VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 23/HD-VKSTC-TTr
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN
Xây dựng và gửi báo cáo về công tác thanh tra
Căn cứ Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012, được bổ sung theo Quyết định số 122/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao;
Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-VKSTC-TTr ngày 01/3/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao;
Thanh tra VKSND tối cao hướng dẫn xây dựng và gửi báo cáo về công tác thanh tra đối với VKSND cấp tỉnh như sau:
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN, BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA GỬI VỀ VKSNDTỐI CAO
1. Các báo cáo định kỳ
-Báo cáo tháng, Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm, Báo cáo tổng kết năm về công tác thanh tra.
- Báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của VKSND hàng năm.
2. Báo cáo chuyên đề
Báo cáo kết quả hoạt động thanh tra về một chuyên đề, lĩnh vực thanh tra trong một thời kỳ nhất định theo yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước và của Ngành.
3. Báo cáo đột xuất
- Báo cáo về những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật nghiệp vụ, công vụ và việc xử lý vi phạm của cán bộ, công chức và người lao động trong Ngành.
- Báo cáo về thông tin báo chí nêu liên quan đến trách nhiệm hoặc vi phạm của cán bộ, công chức và người lao động trong Ngành.
4. Các văn bản gửi thay báo cáo
- Quyết định thanh tra, Kết luận thanh tra và các quyết định xử lý về thanh tra.
- Các quyết định, kết luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chứcvà người lao độngtrong Ngành vi phạm pháp luật, kỷ luật công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Các văn bản khác liên quan đến công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng trong Ngành.
II. THỜI KỲ LẤY SỐ LIỆU, THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO
1. Đối với báo cáo theo định kỳ
Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo đối với các báo cáo công tác thanh tra theo định kỳ được thực hiện như sau:
- Báo cáo công tác thanh tra tháng:Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo; báo cáo gửi đến Thanh tra VKSND tối cao trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
- Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo; báo cáo gửi đến Thanh tra VKSND tối cao trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
- Báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm: Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo; báo cáo gửi đến Thanh tra VKSND tối cao trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
2. Báo cáo chuyên đề, đột xuất
Thời kỳ lấy số liệu và thời hạn gửi báo cáo theo nội dung yêu cầu của Thanh tra VKSND tối cao.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU BÁO CÁO
Nội dung và kết cấu của báo cáo định kỳ được thực hiện theo mẫu gửi kèm theo Hướng dẫn này (mẫu số 01, 02). Đối với báo cáo theo chuyên đề và báo cáo đột xuất được thực hiện theo hướng dẫn riêng khi Thanh tra VKSND tối cao có yêu cầu báo cáo.
IV. HÌNH THỨC BÁO CÁO VÀ PHƯƠNG THỨC GỬI BÁO CÁO
1. Hình thức báo cáo
Báo cáo công tác thanh tra phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Chánh thanh tra, đóng dấu theo quy định và file điện tử gửi kèm.
Trường hợp VKSND cấp tỉnh chưa thành lập đơn vị Thanh tra thì Báo cáo công tác thanh tra do Viện trưởng ký, đóng dấu theo quy định và file điện tử gửi kèm.
2. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo công tác thanh tra được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp;
c) Gửi qua thư điện tử hoặc fax. Việc gửi thư điện tử phải sử dụng hộp thư do VKSND tối cao cấp, sau đó gửi bản gốc về Thanh tra VKSND tối cao cấp để theo dõi, quản lý.
Hộp thư điện tử Thanh tra VKSND tối cao: vp_tt@vks.gov.vn
Thanh tra VKSND tối cao tiếp nhận và xử lý các báo cáo gửi đến theo quy định về chế độ quản lý công văn, tài liệu. Việc sao chụp được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trên đây là Hướng dẫn xây dựng và gửi báo cáo về công tác thanh tra để VKSND các tỉnh, thành phố nghiên cứu thực hiện, đảm bảo sự thống nhất trong toàn Ngành.
Nơi nhận:
|
TL.VIỆN TRƯỞNG
|
- Đ/c Viện trưởng VKSTC (để báo cáo);
- VKSND các tỉnh, Tp (để phối hợp thực hiện);
|
CHÁNH THANH TRA
|
- Lưu: VT, TTr.
|
|
|
(Đã ký)
|
|
|
|
Nguyễn Minh Quang
|
Báo cáo công tác tháng của Thanh tra
|
Biểu mẫu báo cáo số: 01
Ban hành kèm theo Hướng dẫn số: 23/HD-VKSTC-TTr ngày 26/04/2014
|
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỈNH (TP)……..
