CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về chống tham nhũng

15/11/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về chống tham nhũng đã diễn ra từ ngày 2 – 5/11/2010 tại Macau, Trung Quốc. Đoàn đại biểu của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC làm Trưởng đoàn đã đến dự Hội nghị. Phát biểu tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đều cho rằng: trong thế kỷ 21, thế giới đang phải chứng kiến sự gia tăng của các loại tội phạm như khủng bố, buôn bán người, mua bán ma túy trái phép và cùng với nó là tham nhũng. Tham nhũng làm cản trở sự phát triển của các quốc gia, dẫn tới bất công trong xã hội, xâm phạm quyền con người. Vì vậy, chống tham nhũng hiện là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của từng quốc gia...
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về chống tham nhũng
 
Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị
 
Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về chống tham nhũng đã diễn ra từ ngày 2 – 5/11/2010 tại Macau, Trung Quốc. Đoàn đại biểu của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC làm Trưởng đoàn đã đến dự Hội nghị. Phát biểu tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đều cho rằng: trong thế kỷ 21, thế giới đang phải chứng kiến sự gia tăng của các loại tội phạm như khủng bố, buôn bán người, mua bán ma túy trái phép và cùng với nó là tham nhũng. Tham nhũng làm cản trở sự phát triển của các quốc gia, dẫn tới bất công trong xã hội, xâm phạm quyền con người. Vì vậy, chống tham nhũng hiện là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của từng quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Trong chống tham nhũng, vai trò của Viện công tố/Viện kiểm sát là rất quan trọng. Các quốc gia nói chung, Viện công tố/Viện kiểm sát nói riêng của các nước cần đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh có tính toàn cầu này. Để chống tham nhũng có hiệu quả, các nước cần xuất phát từ công ước quốc tế về chống tham nhũng, nội luật hóa pháp luật của nước mình. Sự phối hợp giữa Viện công tố/Viện kiểm sát và các Cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, kiểm toán của các nước trong việc phát hiện, điều tra, thu thập chứng cứ, kết tội bị can có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống tham nhũng. Một số nước sẵn sàng chia sẻ thông tin tạo điều kiện để các điều tra viên, công tố viên các nước khác đến nước mình phối hợp điều tra thu thập chứng cứ chống tham nhũng (và ngược lại). Không ít đại biểu nêu ra các kinh nghiệm tốt trong việc phối hợp điều tra quốc tế trong xử lý án tham nhũng ở nước mình. Có nước nêu ra các điều kiện để hợp tác dẫn độ tội phạm theo nguyên tắc có đi có lại và phải đảm bảo nhân quyền. Tuy nhiên, cũng có nước nêu ra những khó khăn trong quá trình điều tra các vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài mà lý do chính là do chưa ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương với nhau, việc nội luật hóa các quy định của công ước quốc tế còn chậm cũng như cấu trúc bộ máy chống tham nhũng ở các nước đôi khi có sự khác biệt cũng làm cản trở kết quả phối hợp chống tham nhũng.
Trên cơ sở kiểm điểm các tiến bộ, kết quả từ Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 4 ở Macau lần này, nhiều đại biểu rút ra các kết luận, bài học về công tác chống tham nhũng ở nước mình cũng như những kiến nghị gửi đến các nước và hiệp hội chống tham nhũng quốc tế.
Thông điệp của Việt Nam gửi đến Hội nghị là bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC. Nội dung bài phát biểu khẳng định quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; đồng thời xác định chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và thường xuyên. Sau khi ký kết và phê chuẩn công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Việt Nam đã ban hành chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến 2020. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và triển khai Đề án Giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các cấp học. Năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Chống tham nhũng với các quy định rất cụ thể. Bộ luật Hình sự 1999 đã được sửa đổi, bổ sung với một chương quy định riêng về tội phạm và hình phạt đối với các tội tham nhũng. Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các Luật như: Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra, Luật Bí mật Nhà nước… Đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ Trung ương đến cấp tỉnh thành và xây dựng hệ thống cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Đồng thời, Việt Nam cũng đã, đang phát triển các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về phòng chống tham nhũng. Bài phát biểu của đồng chí Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thủy Khiêm được các đại biểu quốc tế hoan nghênh và đồng tình với nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ về chống tham nhũng của Việt Nam.
Đỗ Xuân Tựu
 
Tìm kiếm