CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội thảo phổ biến những kinh nghiệm sau những chuyến đi nghiên cứu tại nước ngoài

14/05/2009
Cỡ chữ:   Tương phản
Vừa qua, VKSNDTC và Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam do Cộng đồng châu Âu tài trợ đã phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá và phổ biến kết quả các chuyến đi nghiên cứu ở châu Âu - Kinh nghiệm cho cải cách tư pháp ở Việt Nam. Tiến sĩ Khuất Văn Nga, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Thành viên Ban chỉ đạo Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam đã tới dự và chủ trì Hội thảo.
Hội thảo phổ biến những kinh nghiệm sau những chuyến đi nghiên cứu tại nước ngoài
 
 
(Đoàn chủ tịch chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Hội thảo)
 
Vừa qua, VKSNDTC và Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam do Cộng đồng châu Âu tài trợ đã phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá và phổ biến kết quả các chuyến đi nghiên cứu ở châu Âu - Kinh nghiệm cho cải cách tư pháp ở Việt Nam. Tiến sĩ Khuất Văn Nga, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Thành viên Ban chỉ đạo Dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam đã tới dự và chủ trì Hội thảo. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe đồng chí Ngô Quang Liễn, Chánh Văn phòng VKSNDTC trình bày Báo cáo những bài học kinh nghiệm từ chuyến đi nghiên cứu tại Cộng hòa Italia; đồng chí Nguyễn Minh Đức, Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm VKSNDTC trình bày Báo cáo về những bài học kinh nghiệm từ chuyến đi nghiên cứu tại Cộng hoà Liên bang Đức; đồng chí Đặng Văn Khanh, Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội trình bày Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Cộng hoà Pháp; đồng chí Lê Tiến, Trưởng phòng Vụ Hợp tác quốc tế VKSNDTC trình bày Báo cáo những bài học kinh nghiệm từ chuyến đi nghiên cứu tại Anh. Từ kết quả nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp các nước, các Báo cáo đã nêu bật những kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng vào thực tiễn nước ta như: Vấn đề công tố chỉ đạo và quyết định việc điều tra, thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân tại Viện công tố, các điều kiện để trở thành Công tố viên… Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng VKSNDTC Khuất Văn Nga nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có tư pháp của nước ta được đặt ra hết sức cấp thiết. Những yêu cầu và đòi hỏi của tình hình mới đã đặt ra yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn nhằm mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, đất nước... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Việc nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về cải cách tư pháp của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta có ý nghĩa rất quan trọng.
Hoàng Long
 
Tìm kiếm