CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN (26/7/1960- 26/7/2010): Trung với Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

19/07/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 23/4/1976, Bộ trưởng Bộ Tư pháp– Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra quyết định thành lập Viện KSND các tỉnh phía Nam, trong đó có Viện KSND tỉnh Cửu Long (nay là Viện KSND tỉnh Vĩnh Long). Trong những ngày đầu mới thành lập, toàn ngành được 26 biên chế, với 3 phòng chức năng, cùng 14 viện KSND các huyện, thị. Năm 1986, tổng biên chế của ngành tăng lên 118 với nhiều phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới. Trong đó, cán bộ có trình độ KS (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) 106 người, đạt trên 89%. Trong điều kiện khó khăn, với tinh thần vừa học vừa làm, nhiều cán bộ chủ chốt nhanh chóng trưởng thành, có 46 cán bộ, đảng viên đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Đến nay, ngành có 155 biên chế, với 9 phòng chức năng và 8 viện KSND huyện, thành phố...

NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH KSND (26/7/1960- 26/7/2010):

Trung với Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

 
 
Theo Vĩnh Long oline: Đó là điểm nổi bật được đánh giá qua tổng kết 50 năm tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân (KSND) và 35 năm của Viện KSND tỉnh Vĩnh Long.
Phát triển về lượng
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 23/4/1976, Bộ trưởng Bộ Tư pháp– Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra quyết định thành lập Viện KSND các tỉnh phía Nam, trong đó có Viện KSND tỉnh Cửu Long (nay là Viện KSND tỉnh Vĩnh Long).
Trong những ngày đầu mới thành lập, toàn ngành được 26 biên chế, với 3 phòng chức năng, cùng 14 viện KSND các huyện, thị. Năm 1986, tổng biên chế của ngành tăng lên 118 với nhiều phòng chức năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới. Trong đó, cán bộ có trình độ KS (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) 106 người, đạt trên 89%. Trong điều kiện khó khăn, với tinh thần vừa học vừa làm, nhiều cán bộ chủ chốt nhanh chóng trưởng thành, có 46 cán bộ, đảng viên đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Đến nay, ngành có 155 biên chế, với 9 phòng chức năng và 8 viện KSND huyện, thành phố. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học 131 người, trình độ lý luận và cử nhân chính trị 53 người, nhiều cán bộ được qua đào tạo về quản lý nhà nước và pháp luật, về hội nhập kinh tế quốc tế, về tin học, ngoại ngữ,... và có số đảng viên chiếm gần 73% cán bộ toàn ngành. Cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động ngành cũng được cơ bản hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
Chuyển biến nhanh về chất
Nhiều đồng chí có thâm niên trong ngành cho biết, những năm đầu sau giải phóng, nhất là khi đơn vị mới thành lập, công tác KS là vấn đề mới mẻ, nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Nhiệm vụ lúc này là tập trung KS việc thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, trấn áp bọn phản cách mạng, xử lý bọn lừa đảo, tổ chức người trốn ra nước ngoài và các vụ gây rối trật tự xã hội, thực hiện cách mạng quan hệ sản xuất ở nông thôn, bảo vệ chế độ mới, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,... Nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách,... được tổ chức nghiên cứu quán triệt và đẩy mạnh học tập tốt 5 đức tính của Hồ Chủ tịch dạy đối với ngành: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” nên Viện KSND tỉnh Cửu Long không ngừng đổi mới phương thức hành động, phát huy tính năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những năm 1980, khi Hiến pháp mới ra đời, từng bước khắc phục các sắc luật, pháp lệnh, quyết định,... trước đó còn nhiều chồng chéo bằng những bộ luật cơ bản thống nhất như: Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Tố tụng hình sự,... và qua ban hành tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp ngành KSND và từng cán bộ tiếp thu làm cơ sở trong xây dựng kế hoạch và áp dụng trong hoạt động của ngành. Có gần 2.000 vụ án xâm phạm trật tự xã hội, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa với hàng ngàn bị cáo được đưa ra truy tố trước pháp luật, góp phần cùng các ngành hữu quan ổn định trật tự trong quản lý kinh tế và trật tự an toàn xã hội địa bàn tỉnh.
Những năm đổi mới đến nay, hoạt động ngành càng thêm nhiều thuận lợi, bởi sự quản lý nhà nước bằng pháp luật được đặc biệt quan tâm. Nhiều bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được ra đời một cách đồng bộ và chặt chẽ hơn, đã giúp cho ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó có Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật Tổ chức viện KSND năm 2002, quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của ngành. Nhiều văn bản luật có liên quan cũng được Nhà nước tiếp tục ban hành sau đó là: Pháp lệnh KS viên, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Bộ luật Hình sự (sửa đổi)... Từ những cơ sở này, Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều thuận lợi trong tiến hành KS việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế trọng điểm như: ngân hàng, quản lý thị trường, thực hiện Luật Đất đai,... cả việc sử dụng các nguồn vốn viện trợ nhân đạo, vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp,... đã nói lên tính chất phức tạp mà mỗi KS viên phải đối mặt để hoàn thành tốt được nhiệm vụ là rất khó khăn.
Tuy nhiên, các mối quan hệ phối hợp thực thi pháp luật cũng được quy đinh chặt chẽ hơn nhiều so với 10 năm trước đó, nên dù bọn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật dù tinh vi vẫn được đưa vào KS chặt chẽ và tuân thủ đúng pháp luật, không xảy ra oan sai hoặc bỏ sót tội phạm. Từ đó, trên 7.300 vụ án hình sự được truy tố thì có trên 90% số vụ được đưa ra xét xử cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Trong này có nhiều vụ tạo được lòng tin trong nhân dân như: vụ đưa và nhận hối lộ xảy ra tại phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ-Công an tỉnh với 126 bị can; vụ Huỳnh Cử Đảnh, can tội tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Vật tư tổng hợp huyện Vũng Liêm, số tiền thiệt hại 400 triệu đồng; vụ Lê Hoài cùng đồng bọn cướp giật trên địa bàn liên tỉnh Vĩnh Long– Đồng Tháp 12 bị can; vụ Lê Văn Bảy cùng đồng bọn 18 bị can tổ chức giết người theo kiểu xã hội đen,...
Song song, công tác KS việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người thi hành án phạt tù luôn được thực hiện thường kỳ ở 2 cấp và kịp thời kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật sửa chữa, khắc phục vi phạm đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật quy định để người vi phạm pháp luật chấp hành tốt hình phạt và hưởng được các chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong gian khó và trưởng thành về mọi mặt, theo lãnh đạo Viện KSND tỉnh Vĩnh Long, đây là kết quả của quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ KS có lập trường chính trị vững vàng, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó mật thiết với nhân dân theo tư tưởng và đạo đức Bác Hồ đã dạy.
35 năm qua, ngành KSND tỉnh Vĩnh Long đã được khen tặng: 1 Huân chương Lao động hạng hai, 11 Huân chương Lao động hạng ba, nhiều bằng khen của Chính phủ, cờ thi đua và bằng khen của Viện KSND Tối cao cho tập thể, cá nhân; nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng các hình thức.Nhiều cá nhân được nhận Kỷ niệm chương do Viện KSND Tối cao trao tặng.
Bài, ảnh: TRẦN ÚT
Tìm kiếm