Sáu tháng đầu năm 2008, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND tỉnh Lai Châu đã đạt những kết quả nhất định; tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm, không có hiện tượng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp. Đơn thư được gửi đến VKSND tỉnh Lai Châu chủ yếu là đơn xin giảm án, xin hoãn thi hành án, xin tại ngoại…
Tính đến ngày 31/8/2008, đơn vị khiếu tố trực thuộc VKSND tỉnh đã tiếp nhận 42 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, trong đó số đơn nhận khi tiếp công dân là 14 đơn, qua các nguồn khác là 28 đơn. Trong số 42 đơn được gửi đến trụ sở VKSND tỉnh Lai Châu chủ yếu là đơn xin giảm án, đơn xin hoãn thi hành án, đơn kháng cáo… trong số đó có nhiều đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tỉnh Lai Châu và đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
VKSND tỉnh Lai Châu:
Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một khâu quan trọng trong hoạt động của ngành nên Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo Viện rất quan tâm...
Sáu tháng đầu năm 2008, công tác giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND tỉnh Lai Châu đã đạt những kết quả nhất định; tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm, không có hiện tượng khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp. Đơn thư được gửi đến VKSND tỉnh Lai Châu chủ yếu là đơn xin giảm án, xin hoãn thi hành án, xin tại ngoại…
Tính đến ngày 31/8/2008, đơn vị khiếu tố trực thuộc VKSND tỉnh đã tiếp nhận 42 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, trong đó số đơn nhận khi tiếp công dân là 14 đơn, qua các nguồn khác là 28 đơn. Trong số 42 đơn được gửi đến trụ sở VKSND tỉnh Lai Châu chủ yếu là đơn xin giảm án, đơn xin hoãn thi hành án, đơn kháng cáo… trong số đó có nhiều đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tỉnh Lai Châu và đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
6 tháng đầu năm 2008, đơn vị khiếu tố đã tiếp 17 lượt công dân. Qua công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo thấy không có vấn đề gì vướng mắc, nổi cộm. Mọi đơn thư, thắc mắc của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND đều được giải quyết dứt điểm, đúng trình tự, pháp luật, không có trường hợp khiếu nại vượt cấp, khiếu nại nhiều lần, khiếu kiện đông người. Những trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của VKSND đều được đơn vị khiếu tố hướng dẫn công dân đến đúng các cơ quan chức năng.
Nhằm mục đích phòng ngừa và hướng dẫn, năm 2008, VKSND tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại Công an huyện Tam Đường, Công an huyện Phong Thổ, Công an thị xã Lai Châu. Thông qua công tác kiểm tra nhận thấy, là một tỉnh mới được chia tách năm 2004, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, các Phòng nghiệp vụ, đặc biệt là sự chỉ đạo, quan tâm trực tiếp của lãnh đạo các đơn vị: Công an Phong Thổ và Công an huyện Than Uyên, Công an huyện Tam Đường nên tại các đơn vị này đã triển khai và thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp, hầu hết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được tiếp nhận, phân loại, giải quyết kịp thời, đúng thời gian luật định, không có đơn thư nào nổi cộm, vướng mắc. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các đơn vị đã góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như: Chưa bố trí cán bộ chuyên trách giải quyết khiếu nại, tố cáo, chủ yếu là cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, một số đơn vị chưa mở các loại sổ sách theo dõi đầy đủ, nhiều khi còn lúng túng trong khâu phân loại đơn, và hướng giải quyết.
Về phía công dân, một số trường hợp người khiếu nại, tố cáo do chưa nắm vững các kiến thức về chính sách, pháp luật hoặc bị kẻ xấu kích động, xúi giục nên đã làm đơn khiếu nại, tố cáo sai, thậm chí còn có những nội dung vu cáo. Ngoài ra, còn có trường hợp biết các quy định của pháp luật nhưng vẫn khiếu nại để “cầu may”, đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng hoặc đòi hỏi những quyền lợi mà biết rõ là cơ quan họ gửi đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết...
Để công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thuận lợi hơn, thiết nghĩ: Trước hết, là về pháp luật khiếu nại, tố cáo; tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn một số bất cập, nhất là các quy định về thẩm quyền giải quyết của các cơ quan. Phần trách nhiệm chưa quy định rõ và chưa có chế tài xử lý vi phạm của người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, một số văn bản khác liên quan đến khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo nhiều khi còn có những quy định chồng chéo nhau như: về thời hiệu khiếu nại, cách tính thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo, thời hiệu tố cáo… vì vậy trong thời gian tới nên sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bài và ảnh:Ngọc Anh