CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH HỘI THẢO: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”

04/07/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Vừa qua, tại Viện kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo tổng kết thực tiễn và kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân nhằm thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đồng chí Lê Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, gồm: Lãnh đạo các Phòng 1, 1A, 3, 10, 12, Thống kê tội phạm, Văn phòng và Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH HỘI THẢO:
Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”
 
Đ/c Lê Văn Minh, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Định chủ trì hội thảo
Vừa qua, tại Viện kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo tổng kết thực tiễn và kiến nghị đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân nhằm thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đồng chí Lê Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, gồm: Lãnh đạo các Phòng 1, 1A, 3, 10, 12, Thống kê tội phạm, Văn phòng và Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện.
Hội thảo tiến hành sơ kết 06 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; 04 năm thực hiện Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự; đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc, tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự, đề ra các biện pháp, kiến nghị nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
 
Toàn cảnh hội thảo
Tại cuộc Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận đề cập việc phân loại, xử lý tin báo, tố giác tội phạm còn nhiều hạn chế; chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra một số vụ án hình sự chưa tốt dẫn đến án trả điều tra bổ sung, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Nguyên nhân chủ yếu là do: Một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát chưa rõ (ví dụ: Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, vì vậy Viện kiểm sát không có căn cứ pháp lý để nắm bắt, quản lý việc tiếp nhận, phân loại tin báo, tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra). Vai trò công tố của Viện kiểm sát trong một số hoạt động điều tra chưa thực chất, mang tính hình thức, nên trong một số trường hợp các quyết định và yêu cầu tố tụng của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên đối với Điều tra viên còn tình trạng không thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức.
Các đại biểu kiến nghị: Cần sửa đổi Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền kiểm sát việc tiếp nhận, quản lý, phân loại, xử lý tin báo, tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra; cần phải có cơ chế ràng buộc Cơ quan điều tra, Điều tra viên thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên; tăng thẩm quyền của Kiểm sát viên để có thể tiến hành độc lập các hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án khi thấy cần thiết; đối với các vụ án Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can hoặc hủy quyết định không khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố vụ án, hoặc phát hiện việc điều tra không khách quan, đầy đủ hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Viện kiểm sát có quyền rút hồ sơ để điều tra, điều này là cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tố, bảo vệ công lý.
Phạm Trung Thuận 
Tìm kiếm