CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC KIỂM TRA HỒ SƠ KIỂM SÁT ÁN HÌNH SỰ CỦA VKSND TỈNH PHÚ YÊN

17/11/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Qua thực tiễn công tác kiểm tra của Viện kiểm sát cấp tỉnh đối với Viện kiểm sát cấp huyện ở Phú Yên thời gian qua cho thấy, từ trước đến nay một trong những phương pháp thường được áp dụng khi tiến hành kiểm tra cấp dưới là đoàn kiểm tra trực tiếp đến đơn vị được kiểm tra nghe báo cáo, sau đó nghiên cứu hồ sơ, sổ sách…Với phương pháp như vậy, việc kiểm tra đã có những tác dụng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, riêng đối với việc kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã và đang nảy sinh một số bất cập, cụ thể: Trong một năm, Viện kiểm sát cấp tỉnh khó có thể tiến hành kiểm tra hồ sơ của tất cả các đơn vị và mỗi đơn vị cũng rất khó để kiểm tra 100% số hồ sơ các vụ án đã giải quyết trong năm đó, vì như vậy sẽ không có đủ thời gian, tốn kém trong việc đi lại… Hơn nữa, mỗi lần kiểm tra, thời gian thường cũng chỉ từ một đến hai ngày nên việc nghiên cứu hồ sơ phần nào cũng bị hạn chế. Nhận thức được điều đó, năm 2011 VKSND tỉnh Phú Yên đã đề ra và tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp với những nội dung đổi mới, sáng tạo trên tất cả các khâu công tác kiểm sát, trong đó có công tác kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự. Theo đó, Kế hoạch số 11/KH-VKS-VP ngày 11/01/2011 về công tác kiểm sát năm 2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đã đề ra việc kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 của các VKSND cấp huyện. Ngày 08/4/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 187/QĐ-VKS thành lập Đoàn kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 do một đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh phụ trách khối hình sự làm Trưởng đoàn...
NHỮNG KINH NGHIỆM TỪ CÔNG TÁC KIỂM TRA HỒ SƠ
KIỂM SÁT ÁN HÌNH SỰ CỦA VKSND TỈNH PHÚ YÊN
 
