữa VKS và Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử và tuyên truyền pháp luật, đã nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong hoạt động xét xử, trọng tâm là “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”. Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định, giải quyết các vụ án trọng điểm; tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương; tổ chức các phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đã đạt được những kết quả cao.
Qua hoạt động VKS 02 cấp đã chú trọng việc phát hiện vi phạm trong hoạt động xét xử và đã ban hành 35 kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm đều đã được Toà án 2 cấp chấp nhận sửa chữa. Phối hợp với TAND hai cấp đưa đi xét xử lưu động 564 vụ án tại địa bàn các xã là điểm nóng về tội phạm, đồng thời kết hợp với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân. VKSND hai cấp đã phối hợp cùng TAND tổ chức 104 phiên tòa rút kinh nghiệm nâng cao kĩ năng tranh tụng cho Kiểm sát viên.
Qua 5 năm ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, đạt những thành tích đáng kể như đã chủ động phối hợp tổ chức nhiều giải pháp với các ngành hữu quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tích cực tham mưu cho cấp Ủy lãnh đạo công tác kiểm sát ở địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, xử lý tội phạm nhất là các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được nâng cao. Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các loại tội phạm có tổ chức; tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Đề ra các biện pháp kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm này. Chủ động phòng ngừa, tổng hợp tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, kiểm sát chặt chẽ việc điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động sự tham gia tích cực của toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm./.
TH
Tìm kiếm