Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dântối cao, có 02 loại thẩm quyền điều tra, đó là: (1) thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (quy định tại khoản 2 Điều 3 LTCVKSND năm 2002..
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi
Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dântối cao, có 02 loại thẩm quyền điều tra, đó là: (1) thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (quy định tại khoản 2 Điều 3 LTCVKSND năm 2002; khoản 3 Điều 110 BLTTHS năm 2003; Điều 18 PLTCĐTHS năm 2004); và (2) thẩm quyền “trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật” khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (quy định tại khoản 2 Điều 13 LTCVKSND năm 2002, khoản 2 Điều 112 BLTTHS năm 2003). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC.
Cơ sở của việc thành lập Cơ quan điều tra ở VKSND
Ở nước ta, từ khi VKSND được thành lập (năm 1960) đến nay, pháp luật luôn quy định việc tổ chức Cơ quan điều tra của Viện kiểm sỏt nhõn dõn (Vụ Điều tra thẩm cứu được thành lập theo Sắc lệnh số 12 ngày 18/4/1962 của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đặc biệt, từ năm 1989 đến nay, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát luôn được giao cụ thể nhiệm vụ điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Việc thành lập Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và giao cho cơ quan này thẩm quyền tiến hành điều tra một số vụ án hình sự xuất phát từ những lý do khách quan sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất chức năng công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Viện kiểm sát nhân dân được giao trách nhiệm thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội trước Toà án; bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra (cho dự Cơ quan điều tra được tổ chức ở bất kỳ bộ, ngành nào) nhằm phục vụ chức năng công tố, giúp cơ quan thực hành quyền công tố đưa vụ án ra Tòa và buộc tội người phạm tội trước Tòa án. Công tác điều tra tội phạm là bảo đảm quan trọng để Viện kiểm sát thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố. Kết quả hoạt động điều tra phục vụ cho hoạt động thực hành quyền công tố, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thực hành quyền công tố. Mặt khác, thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan có lợi thế trong việc nắm bắt, phát hiện các vi phạm và tội phạm. Vỡ vậy, việc tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND để điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người thực hiện tội phạm là cán bộ trong các cơ quan tư pháp là hoàn toàn phù hợp.
Thứ hai, các Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là cán bộ của các cơ quan tư pháp, có sự hiểu biết và ý thức pháp luật cao, việc phát hiện tội phạm và điều tra làm rừ hành vi phạm tội rất khú khăn (điều này lý giải tại sao số lượng vụ án do Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát khởi tố, điều tra không nhiều như các loại án khác). Tuy nhiên, thực trạng nền tư pháp nước ta cũng có những hạn chế, tồn tại đó được Đảng ta đánh giá, đó là: chất lượng hoạt động tư pháp cũn chưa cao; vẫn còn tình trạng bắt, giam, giữ người trái pháp luật, để xảy ra oan, sai trong điều tra, truy tố, xét xử; một bộ phận cán bộ tư pháp xuống cấp về đạo đức. Vì vậy, việc duy trì Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát với tư cách là một Cơ quan điều tra chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý khách quan và phòng ngừa có hiệu quả đối với các tội phạm này là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, mặc dù số lượng vụ án được khởi tố, điều tra không nhiều , nhưng hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát luôn bảo đảm tính khách quan, triệt để, hiệu quả và có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm, gúp phần bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
Thứ ba, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia có quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan công tố/kiểm sát. Các cơ quan công tố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc đều có thẩm quyền điều tra đối với một số loại tội phạm. Nhiều quốc gia lựa chọn giải pháp tổ chức cơ quan điều tra của Viện công tố/Viện kiểm sátđể thực hiện nhiệm vụ điều tra đối với những tội phạm cụ thể, có chủ thể đặc biệt. Vớ dụ: ở Trung Quốc, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát và Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc, Viện kiểm sát tổ chức hệ thống cơ quan điều tra từ Trung ương đến địa phương và có quyền điều tra đối với nhiều loại tội phạm; một trong những loại tội phạm mà cơ quan này có thẩm quyền điều tra là tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ. Ở Italia, Văn phòng Công tố viên Quốc gia có nhiệm trực tiếp điều tra và truy tố tội phạm do các tổ chức mafia thực hiện. Đây là những kinh nghiệm tốt cần tham khảo, vận dụng khi nghiên cứu vấn đề tổ chức lại các CQĐT ở nước ta.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện cấc nhiệm vụ cải cách tư pháp, tại phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo CCTPTW, sau khi nghe Ban Cán sự đảng báo cáo các đề án, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo CCTPTW đó kết luận về vấn đề thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau: “Pháp luật hiện hành đó có các quy định về thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cần thực hiện theo quy định này và tiếp tục nhiệm vụ, tổng kết thực tiễn thi hành để có kiến nghị phù hợp khi sửa đổi, bổ sung pháp luật về tố tụng hình sự”.