Số: /BC-……
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày …… tháng …… năm 20…
|
BÁO CÁO
Công tác thanh tra tháng….
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA
1. Thanh tra công vụ
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);
- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);
- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận);
- Nội dung thanh tra công vụ (công tác cán bộ; quản lý sử dụng tài chính, tài sản; chỉ đạo, điều hành; quy chế dân chủ…..).
b) Kết luận thanh tra:
- Phát hiện vi phạm:
+ Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra;
+ Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra.
- Kiến nghị xử lý vi phạm:
+ Kiểm điểm rút kinh nghiệm;
+ Xử lý kỷ luật hành chính;
+ Xử lý hình sự: chuyển cơ quan điều tra xử lý.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn bản vi phạm.
- Kiến nghị phòng ngừa vi phạm.
2. Thanh tra nghiệp vụ
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);
- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);
- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận);
- Những lĩnh vực, công việc thanh tra chủ yếu.
b) Kết quả thanh tra:
- Số vụ, việc có vi phạm;
- Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra;
- Yêu cầu:
+ Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định, văn bản tố tụng vi phạm;
+ Khắc phục hậu quả vi phạm.
- Kiến nghị xử lý vi phạm:
+ Kiểm điểm rút kinh nghiệm;
+ Xử lý kỷ luật hành chính;
+ Xử lý hình sự: chuyển cơ quan điều tra xử lý.
- Kiến nghị phòng ngừa vi phạm.
3. Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra
- Số kết luận và quyết định xử lý được kiểm tra trong kỳ báo cáo;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị.
4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Tiếp nhận (số đơn tiếp nhận trong kỳ, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang);
- Phân loại đơn (Theo loại đơn: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo nội dung: lĩnh vực hình sự, dân sự, thi hành án, công tác tổ chức cán bộ, chỉ đạo điều hành, quản lý tài chính. Theo thẩm quyền: đơn thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền. Theo trình tự giải quyết: chưa được giải quyết; đã được giải quyết lần đầu; đã được giải quyết nhiều lần).
- Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: (số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu kiểm tra và báo cáo kết quả giải quyết; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền; số đơn thuộc thẩm quyền; số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh....).
b) Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền:
- Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
+ Tổng số: đơn khiếu nại; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết (thông qua giải thích, thuyết phục; giải quyết bằng quyết định hành chính); số vụ việc giải quyết lần 1, lần 2 và trên 2 lần.
+ Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng, số vụ việc khiếu nại sai, số vụ việc khiếu nại đúng một phần; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý); chấp hành thời hạn giải quyết theo quy định.
+ Việc thi hành kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).
+ Kết quả thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
+ Tổng số: đơn tố cáo; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết.
+ Kết quả giải quyết: số vụ việc tố cáo đúng, số vụ việc tố cáo sai, số vụ việc tố cáo đúng một phần; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết tố cáo (hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý); việc chấp hành thời gian giải quyết theo quy định.
+ Việc thi hành quyết định xử lý tố cáo (tổng số quyết định phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).
+ Kết quả thực hiện quyết định xử lý tố cáo.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH
-Báo cáo về các hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đơn vị có liên quan đến hoạt động thanh tra.
- Việc triển khai thực hiện công tác nhiệm vụ bảo đảm việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ và nội vụ trong Ngành.
III. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC THÁNG ….
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh tra sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.
Trên đây là kết quả công tác tháng….và phương hướng công tác tháng…; VKSND tỉnh (thành phố)…báo cáo Thanh traVKSND tối cao biết, theo dõi, chỉ đạo.
Nơi nhận:
- Thanh tra VKSND tối cao (để b/c);
- Đ/c Viện trưởng VKS tỉnh, Tp (để b/c);
- …………..;
- Lưu: …..
|
Người ký
(Lãnh đạo Viện hoặc Chánh thanh tra ký, đóng dấu)
|
Báo cáo công tác 6 tháng, Tổng kết công tác năm của Thanh tra
|
Biểu mẫu báo cáo số: 02
Ban hành kèm theo Hướng dẫn số: 23/HD-VKSTC-TTr ngày 26/04/2014
|
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỈNH (TP)……..
Số: /BC-……
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày ……. tháng …… năm 20…
|
BÁO CÁO
Kết quả công tác 6 tháng đầu năm…
(Tổng kết công tác năm ...)
Căn cứ Chỉ thị số .../CT-VKSTC ngày … của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm …;
Căn cứ Chương trình công tác thanh tra năm ...của Thanh tra VKSND ...
