CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trung đoàn 28

16/10/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 12/10 tại Hà Nội, Ban liên lạc Trung đoàn bộ binh 28, Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trung đoàn (15/10/1968-15/10/2008). Tới dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; Trung tướng Tiêu Văn Mẫn, Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu mặt trận Tây Nguyên, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 5; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên; Thiếu tướng Cao Tiến Phiếm, trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; tiến sĩ Dương Thanh Biểu, Phó Viện trưởng VKSNDTC, nguyên Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn bộ binh 28 cùng hàng trăm đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Quân đoàn 3, Sư đoàn 10, Trung đoàn 28 qua các thời kỳ.
Gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trung đoàn 28
 
 
 
(Viện trưởng Viện KSNDTC Trần Quốc Vượng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu)
 

Ngày 12/10 tại Hà Nội, Ban liên lạc Trung đoàn bộ binh 28, Sư đoàn 10-Quân đoàn 3 đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trung đoàn (15/10/1968-15/10/2008). Tới dự có đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; Trung tướng Tiêu Văn Mẫn, Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu mặt trận Tây Nguyên, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 5; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên; Thiếu tướng Cao Tiến Phiếm, trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; tiến sĩ Dương Thanh Biểu, Phó Viện trưởng VKSNDTC, nguyên Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn bộ binh 28 cùng hàng trăm đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Quân đoàn 3, Sư đoàn 10, Trung đoàn 28 qua các thời kỳ.

(Phó Viện trưởng Viện KSNDTC Dương Thanh Biểu chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu)

 
Vào những ngày này cách đây 40 năm, để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn 28 được thành lập tại khu rừng Mỏ Nhác, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình theo Quyết định của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng. Trung đoàn được tổ chức từ nhiều đơn vị từng lăn lộn, bám trụ trên mặt trận Đường 9 lịch sử Đông Hà tới Khe Sanh, chiến đấu với các đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của Mỹ, Nguỵ. Mỗi lần nhắc đến Trung đoàn 28 là nhắc đến những chiến công lịch sử từ trận đầu thắng Mỹ ở Chư Dô, Chư Hinh đến các địa danh Đắc Xiêng, Plây Cần, Bắc Kon Tum, Măng Đèn, Đồi Tròn Trung Nghĩa… Những trận đánh ác liệt đó đã góp phần làm phá sản các chiến lược chiến tranh của địch và sáng tạo nên các cách đánh có hiệu quả trên một chiến trường đặc biệt khó khăn. Trưởng thành từ những thử thách khốc liệt đó, Trung đoàn 28 đã từng bước vào trận đánh cuối cùng với khí thế hùng dũng và đã ghi lại những mốc son chói sáng tại các trận đánh ở Núi Lửa, Đắc Song, Chư Cúc, Đèo Phượng Hoàng, Nha Trang, Cam Ranh, ở cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn và cuối cùng cắm lá cờ quyết chiến quyết thắng của Trung đoàn tại sào huyệt cuối cùng của quân ngụy Sài Gòn, đó là Bộ Tổng tham mưu quân nguỵ Sài Gòn, một trong 5 mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày vui chiến thắng chưa được bao lâu, quân trang chưa hết mùi thuốc súng, Trung đoàn lại có lệnh lên đường, trở lại Nam Tây Nguyên để trấn áp các lực lượng phản động Funro, rồi lại tiếp tục cuộc chiến đấu ác liệt để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Cămpuchia. Rất nhiều cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn đã hy sinh trong lúc đất nước đã thống nhất.
Hàng chục năm qua, kể từ khi các Ban liên lạc của Trung đoàn ra đời tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác, hàng năm các cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn lại có dịp gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm đã qua, chia sẻ những niềm vui mới đến. Tình đồng đội, đồng chí được vun đắp ấm áp và bền vững thêm. Những việc làm tình nghĩa được quan tâm thường xuyên, đồng đội lại tìm đến nhau, giúp nhau trong lúc khó khăn, bệnh tật. Nhiều đồng chí đã bỏ nhiều thời gian, công sức giúp các gia đình tìm lại hài cốt người thân; xác lập hồ sơ để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận liệt sĩ cho những trường hợp mà vì lý do chủ quan hay khách quan, gia đình chưa được hưởng các chế độ theo quy định… Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành về với đời thường đều nỗ lực vượt khó, đoàn kết giúp đỡ nhau làm kinh tế gia đình, gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, tích cực giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Bài và ảnh: Hoàng Long
 
Tìm kiếm