CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSND tối cao chỉ đạo xử lý các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 07/8/2015 đến ngày 13/8/2015

13/08/2015
Cỡ chữ:   Tương phản
1. Báo Công lý số 63ngày 07/8/2015 có bài “Có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự?” của nhóm phóng viên báo. Nội dung: Từ tháng 2 đến tháng 10/2013, Đỗ Văn Chung ở thôn Hạ, xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã vay của chị Bùi Thị Trang ở thôn 1, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên...

VKSND tối cao chỉ đạo xử lý các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 07/8/2015 đến ngày 13/8/2015

1. Báo Công lý số 63ngày 07/8/2015 có bài “Có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự?” của nhóm phóng viên báo. Nội dung: Từ tháng 2 đến tháng 10/2013, Đỗ Văn Chung ở thôn Hạ, xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã vay của chị Bùi Thị Trang ở thôn 1, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 1,2 tỷ đống với lãi suất 1,5%/ tháng. Đến thời hạn thanh toán Chung không trả được, tính cả nợ gốc và lãi, Chung phải trả cho chị Trang 2,4 tỷ đồng nhưng không trả được. Do Chung đã khất nợ nhiều lần nên chị Trang đã tố cáo Chung có hành vi lừa đảo chiến đoạt tài sản và Chung đã bị Công an, VKSND tỉnh Hưng Yên khởi tố, truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù chị Trang là đối tượng cho vay lãi nặng ở địa phương nhưng Chung và gia đình Chung vẫn cam kết xin trả dần cả gốc và lãi, mỗi tháng 10 triệu đồng theo yêu cầu của chị Trang nhưng không được Cơ quan điều tra chấp nhận. Hiện nay, mặc dù TAND tỉnh Hưng Yên đã trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa xét xử được vì ý đồ chiếm đoạt tài sản của Chung là không có. Như vậy, vụ việc này thực chất chỉ là quan hệ dân sự vay mượn bình thường nhưng đã bị hình sự hóa.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hưng Yên kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
2. Báo Đời sống và pháp luật số 95ngày 10/8/2015 có bài “Thẩm phán bị tố dùng tài liệu giả mạo trong xử án” của phóng viên báo. Nội dung: Năm 2013, ông Nguyễn Minh Tuấn là Thẩm phán TAND tỉnh Nam Định được phân công thụ lý xét xử vụ án dân sự chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là ông Vũ Mạnh Tường và bà Phạm Thị Thanh Thủy. Tài sản là mảnh đất có diện tích 247m2 tại thôn Vị Lương, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Trong quá trình tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn, ông Tường đã phát hiện hồ sơ vụ án có chứng cứ giả mạo đó là bản pho to tờ đơn đăng ký quyền sử dụng đất ngày 20/9/2001 của hai vợ chồng ông ký gửi UBND thành phố Nam Định. Trong đơn này chữ viết và chữ ký không phải của ông. Ông Tường đã thông báo cho Thẩm phán Tuấn biết và đề nghị phải được giám định chữ viết và chữ ký trong tài liệu này nhưng không được ông Tuấn chấp nhận. Ông đã đề nghị thay đổi Thẩm phán xét xử cũng không được Tòa chấp nhận. Ngày 26/9/2013, Thẩm phán Tuấn đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên chấp nhận yêu cầu chia tài sản của nguyên đơn gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ông. Quá bức xúc về việc này ông Tường đã đến Viện khoa học hình sự xin giám định chữ viết, chữ ký của tài liệu này. Ngày 30/6/2015, Viện khoa học hình sự đã kết luận chữ viết và chữ ký trong tài liệu này không phải của ông Tường. Vì vậy, Thẩm phán Nguyễn Minh Tuấn đã dùng chứng cứ giả để xét xử nên bản án này có vi phạm tố tụng, không khách quan. Ông Tường đã tố cáo hành vi này của Thẩm phán Tuấn đến TAND tối cao và VKSND tối cao, đề nghị cần được xem xét lại vụ án này và hành vi cố ý làm trái pháp luật của Thẩm phán Nguyễn Minh Tuấn.
Yêu cầu VKSND tỉnh Nam Định kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, Cục 1 đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
3. Báo Lao động số 182 và 183ngày 10 và 11/8/2015 có bài “Công nhân điêu đứng vì nạn bảo kê, trấn lột hoành hành”, số 184 ngày 12/8/2015 có bài “Côn đồ bức hiếp công nhân” của tác giả Lê Thanh Phong. Nội dung: Bình Dương là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn nhưng thời gian gần đây liên tục xảy ra tình trạng có nhiều nhóm côn đồ tổ chức trấn lột tiền của công nhân, nếu mỗi công nhân không nộp từ 100.000 đến 200.000 đồng tiền bảo kê cho chúng hàng tháng sẽ bị chúng đánh đập. Một số công nhân đã phải bỏ việc. Không những trấn lột tiền của công nhân, bọn chúng còn ngang nhiên tấn công, phá hoại tài sản của doanh nghiệp, song chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật ở các huyện và thành phố có khu công nghiệp còn thiếu trách nhiệm chưa tập trung trấn áp và xử lý nên tình trạng này ngày càng nghiêm trọng gây mất trật tự an ninh ở địa phương và thiệt hại cho người lao động.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 2, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
4. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 212 ngày 12/8/2015 có bài “1346 ngày tù oan và 5 phút xin lỗi”, của nhóm phóng viên điều tra. Nội dung: 9 giờ sáng ngày 11/8/2015, VKSND thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức công khai xin lỗi cho ông Trương Bá Nhàn theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên buổi xin lỗi công khai chỉ diễn ra trong thời gian có 5 phút, quá ngắn gọn và sơ sài, người bị oan không được phát biểu ý kiến khiến những người được mời tham dự buổi xin lỗi và dư luận chưa đồng tình.
Yêu cầu VKSND thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
PT
Tìm kiếm