Theo đánh giá từ báo cáo của các cơ quan tư pháp của tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua đã công tác phân loại xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với không ít đơn vị, không ít cán bộ thì việc phân loại, xử lý giữa đơn khiếu nại với đơn kiến nghị phản ánh, giữa đơn tố cáo với đơn tố giác, tin báo về tội phạm còn nhầm lẫn. Nhiều việc giải quyết còn kéo dài quá thời hạn pháp luật quy định; Có trường hợp, việc giải quyết khiếu nại đã kết thúc, nhưng không ban hành quyết định giải quyết;
Vĩnh Phúc: Hội nghị tập huấn công tác phân loại, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp
Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh phúc đang trao đổi với với đại diện VKSNDTC, Lãnh đạo VKSND tỉnh
Cán bộ làm công tác “khiếu tố” trong lĩnh vực tư pháp không phải chỉ ngồi tiếp nhận đơn thư rồi đề 2 chữ…“kính chuyển”, mà phải có phẩm chất đạo đức, có trình độ, nghiệp vụ chuyên nghiệp hoá và phải được hưởng chế độ phụ cấp chuyên môn đặc biệt…Đó là điểm nhấn rất đáng ghi nhận thông qua “Hội nghị tập huấn công tác phân loại, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp” quy mô toàn tỉnh lần đầu tiên do UBND và các ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức
Theo đánh giá từ báo cáo của các cơ quan tư pháp của tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua đã công tác phân loại xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với không ít đơn vị, không ít cán bộ thì việc phân loại, xử lý giữa đơn khiếu nại với đơn kiến nghị phản ánh, giữa đơn tố cáo với đơn tố giác, tin báo về tội phạm còn nhầm lẫn. Nhiều việc giải quyết còn kéo dài quá thời hạn pháp luật quy định; Có trường hợp, việc giải quyết khiếu nại đã kết thúc, nhưng không ban hành quyết định giải quyết; Hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo thì quá đơn giản, sơ sài; một số trường hợp sau khi giải quyết chưa gửi văn bản tới VKS theo quy định; Việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp còn chưa thường xuyên… những hạn chế, thiếu sót trên cho thấy sự bất cập về trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác phân loại, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Theo ông Nguyễn Huy Phượng – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc: “Thực tế cho thấy vấn đề khiếu nại, tố cáo có thể phát sinh hàng ngày, hàng giờ ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động tư pháp. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng nền kinh tế đất nước với thế giới thì vấn đề khiếu nại, tố cáo càng trở nên nhạy cảm và phức tạp hơn nhiều, nếu được giải quyết tốt thì đem lại hiệu quả cho xã hội, nhưng nếu giải quyết không tốt sẽ có tác động không nhỏ tới dư luận xã hội”.
“Việc tổ chức Hội nghị tập huấn lần này của tỉnh Vĩnh Phúc chính là hoạt động cụ thể thiết thực nhằm triển khai tốt hơn nữa các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp và 2 thông tư liên ngành là: Thông tư liên tịch số 02 ngày 10/8/2005 của VKSNDTC-TANDTC-Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng – Bộ Tư pháp và Thông tư liên tịch số 03 ngày 1/9/2005 của TANDTC – VKSNDTC. Đây cũng là địa phương đầu tiên có sáng kiến hay rất đáng được hoan nghênh... VKSNDTC sẽ có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng những yếu tố tích cực từ Hội nghị lần này ra các đơn vị, các địa phương khác trong cả nước” – đó là lời nhận xét đánh giá của bà Nguyễn Thị Yến – Vụ trưởng Kiểm sát xét khiếu tố – VKSNDTC.
Bài và ảnh: Công Minh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Nguyễn Thế Trường: Tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí phụ cấp cho cán bộ khiếu tố
“Tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa để dẫn đến tình trạng gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp như hiện nay là một phần do nhận thức của người dân. Ở nơi nào người dân được tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về pháp luật, chấp hành pháp luật tốt thì ở đó ít khiếu kiện. Còn không ít nơi, không ít trường hợp người dân cố tình hiểu sai pháp luật, lợi dụng dân chủ quá chớn để khiếu kiện kéo dài, thậm chí vượt cấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án có lúc, có nơi vẫn để xảy ra sai sót, vi phạm….
Thời gian tới đây, Tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện hỗ trợ việc đạo tào, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ khiếu tố; hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất và đặc biệt là sẽ nghiên cứu đề xuất sẽ có chế độ, chính sách hỗ trợ phụ cấp xứng đáng cho cán bộ tư pháp chuyên môn làm công tác khiếu tố, tiếp dân”.
Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc – Nguyễn Hồng Quân: Có tới 300 loại đơn liên quan đến trách nhiệm của VKS
“Thống kê danh mục các loại đơn khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND 2 cấp và các loại đơn khiếu nại, tố cáo thuộc về các cơ quan tư pháp khác giải quyết nhưng VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết đã lên tới…300 loại đơn. Điều đó đặt gánh nặng trách nhiệm lên vai cơ quan VKS, vì vậy rất cần sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực, thường xuyên của Đảng uỷ, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp các cơ quan trong khối nội chính và đặc biệt là các cơ quan trong ngành Tư pháp Vĩnh Phúc”.
Tiến sĩ Lê Văn Kiến – Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc: Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp
“Thời gian qua, các cơ quan tư pháp tỉnh đặc biệt là Cơ quan Công an và VKSNDtỉnh luôn chủ động tăng cường, phối hợp chặt chẽ trong việc thụ lý các vụ việc khiếu tố của người dân liên quan đến quá trình xử lý các vụ án, đặc biệt là các vụ án hình sự, cho nên năm 2009 không để xảy ra vụ việc nào đáng tiếc. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi sự phối hợp giữa cơ quan Công an, VKS, Toà án, Thi hành án còn có những “choệch choạc” chưa kịp thời, thống nhất…nên kết quả giải quyết khiếu tố chưa tốt. Điều này cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong thời gian tới”.