CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 26/02/2016 đến ngày 03/3/2016

04/03/2016
Cỡ chữ:   Tương phản
1. Báo Lao động số 42 ngày 25/2/2016 có bài“Kỳ quặc vụ án buôn lậu siêu xe ở Tp Hồ Chí Minh”, số 43 ngày 26/02/2016 có bài “Có bỏ sót người, lọt tội? ”của tác giả Cao Nguyễn Đông Anh. Nội dung: Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2012, Nguyễn Quang Vinh và một số cá nhân khác đã thực hiện thuê 54 Việt kiều hồi hương đứng tên làm thủ tục nhập khẩu 54 xe ô tô loại đắt tiền về Việt Nam...

 Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 26/02/2016 đến ngày 03/3/2016

1. Báo Lao động số 42 ngày 25/2/2016 có bài“Kỳ quặc vụ án buôn lậu siêu xe ở Tp Hồ Chí Minh”, số 43 ngày 26/02/2016 có bài “Có bỏ sót người, lọt tội? ”của tác giả Cao Nguyễn Đông Anh. Nội dung: Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2012, Nguyễn Quang Vinh và một số cá nhân khác đã thực hiện thuê 54 Việt kiều hồi hương đứng tên làm thủ tục nhập khẩu 54 xe ô tô loại đắt tiền về Việt Nam, trị giá của 54 xe này lên đến 5,17 triệu USD để trốn số thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là 218,8 tỷ đồng. Đầu năm 2014, Công an Tp Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự và 4 bị can là Nguyễn Quang Vinh, Trần Phước Thạnh, Trần Thái Nguyên, Nguyễn Giang Lam về tội “Buôn lậu”. Ngày 31/12/2015, TANDTp Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo mức án từ 9 đến 16 năm tù. Tuy nhiên điều lạ trong vụ án này là các xe sang nhập lậu được coi là tang vật của vụ án lại không bị tịch thu hay kê biên mà được trả về để tự do lưu thông trên khắp đất nước là trái pháp luật. Thủ phạm chính trong vụ án không được điều tra làm rõ, chủ cac salon ô tô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị nhập các xe này không ai bị khởi tố, các bị cáo bị xét xử chỉ là “cò” trung gian làm dịch vụ giao nhận, xuất nhập khẩu. Việc VKSNDTp Hồ Chí Minh không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với chủ salon ô tô Nguyễn Thái Sơn nhưng trong kết luận của Cơ quan điều tra vẫn xác định Sơn có tội thể hiện có sự mâu thuẫn giữa 2 cơ quan tố tụng và có dấu hiệu bỏ sót người, lọt tội gây bức xúc trong dư luận vì pháp luật không được giải quyết chính xác và nghiêm minh.
Yêu cầu VKSND Tp Hồ Chí Minh và VKSND cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh  kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 48 ngày 27/02/2016 có bài “Trả hồ sơ vụ không là cha vẫn bị tội” của tác giả Nguyễn Đức. Nội dung:  Ngày 26/02/2016, TAND huyện An Phú, tỉnh An Giang đã đưa vụ án Bùi Văn Sơn  “Giao cấu với trẻ em” ra xét xử. Tại Tòa bị cáo Sơn liên tục kêu oan và Luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội vì cả 3 lần giám định đều cho kết quả bị cáo Sơn không cùng huyết thống với con của cháu L là nạn nhân đã khai bị cáo Sơn hiếp dẫn đến có thai và sinh con. Luật sư cũng đề nghị Hội đồng xét xử đưa ông C nguyên là lãnh đạo VKSND huyện An Phú tham gia tố tụng trong vụ án với vai trò là nguời có liên quan và cần giám định AND của ông C xem có liên quan về huyết thống với con của cháu L hay không để minh oan, giữ uy tín cho ông C vì trong lời khai của cháu L có nói đến ông C nhưng Công an, VKS huyện lại không lấy lời khai của ông này. Sau khi nghị án Tòa án đã quyết định thay đổi biện pháp tạm giam, cho tại ngoại đối với bị cáo Sơn và trả hồ sơ để điều tra bổ sung xem có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm hay không?. Quyết định nàyđã được hàng trăm người dự phiên tòa vỗ tay hoan nghênh.