Thực trạng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC
Từ năm 2003 đến nay, thực hiện BLTTHS năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự năm 2004, Cơ quan điều tra của VKSND tối cao đó kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước và với các Viện kiểm sát địa phương để đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp và đó đạt được những kết quả nhất định; cụ thể như sau:
Từ năm 2003 đến năm 2009, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát đó tiếp nhận 2192 tin, trong đó có 450 tin về xâm phạm hoạt động tư pháp; đó khởi tố 70 vụ/95 bị can (chủ yếu là các vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp).
Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Điều 4 Quy chế 1169/2010 ngày 19/8/2010 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra VKSNDTC đó tiếp nhận tổng số 2677 thông tin vi phạm, tội phạm. Qua phân loại, xử lý xác định 595 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết. Trong đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao khởi tố, thụ lý tổng số 169 vụ/ 206 bị can. Trong đó, ngành Công an: 82 vụ/ 130 bị can (Chiếm 48,5 % số vụ; 63% số bị can); ngành Kiểm sỏt: 10 vụ/ 13 bị can (Chiếm 5,9 % số vụ; 6,3 % số bị can); ngành Tòa án: 33 vụ/28 bị can (Chiếm 19,5 % số vụ; 13,3% số bị can); ngành Thi hành ỏn: 37 vụ/ 32 bị can (chiếm 21,9 % số vụ; 16 % số bị can); ngành khác: 07 vụ/ 03 bị can (Chiếm 4,2 % số vụ; 1,4% số bị can). Về cơ cấu tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp: 74 vụ /97 bị can; Tội phạm về tham nhũng, chức vụ và tội phạm khác trong quá trình thực hiện cỏc hoạt động tư pháp: 95 vụ/ 109 bị can (Tội phạm về tham nhũng, chức vụ: 86 vụ/103 bị can).
Quá trình khởi tố và thụ lý điều tra, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đảm bảo việc điều tra và lập hồ sơ xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Không có vụ án nào phải đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc đề nghị truy tố mà Tòa án tuyên không phạm tội. Không có vụ án nào bị hủy án để điều tra lại. Số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó đó phỏt hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; ví dụ như:
- Vụ án Ngô Thanh Phong, Nguyễn Văn Nên và Phạm Văn Út bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang do có hành vi sử dụng tiền tang vật trong vụ án để gửi ngân hàng thu lợi hơn 1,2 tỷ đồng.
Ngày 24/6/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang đó tuyờn phạt bị cáo Ngô Thanh Phong 03 năm tù giam; bị cáo Phạm Văn Út 01 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
- Vụ Nguyễn Hồng Đông, Ma Đình Chinh - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết vụ vận chuyển trái phép lâm sản, đó cú hành vi gợi ý, yờu cầu và nhận của đương sự 40 triệu đồng để hứa giải quyết có lợi cho đương sự … Sau khi tiếp nhận thông tin đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đó khởi tố Nguyễn Hồng Đông, Ma Đình Chinh về tội “Nhận hối lộ”. Vụ án đó được đưa ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hồng Đông 3 năm tù, cho hưởng án treo và bị cáo Ma Đình Chinh 2 năm tù, cho hưởng án treo về tội “Nhận hối lộ”.
- Vụ Khúc Văn Toản - Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Kiến An, thành phố Hải Phòng bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do vi phạm trong quá trình giải quyết đơn tố giác tội phạm của Công ty Thành Công tố cáo 06 đối tượng Đoàn Văn Thành, Đỗ Văn Lực, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Duy Linh, Phương Thành Trung, Trần Hoàng Tùng về hành vi thuê, mượn xe của Công ty Thành Công để tự lái nhưng mang xe đi cầm cố, lấy tiền sử dụng cá nhân. Vụ án đó được đưa ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Khúc Văn Toản 03 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cụng vụ”.
