VKSND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kháng nghị phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn Huỳnh Văn Phụng, bị đơn Đỗ Thị Xa do TAND huyện Đức Trọng xét xử sơ thẩm, yêu cầu TAND tỉnh này đưa vụ án ra xét xử theo hướng huỷ bản án, giao cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án. Toà sửa biên bản nghị án Có tài sản riêng 1.900 m2 đất nông nghiệp
VKSND tỉnh Lâm Đồng : Sửa án “chui”
VKSND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kháng nghị phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn Huỳnh Văn Phụng, bị đơn Đỗ Thị Xa do TAND huyện Đức Trọng xét xử sơ thẩm, yêu cầu TAND tỉnh này đưa vụ án ra xét xử theo hướng huỷ bản án, giao cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án. Toà sửa biên bản nghị án Có tài sản riêng 1.900 m2 đất nông nghiệp ( thuộc thửa số 571, tờ bản đố số 10, toạ lạc tại khu phố 2, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng), dù đã ly hôn vợ, lại đi làm ăn xa, thương cảnh “ gà mái” nuôi con nên ông Phụng quyết định cho bà Xa và các con mượn đất canh tác. Thế nhưng, bà Xa đã làm giấy uỷ quyền giả chữ ký của ông Phụng tiến hành đăng ký kê khai, được UBND huyện Đức Trọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2002, bà Xa đã phân lô chuyển nhượng hết diện tích đất trên cho ông Đỗ Văn Hoà, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Tiến, Ngô Đức Hạnh lấy 38 chỉ vàng bỏ túi. Vụ việc vỡ lở, ông Phụng làm đơn khởi kiện đòi lại đất. Tại bản án sơ thẩm, TAND huyện Đức Trọng tuyên chấp nhận đơn khởi kiện, buộc bà Xa giao trả 1.900m2 đất nông nghiệp cho ông Phụng và kiến nghị UBND huyện Đức Trọng thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Xa. Chuyện đáng nói là, sau khi tuyên án, trong lúc hai Hội thẩm nhân dân chưa ký vào bản án và biên bản nghị án, Toà sơ thẩm đã “nhanh tay” sửa cả hai văn bản trên, hệ lụy làm thay đổi nội dung bản án mà Toà đã công khai tuyên trước đó, vi phạm nghiêm trọng tố tụng dân sự. Từ nội dung kiến nghị UBND huyện Đức Trọng thu hồi một phần quyền sử dụng đất, như diễn biến thực tế tại phiên xử, được sửa thành kiến nghị thu hồi lại quyền sử dụng đất... Thêm “ lỗi” cho phán quyết thiếu thuyết phục VKS phát hiện thêm nhiều vi phạm khác của Toà. Tại phiên toà, bà Xa thừa nhận “chiếm đất” của chồng cũ rồi chuyển nhượng lấy vàng, nhưng cả bốn người sang nhượng đất từ tay bà Xa lại không được mời tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, dẫn đến khi tuyên hợp đồng sang nhượng vô hiệu, Toà quên giải quyết hậu quả gây thiệt đơn, thiệt kép cho những đương sự đã lỡ sang nhượng đất của bà Xa. Chứng cứ đương sự cung cấp, Toà thu thập đều là bản photo, không có công chứng, chứng thực, ngay cả khi giao nộp cũng không lập biên bản, vậy nên không đáp ứng yêu cầu tối thiểu của chứng cứ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trách nhiệm của UBND huyện Đức Trọng, nhưng trong suốt quá trình giải quyết, Toà không làm việc với cơ quan này để xác định thêm bản chất vụ việc. Chưa hết, sự thiếu nhất quán trong lời khai của bị đơn (bà Xa) và người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn (chị Vân, con chung của ông Phụng, bà Xa), cũng không được tiến hành điều tra xác minh làm rõ Tòa đã tuyên án... Theo đó, trước khi xét xử, bà Xa trình bày khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang nhượng 1.900m2 đất nông nghiệp trên cho các ông Hoà, Tý, Tiến, Hạnh được 38 chỉ vàng, tại Toà, bà Xa lại phủ nhận lời khai trước đó, rồi khẳng định chỉ chuyển nhượng cho bà Hợp lấy 19 chỉ vàng… Kết quả xác minh thực tế, cùng lời khai tại phiên xử chị Vân đều thừa nhận gần hai ngàn mét vuông đất nông nghiệp của ông Phụng, chị đang quản lý sử dụng. Câu hỏi đặt ra, nếu có buộc giao trả lại đất cho ông Phụng thì trên thực tế chị Vân phải giao trả mới đúng… Vậy đâu là sự thực của vụ kiện? Câu trả lời xin gửi về TAND huyện Đức Trọng.
Nguyễn Tiến Dân