Yêu cầu VKSND tỉnh An Giang, Thanh traVKSND tối cao kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 2, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
3. Báo Bảo vệ pháp luật số18  ngày 01/3/2016 có bài “Dấu hiệu một vụ án hình sự nghiêm trọng,cần phải khởi tố, điều tra” của tác giả Thu Hương. Nội dung: Từ năm 2014, Báo Bảo vệ pháp luật đã có nhiều bài viết phản ánh về nhiều sai phạm trong thu chi tài chính  từ nguồn tiền công đức của nhân dân tại các đền Giếng Ngọc, đền Bà Quan Họ và Chùa Hương tại thôn Viêm Xá, xã Hoàng Long, Tp Bắc Ninh (mỗi năm nguồn thu này từ 5 đến 6 tỷ đồng) .  Qua công tác kiểm tra của Hội người cao tuổi  xã và Thanh tra Tp Bắc Ninh đã xác định lãnh đạo thôn Viêm Xá và Xã Hoàng Long đã móc ngoặc với nhau thực hiện thu chi không đúng mục đích, không có chứng từ gốc, hoặc chứng từ gốc không hợp lệ, giả mạo chữ ký để tham ô từ các năm 2012 đến nay mỗi năm số tiền chi sai nguyên tắc để tham ô tham nhũng lên đến hàng tỷ đồng, có dấu hiệu của hành vi phạm tội “Cố ý làm trái” và “Tham ô” với mức độ nghiêm trọng nên vụ việc này các cơ quan pháp luật của thành phố Bắc Ninh cần phải khởi tố điều tra làm rõ để xử lý đúng pháp luật.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bắc Ninh  kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 5, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.  
4. Báo Lao động số 46 ngày 01/3/2016 có bài “Chi 71.000USD chạy án” của tác giả Phùng Bắc. Nội dung: Ngày 29.2.2016, TAND Tp Hồ Chí Minh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm  xử vụ án Ngô Thanh Long và 4 đồng phạm khác về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” với số tiền bị chiếm đoạt lên đến 422 tỷ đồng. Khi đến phần tranh tụng Long đã khai thêm đối tượng Nguyễn Hải An là chủ dự án chung cư cao cấp mới là chủ mưu của vụ Lừa đảo chiếm đoạt tiền của Ngân hàng nhưng An đã bỏ trốn. Long còn khai đã chi số tiền 71.000USD cho một cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tên là Q để chạy án. Vì vậy chủ tọa phiên tòa đã quyết định tuyên trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung làm rõ các lời khai trên của Ngô Thanh Long.
Yêu cầu VKSND  Tp Hồ Chí Minh  và Cục 1 kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
5. Báo Công lý  số 18 ngày02/3/2016 có bài “Hơn 7 tháng vẫn còn xác minh dấu hiệu tội phạm” của tác giả  Văn Vũ. Nội dung: Ngày 24/4/2015, Công ty Cổ phần sản phẩm sức khỏe Đời sống mới  ở tỉnh Bình Dương thực hiện niêm phong toàn bộ tài sản tại trụ sở nhà máy của Công ty để tạm dừng sản xuất. Tài sản đã niêm phong được giao cho Công ty Cổ phần dịch vụ bảo vệ Toàn Cầu quản lý, bảo vệ theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần sản phẩm sức khỏe Đời sống mới không còn ra vào Công ty nữa. Đến ngày 09/7/2015, Công ty thực hiện việc kiểm kê tài sản để chuẩn bị hoạt động trở lại thì phát hiện thấy bị mất nhiều tài sản như máy kiểm tra rò rỉ chân không trị giá 30.000USD, 77 bộ máy máy Camera an ninh, 04 bộ máy bơm áp lực và nhiều tài sản khác trị giá hàng tỷ đồng. Công ty đã có đơn trình báo Công an tỉnh Bình Dương đề nghị khởi tố vụ án để điều tra nhưng đến nay đã 7 tháng trôi qua Công an tỉnh vẫn chưa thực hiện khởi tố vụ án để điều tra với lý do còn đang xác minh xem có dấu hiệu tội phạm hay không. Việc này là vi phạm Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 2, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Tìm kiếm