Trong quá trình điều tra vụ án trên, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao còn phát hiện một số hành vi vi phạm nhưng chưa được xử lý nên đã khởi tố 02 vụ án có liên quan chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng để điều tra giải quyết.
Cùng với việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra VKSNDTC đó đặc biệt chú trọng và tích cực phát hiện, xác định nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, tội phạm để kiến nghị đến các cơ quan hữu quan có biện pháp xử lý và phòng ngừa. Trong thời gian từ 2010 đến nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đó ban hành 198 bản kiến nghị đến các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương để xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm, trong đó 107 kiến nghị đến ngành Công an (chiếm 54,1%), 41 kiến nghị đến ngành Tòa án (chiếm 20,7%), 20 kiến nghị đến ngành Thi hành án dân sự (chiếm 10,1 %), 23 kiến nghị đến ngành Kiểm sát (chiếm 11,6 %)và 07 kiến nghị đến ngành khác (chiếm 3,5%). Các kiến nghị đều được các cơ quan hữu quan tiếp thu và thực hiện.
Kết quả nêu trên đó chứng minh quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Điều 4 Quy chế 1169/2010 của Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND
Trước yêu cầu đấu tranh phũng chống tội phạm và cải cách tư pháp thì mô hình tổ chức và thẩm quyền hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND còn có những hạn chế, bất cập, cần phải được đổi mới toàn diện, đồng bộ để phát hiện và điều tra kịp thời các tội phạm thuộc thẩm quyền. Điều này cũng phù hợp với Điều 15 Quy định chung về chức năng của công tố viên năm 1990 của Liên Hiệp Quốc là: “Công tố viên cần phải lưu ý đến những tội phạm là cán bộ công chức, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn, xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền hay một số loại tội mà luật pháp quốc tế công nhận khác; đồng thời căn cứ phạm vi quyền hạn pháp luật quốc nội quy định tiến hành điều tra các loại tội phạm này”.
Để bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố và bảo đảm cho VKSND chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình cần mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND theo hướng ngoài thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp và một số tội phạm khác đó được xác định theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra ban hành kèm theo Quyết định số 1169/2010/QĐ-VKSTC- C6 ngày 19/8/2010 của Viện trưởng VKSND tối cao như hiện nay, cần bổ sung quy định cơ quan điều tra VKSND có thẩm quyền điều tra những vụ án khác mà Viện trưởng VKSND tối cao xét thấy cần thiết. Đây cũng là quy định của pháp luật nước ta trong các thời kỳ trước đây và được Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định; đồng thời, phù hợp với cách làm của nhiều nước trên thế giới hiện nay, nhất là những nước có nền công tố mạnh như Trung Quốc, Đức, Pháp, Italy, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng nhận thức không thống nhất hoặc sự tựy tiện, lạm dụng, cần quy định cụ thể những trường hợp “xét thấy cần thiết” là:
- Về chủ thể có thẩm quyền xem xét, xác định trường hợp nào là “cần thiết” để Viện kiểm sát phải trực tiếp điều tra: chỉ nên quy định giao cho Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Về tính chất vụ án: Những vụ án mà Viện trưởng VKSND tối cao xét thấy cần thiết phải giao cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao tiến hành điều tra là những vụ án mà VKSND các cấp trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đó phát hiện thấy việc điều tra không khách quan, không đầy đủ hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và Viện kiểm sát đó ban hành các yêu cầu, quyết định tố tụng đối với Cơ quan điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đạt hiệu quả. Để thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật TTHS, nắm vững thông tin về từng vụ án và phải báo cáo để Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, quyết định.
Việc giao cho Cơ quan điều tra VKSND thẩm quyền điều tra các vụ án nêu trên không những bảo đảm thực hiện tốt sự phân công quyền lực và sự giám sát việc thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước ta theo tinh thần cải cách tư pháp, mà còn bảo đảm tính khách quan trong việc điều tra, xử lý các tội phạm có nguồn gốc hoặc phát sinh trực tiếp từ các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hiện nay./.