Qua thực tiễn công tác kiểm tra của Viện kiểm sát cấp tỉnh đối với Viện kiểm sát cấp huyện ở Phú Yên thời gian qua cho thấy, từ trước đến nay một trong những phương pháp thường được áp dụng khi tiến hành kiểm tra cấp dưới là đoàn kiểm tra trực tiếp đến đơn vị được kiểm tra nghe báo cáo, sau đó nghiên cứu hồ sơ, sổ sách…Với phương pháp như vậy, việc kiểm tra đã có những tác dụng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, riêng đối với việc kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã và đang nảy sinh một số bất cập, cụ thể: Trong một năm, Viện kiểm sát cấp tỉnh khó có thể tiến hành kiểm tra hồ sơ của tất cả các đơn vị và mỗi đơn vị cũng rất khó để kiểm tra 100% số hồ sơ các vụ án đã giải quyết trong năm đó, vì như vậy sẽ không có đủ thời gian, tốn kém trong việc đi lại… Hơn nữa, mỗi lần kiểm tra, thời gian thường cũng chỉ từ một đến hai ngày nên việc nghiên cứu hồ sơ  phần nào cũng bị hạn chế.
Nhận thức được điều đó, năm 2011 VKSND tỉnh Phú Yên đã đề ra và tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp với những nội dung đổi mới, sáng tạo trên tất cả các khâu công tác kiểm sát, trong đó có công tác kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự. Theo đó, Kế hoạch số 11/KH-VKS-VP ngày 11/01/2011 về công tác kiểm sát năm 2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đã đề ra việc kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 của các VKSND cấp huyện. Ngày 08/4/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ra Quyết định số 187/QĐ-VKS thành lập Đoàn kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 do một đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh phụ trách khối hình sự làm Trưởng đoàn và các thành viên là Kiểm sát viên các Phòng 1, 2, 3 VKSND tỉnh. Phương pháp kiểm tra được xem có tính đổi mới, sáng tạo là: các đơn vị cấp huyện mang toàn bộ hồ sơ lên VKSND tỉnh theo từng đợt, mỗi đợt từ một đến hai đơn vị, tùy theo số lượng hồ sơ nhiều hay ít. Ba phòng nghiệp vụ (Phòng 1, 2, 3) Viện kiểm sát tỉnh chia làm ba tổ, do đồng chí Trưởng phòng làm Tổ trưởng, cũng sẽ nhận hồ sơ theo từng đợt. Sau đó, các tổ giao hồ sơ cho các Kiểm sát viên trong tổ mình. Các Kiểm sát viên vừa thực hiện nhiệm vụ được phân công, vừa trực tiếp nghiên cứu hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ nào, Kiểm sát viên phải đánh giá được những ưu điểm cũng như những tồn tại, thiếu sót của hồ sơ đó, từ việc lập hồ sơ cho đến các thao tác, kỹ năng của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án… Trên cơ sở đó, lãnh đạo VKSND tỉnh đã ban hành 09 Kết luận kiểm tra đối với 09 VKSND cấp huyện và xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 của các VKSND huyện, thị xã, thành phố, tổ chức Hội nghị quán triệt, rút kinh nghiệm.
 Với phương pháp đó, chỉ trong một thời gian ngắn từ ngày 09/4/2011 đến ngày 30/6/2011, VKSND tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra 309 hồ sơ của 09 VKSND huyện, thị xã, thành phố. Qua kiểm tra, nhận thấy các VKSND huyện, thị xã, thành phố đã nghiêm túc triển khai thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo Quyết định số 07/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/01/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nhìn chung, hồ sơ đã phản ánh chính xác trình tự tố tụng, nội dung, kết quả điều tra, truy tố, xét xử, các hoạt động của Kiểm sát viên trong thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và việc lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong quá trình giải quyết vụ án. Nội dung, hình thức thể hiện Cáo trạng, Luận tội và các quyết định xử lý khác đúng quy định pháp luật và Quy chế của Ngành; nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác của Kiểm sát viên, đảm bảo việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đặc biệt, không có vụ án nào hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; Viện kiểm sát truy tố Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội phải bồi thường theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự cũng như công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự còn có những tồn tại, thiếu sót. Cụ thể: Việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự có đơn vị chưa đầy đủ, một số báo cáo án khi kết thúc điều tra còn sơ sài, không đúng mẫu quy định; Việc xây dựng Cáo trạng chưa theo đúng hướng dẫn của VKSND tối cao; Báo cáo lãnh đạo Viện về việc xét xử vụ án không đầy đủ các nội dung theo Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự, như: không ghi cụ thể lý lịch bị can, nội dung vụ án, chưa phân tích đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không đề xuất về việc giải quyết phần dân sự trong hình sự, xử lý vật chứng…; Nhiều vụ Kiểm sát viên không xây dựng đề cương xét hỏi, việc chuẩn bị Luận tội còn sơ sài, chưa chặt chẽ, viết không theo mẫu của VKSND tối cao; có vụ việc phân tích, đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng, không đầy đủ.
Từ những mặt còn tồn tại, thiếu sót của việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự và công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, có thể rút ra một số nguyên nhân sau:
- Trong những năm qua, vẫn còn một số Kiểm sát viên chưa nhận thức và quán triệt đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập hồ sơ vụ án hình sự theo Quyết định số 07/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/01/2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, nhất là Bộ luật tố tụng hình sự và các Quy chế KSĐT, KSXXHS, các hướng dẫn của liên ngành, của VKSND tối cao, của Hội đồng thẩm phán TANDTC trong việc áp dụng pháp luật. Trình độ, năng lực của một số Kiểm sát viên còn chưa đồng đều và còn những hạn chế nhất định.
- Việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự tuy đã được lãnh đạo các đơn vị chú trọng, quan tâm thực hiện nhưng có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ. Số lượng án ngày càng tăng và phức tạp, nhưng việc kiểm tra, đôn đốc trong chỉ đạo về việc lập hồ sơ vụ án chưa thường xuyên. Do đó, chưa kịp thời phát hiện thiếu sót, vi phạm của cán bộ, Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục sửa chữa. Một số đơn vị chưa quan tâm tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm qua các lần VKSND tỉnh kiểm tra chuyên sâu, kiểm tra hàng năm.
- Sự phối hợp, trao đổi về thông tin, nghiệp vụ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết án tuy đã được quan tâm, song có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Cá biệt có nơi còn nể nang, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành đã nhiều năm nhưng việc giải thích, hướng dẫn của Cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời, không đầy đủ. Nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng hai Bộ luật này không được giải quyết hoặc tuy được giải quyết nhưng không đầy đủ và thiếu sát hợp với thực tế, gây khó khăn khi áp dụng.
Bên cạnh đó, hàng năm các văn bản pháp luật khác cũng được các cơ quan có thẩm quyền ban hành với số lượng không nhỏ nhưng chưa được cập nhật đầy đủ. Nhiều trường hợp, việc xem xét văn bản nào còn hiệu lực thi hành, văn bản nào hết hiệu lực thi hành đã và đang gặp khó khăn.                            
Để đảm bảo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự trong thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả, thực hiện đúng các qui định của pháp luật, hạn chế những thiếu sót như đã nêu trên, Viện KSND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu đồng chí Viện trưởng VKSND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt những biện pháp như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Kết luận kiểm tra của VKSND tỉnh qua việc kiểm tra hồ sơ kiểm sát án hình sự đã xét xử sơ thẩm năm 2010 cho toàn thể cán bộ, kiểm sát viên trong đơn vị mình để rút kinh nghiệm chung, từ đó làm rõ những việc làm được, những việc chưa làm được để có biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục, hạn chế thiếu sót, tồn tại. Kết quả báo cáo về VKSND tỉnh. 
- Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và thực hiện tốt các Quy chế nghiệp vụ của VKSND tối cao và VKSND tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Tăng cường kỷ luật nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng Kiểm sát viên. 
- Lãnh đạo các VKSND huyện, thị xã, thành phố phải chú trọng và không ngừng nâng cao công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành trong quá trình giải quyết án hình sự. Phải quan tâm chỉ đạo Kiểm sát viên thực hiện tốt công tác kiểm sát điều tra ngay từ đầu, nắm chắc tiến độ giải quyết án để có biện pháp chỉ đạo sát, đúng, kịp thời. Đặc biệt, khi duyệt án phải nghe kỹ, xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, nhất là những trường hợp còn có những quan điểm khác nhau. Cần thường xuyên kiểm tra việc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự, việc thực hiện các Quy chế nghiệp vụ. 
- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong quá trình giải quyết án. Đặc biệt, cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết án hình sự (Văn bản số 723/QC-LN ngày 24/12/2008 của VKSND tỉnh, Công an tỉnh và TAND tỉnh Phú Yên).
Hồ Ngọc Thảo
Viện KSND tỉnh Phú Yên
 
Tìm kiếm