Thực hiện Hướng dẫn ..... của .... về việc xây dựngKết quả công tác 6 tháng đầu năm…. (Tổng kết công tác năm ...), Thanh tra VKSND tỉnh (thành phố)..... báo cáo kết quả công tác như sau:
I. CÔNG TÁC THANH TRA
1. Thanh tra công vụ
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);
- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);
- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận);
- Nội dung thanh tra công vụ (công tác cán bộ; quản lý sử dụng tài chính, tài sản; chỉ đạo, điều hành; quy chế dân chủ…..).
b) Kết luận thanh tra:
- Phát hiện vi phạm:
+ Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra;
+ Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra.
- Kiến nghị xử lý vi phạm:
+ Kiểm điểm rút kinh nghiệm;
+ Xử lý kỷ luật hành chính;
+ Xử lý hình sự: chuyển cơ quan điều tra xử lý.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn bản vi phạm.
- Kiến nghị phòng ngừa vi phạm.
2. Thanh tra nghiệp vụ
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc đang thực hiện (kỳ trước chuyển sang; triển khai trong kỳ báo cáo);
- Về hình thức (số cuộc: theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất);
- Về tiến độ (số cuộc: kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận);
- Những lĩnh vực, công việc thanh tra chủ yếu.
b) Kết quả thanh tra:
- Số vụ, việc có vi phạm;
- Nội dung các vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra;
- Yêu cầu:
+ Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định, văn bản tố tụng vi phạm;
+ Khắc phục hậu quả vi phạm.
- Kiến nghị xử lý vi phạm:
+ Kiểm điểm rút kinh nghiệm;
+ Xử lý kỷ luật hành chính;
+ Xử lý hình sự: chuyển cơ quan điều tra xử lý.
- Kiến nghị phòng ngừa vi phạm.
3. Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra
- Số kết luận và quyết định xử lý được kiểm tra trong kỳ báo cáo;
- Kết quả thực hiện các kiến nghị.
4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Tiếp nhận (số đơn tiếp nhận trong kỳ, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang);
- Phân loại đơn (Theo loại đơn: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo nội dung: lĩnh vực hình sự, dân sự, thi hành án, công tác tổ chức cán bộ, chỉ đạo điều hành, quản lý tài chính. Theo thẩm quyền: đơn thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền. Theo trình tự giải quyết: chưa được giải quyết; đã được giải quyết lần đầu; đã được giải quyết nhiều lần).
- Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: (số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; yêu cầu kiểm tra và báo cáo kết quả giải quyết; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền; số đơn thuộc thẩm quyền; số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh....).
b) Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền:
- Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
+ Tổng số: đơn khiếu nại; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết (thông qua giải thích, thuyết phục; giải quyết bằng quyết định hành chính); số vụ việc giải quyết lần 1, lần 2 và trên 2 lần.
+ Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng, số vụ việc khiếu nại sai, số vụ việc khiếu nại đúng một phần; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết khiếu nại (kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý); chấp hành thời hạn giải quyết theo quy định.
+ Việc thi hành kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).
+ Kết quả thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:
+ Tổng số: đơn tố cáo; vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết.
+ Kết quả giải quyết: số vụ việc tố cáo đúng, số vụ việc tố cáo sai, số vụ việc tố cáo đúng một phần; phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm qua giải quyết tố cáo (hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý); việc chấp hành thời gian giải quyết theo quy định.
+ Việc thi hành quyết định xử lý tố cáo (tổng số quyết định phải tổ chức thực hiện; số quyết định đã thực hiện xong).
+ Kết quả thực hiện quyết định xử lý tố cáo.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH
-Báo cáo về các hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đơn vị có liên quan đến hoạt động thanh tra.
- Việc triển khai thực hiện công tác nhiệm vụ bảo đảm việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ và nội vụ trong Ngành.
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra (về mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra trách nhiệm; về thanh tra đột xuất, thanh tra lại; về đôn đốc, xử lý sau thanh tra và những nội dung khác có liên quan).
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM… (NĂM…)
Dự kiến những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp sẽ được tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm hoặc năm công tác tiếp theo.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về công tác thanh tra (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác thanh tra;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.
Trên đây là báo cáo kết quả công tác thanh tra 6 tháng đầu năm… (tổng kết công tác năm…) và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm… (năm…) của Thanh tra VKSND tỉnh (thành phố)...
Nơi nhận:
- Thanh tra VKSND tối cao (để b/c);
- Đ/c Viện trưởng VKS tỉnh, Tp (để b/c);
- …………..;
- Lưu: …..
|
Người ký
(Lãnh đạo Viện hoặc Chánh thanh tra ký, đóng dấu)
|