Ngày 22/5/2009, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư đến thăm và làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Trinh Long Biên, Uỷ viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TW; đồng chí Nguyễn Văn Hiện, Uỷ viên Trung ương đảng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW; đại diện Lãnh đạo: Văn phòng Trung ương, Ban tổ chức Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Nội Vụ. Về phía Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đồng chí Phó Viện trưởng: Dương Thanh Biểu, Hoàng Nghĩa Mai, Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm và đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng dự buổi làm việc.
ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG, UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ,
THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI VKSNDTC
(Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên TW Đảng, Viện trưởng VKSNDTC
báo cáo về công tác của ngành KSND)
Ngày 22/5/2009, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư đến thăm và làm việc với Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Trịnh Long Biên, Uỷ viện TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TW; đồng chí Nguyễn Văn Hiện, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TW; đại diện Lãnh đạo: Văn phòng Trung ương, Ban tổ chức Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Nội Vụ. Về phía Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đồng chí Phó Viện trưởng: Dương Thanh Biểu, Hoàng Nghĩa Mai, Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm và đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng dự buổi làm việc.
(Đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu)
Thay mặt Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Trần Quốc Vượng báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2009. Được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự phối hợp, tạo điều kiện của các ngành các cấp, toàn ngành Kiểm sát đã tập phấn đấu quyết liệt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Viện kiểm sát các cấp chủ động kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi khởi tố vụ án, chú trọng phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra nên số vụ án đưa ra truy tố đạt tỉ lệ cao (99%), chất lượng kiểm sát điều tra được nâng lên; Tiếp tục phối hợp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự; Tăng cường kiểm sát các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam; Chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Toà án, Thi hành án đối với số bị án phạt tù, án có hiệu lực pháp luật chưa thi hành; Kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định và tổ chức thi hành án dân sự; Chủ động tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong hoạt động tư pháp; Tăng cường kiểm sát giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự, hình sự, thi hành án. Về công tác xây dựng ngành, Viện trưởng Trần Quốc Vượng đề cập: Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn thành việc sơ kết, tổng kết các Nghị quyết của Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân như: Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kiểm điểm hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về công tác tổ chức cán bộ và công tác xây dựng Đảng; tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới; sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thông qua việc sơ kết, tổng kết thực hiện các Nghị quyết của Đảng nói chung, Nghị quyết về cải cách tư pháp nói riêng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tích cực đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện một số chủ trương, chính sách và pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của các cơ quan tư pháp nói chung và ngành Kiểm sát nói riêng. Đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ và đưa cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo thực tế để đáp ứng nguồn cán bộ trong thời gian tới. Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt được một số kết quả tích cực, tạo bước chuyển biến quan trọng trong công tác bồi dưỡng, bố trí cán bộ. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đề nghị bổ nhiệm và bổ nhiệm cán bộ nữ vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý và giữ các chức danh pháp lý của Viện kiểm sát các cấp. Năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị và được bổ nhiệm 01 đồng chí là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 01 Vụ trưởng, 05 Phó Vụ trưởng và tương đương (năm 2007 mới có 3 đồng chí Phó Vụ trưởng là nữ). Có 18 đồng chí lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh (có 4 đồng chí là Viện trưởng); 207 đồng chí lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện (tăng 17 người).
Viện trưởng Trần Quốc Vượng nêu nhiệm vụ trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác trên các lĩnh vực: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế; Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, học tập 5 đức tính của người cán bộ Kiểm sát nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đối với toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát. Đồng chí Viện trưởng đề xuất với Thường trực Ban Bí thư về các vấn đề như: Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Ngành Kiểm sát tổng kết thực tiễn về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, xây dựng và hoàn thiện “Đề án tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp”; Cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 2002, quy định về ngạch Kiểm sát viên cho phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành; Các cơ quan tư pháp khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung BLHS, BLTTHS, BLDS và BLTTDS, đảm bảo đồng bộ với mô hình tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các cơ quan tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp.
Đại diện các cơ quan, ban, ngành phát biểu ý kiến đều nhất trí cao với báo cáo của đồng chí Trần Quốc Vượng trình bày. Các ý kiến tán thành với kiến nghị của VKS như: tăng cường và nâng cao chất lượng phối hợp công tác với các cơ quan tư pháp, chủ trì ra văn bản hướng dẫn thi hành luật có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKSND; sửa đổi, bổ sung luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh kiểm sát viên; bổ sung cán bộ, phụ cấp thâm niên đối với cán bộ kiểm sát, đầu tư kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện để VKSND hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao kết quả công tác ngành Kiểm sát đạt được năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2009. Toàn ngành Kiểm sát đã tập trung phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Đồng chí Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tập trung lãnh đạo ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, nhất là các vụ án về tội phạm tham nhũng; Tăng cường hoạt động kiểm sát trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, lao động, giam giữ cải tạo và thi hành án theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chú trọng công tác xây dựng ngành, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; Quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Chủđộng nghiên cứu, đề xuất với Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và lời dạy của Bác đối với ngành Kiểm sát nhân dân: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đồng chí tin tưởng thời gian tới, toàn ngành Kiểm sát tiếp tục đổi mới, đoàn kết nhất trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Tin và ảnh: Ban biên tập