Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương do đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC, Thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Thái Bình. Cùng đi có đồng chí Lê Mạnh Luân, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương; đồng chí Ngô Đức Hoà, Vụ trưởng phụ trách công tác tuyên truyền, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương ; đồng chí Dương Viết Phùng, Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát án tham nhũng VKSNDTC cùng các đồng chí chuyên viên
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương
kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng tại Thái Bình
Đ/c Trần Quốc Vượng, Viện trưởng VKSNDTC và Đoàn công tác làm việc tại tỉnh Thái Bình
Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương do đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC, Thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Thái Bình. Cùng đi có đồng chí Lê Mạnh Luân, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương; đồng chí Ngô Đức Hoà, Vụ trưởng phụ trách công tác tuyên truyền, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương ; đồng chí Dương Viết Phùng, Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát án tham nhũng VKSNDTC cùng các đồng chí chuyên viên Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí: Nguyễn Hạnh Phúc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh; các thành viên BCĐ phòng chống tham nhũng tỉnh và Lãnh đạo một số ngành có liên quan.
Trên cơ sở đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng và tiếp thu tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp lần thứ 9 (khoá X), các cấp uỷ, chính quyền Thái Bình đã tiến hành nhiều hoạt động phổ biến, quán triệt, học tập để nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nhìn chung công tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Thái Bình trong 9 tháng đầu năm 2009 tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện nhiều hơn so với những năm trước, một số lĩnh vực phức tạp được dư luận chú ý như: thực hiện chính sách xã hội, đất đai, tài chính, giám định y khoa đã phát hiện điều tra một số vụ án, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm được dư luận quan tâm, đánh giá tốt; có tác dụng tích cực răn đe, hạn chế tham nhũng. Công tác cải cách hành chính, ban hành, rà soát văn bản được tăng cường. Việc thực hiện công khai minh bạch tại các địa phương, cơ quan, đơn vị đang từng bước được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Công khai thủ tục hành chính trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến trả kết quả cho tổ chức và công dân đang từng bước phát huy tác dụng, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân, hạn chế phiền hà tham nhũng... Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Thái Bình cũng chỉ ra một số khó khăn vướng mắc, đó là: Nhiều quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chưa được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời; Cơ chế phối hợp để khen thưởng, bảo vệ người đấu tranh, tố cáo tham nhũng chưa đạt hiệu quả thực tế; người tố cáo chưa vững tin vào các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý tham nhũng…
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng đánh giá cao những kết quả về công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà tỉnh Thái Bình đạt được trong những năm qua. Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng phải tiến hành từng bước thận trọng, lâu dài, có hiệu quả, tránh phô trương, hình thức; phòng chống tham nhũng phải gắn cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ đó tạo bước chuyển biến mạnh hơn nữa; có cơ chế khuyến khích, bảo vệ đối với cán bộ, quần chúng nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ công chức; phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân, các đoàn thể xã hội nhằm phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí. Qua quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, các cơ quan tư pháp, đặc biệt là Viện kiểm sát cần tham mưu cho Cấp uỷ để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm tham nhũng.
Hoàng Long