Báo Pháp luật Việt Nam số 262 ngày 19/9/2011, có bài “ Cả chuỗi vi phạm vẫn xét xử” của tác giả Nguyễn Sáng. Nội dung: Nguyễn Minh Tuấn là thẩm phán TAND tỉnh Nam Định và là nguời được phân công thụ lý giải quyết vụ kiện dân sự chia thừa kế tài sản của gia đình ông Nguyễn Văn Hải đã có hành vi vi phạm các Điều 184, 185, 186 Bộ luật tố tụng dân sự...
Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các tin liên quan đến hoạt động của ngành KSND
từ ngày 16/9/2011 đến 22/9/2011
Báo Pháp luật Việt Nam số 262 ngày 19/9/2011, có bài “ Cả chuỗi vi phạm vẫn xét xử” của tác giả Nguyễn Sáng. Nội dung: Nguyễn Minh Tuấn là thẩm phán TAND tỉnh Nam Định và là nguời được phân công thụ lý giải quyết vụ kiện dân sự chia thừa kế tài sản của gia đình ông Nguyễn Văn Hải đã có hành vi vi phạm các Điều 184, 185, 186 Bộ luật tố tụng dân sự. Ba lần tổ chức hòa giải đều không có thư ký tham gia, không phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án, ghi chép sai lời khai của những người có liên quan… Đại diện Viện kiểm sát thừa nhận ông Tuấn có vi phạm tố tụng nhưng vẫn đồng ý cho mở phiên Tòa xét xử. Tác giả đề nghị TAND và VKSND tỉnh Nam Định cần kiểm tra làm rõ vụ việc này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Yêu cầu VKSND tỉnh Nam Định kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 5, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Công lý số 76 ngày 21/9/2011, có bài “Kết luận giám định “đá” nhau: VKSNDTC cần vào cuộc” của tác giả Cao Văn Tỉnh. Nội dung: Bà Nguyễn Thị Thoa, trú tại tổ 10, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai tố cáo bà Nguyễn Thị Hợi, ở cùng thị trấn Sa Pa đã làm giấy biên nhận vay nợ giả chữ viết, chữ ký của bà Thoa để chiếm đoạt 1,9 tỷđồng. Đểđiều tra vụ việc Công an tỉnh Lào Cai đã trưng cầu phòng Kỹ thuật hình sự công an tỉnh giám định chữ viết, chữ ký và có kết luận: “Chữ ký trong giấy biên nhận ngày 31/5/2008 so với mẫu chữ ký của bà Nguyễn Thị Thoa không phải do một người ký ra”. Tuy nhiên, đến tháng 8/2011, Công an tỉnh Lào Cai lại có văn bản thông báo cho bà Thoa biết việc tố cáo của bà không có căn cứ vì tại bản Kết luận giám định số 1663/C54B ngày 16/6/2011, của Phân viện Khoa học hình sự tại TP. Hồ Chí Minh lại xác định chữ ký trong giấy biên nhận trên là của bà Thoa. Như vậy, hai kết luận giám định trái ngược nhau trong khi đó bà Hợi lại thừa nhận chính con gái bà là người viết biên nhận ngày 31/5/2008, nói trên. Tác giả cho rằng để phân định rõ đúng, sai VKSND tối cao cần vào cuộc vì trong vụ việc này có dấu hiệu của việc xâm phạm hoạt động tư pháp.
Yêu cầu VKSND tỉnh Lào Cai và Cục 6 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 264 ngày 21/9/2011, có bài “Trắng, đen vẫn chưa tỏ” của tác giả Liên Xuân. Nội dung: Ngày 22/3/2010, gia đình cháu Ngô Thị Bé Hiệp 13 tuổi ở xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An tố cáo ông Nguyễn Văn H ở cùng xã đã có hành vi cưỡng hiếp cháu Hiệp nhưng bị cháu chống cự nên chưa hiếp được, ông H đã ôm cháu Hiệp ném vào đống rơm đang cháy làm cháu bị bỏng nặng đến 47,5% cơ thể. Sau khi có đơn tố cáo mặc dù Tổng cục Cảnh sát, VKSND tối cao, Thanh tra Bộ Công an, HĐND tỉnh Long An… có nhiều văn bản đôn đốc chỉ đạo việc điềù tra vụ án nhưng đến nay đã hơn 18 tháng trôi qua, vụ án vẫn chưa xác định được bị can khiến dư luận lo ngại liệu vụ án có bị chìm xuồng.
Yêu cầu VKSND tỉnh Long An và Vụ 1A kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi./.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng - TH