Tiến sỹ Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC:Tôi đánh giá cao việc tổ chức cuộc thi này của ngành KSND tỉnh Vĩnh Phúc, rất độc đáo và sáng tạo. Vì trước đây, chúng ta đã từng tổ chức Hội nghị KSV tiêu biểu trong toàn ngành, nhưng là thông qua hình thức xét chọn chứ không tổ chức thi như ở Vĩnh Phúc. Với một bộ đề thi đồ sộ (300 câu hỏi),100% KSV các phòng nghiệp vụ và KSV đang công tác tại các VKSND cấp huyện (kể cả Trưởng, Phó phòng và Viện trưởng, Phó Viện trưởng) đều đăng ký tham gia. Đặc biệt, cuộc thi còn có sự tham gia của 3 cặp vợ chồng, 3 cặp bố con, có thể nói đây là sự kiện rất độc đáo trong một cuộc thi của ngành.
LÃNH ĐẠO VKSNDTC DỰ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CUỘC THI “NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT VIÊN NĂM 2009” TẠI VKSND TỈNH VĨNH PHÚC
Phó Viện trưởng VKSNDTC Lê Hữu Thể trao giải tại cuộc thi
Tiến sỹ Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC:Tôi đánh giá cao việc tổ chức cuộc thi này của ngành KSND tỉnh Vĩnh Phúc, rất độc đáo và sáng tạo. Vì trước đây, chúng ta đã từng tổ chức Hội nghị KSV tiêu biểu trong toàn ngành, nhưng là thông qua hình thức xét chọn chứ không tổ chức thi như ở Vĩnh Phúc. Với một bộ đề thi đồ sộ (300 câu hỏi),100% KSV các phòng nghiệp vụ và KSV đang công tác tại các VKSND cấp huyện (kể cả Trưởng, Phó phòng và Viện trưởng, Phó Viện trưởng) đều đăng ký tham gia. Đặc biệt, cuộc thi còn có sự tham gia của 3 cặp vợ chồng, 3 cặp bố con, có thể nói đây là sự kiện rất độc đáo trong một cuộc thi của ngành.
Qua cuộc thi này sẽ đánh gía lại được đội ngũ KSV ,kể cả những mặt được và chưa được để chúng ta có biện pháp khắc phục. Hay nói một cách khác cuộc thi là một hình thức để chúng ta đào tạo, đào tạo lại đội ngũ KSV . Cuộc thi này, của nghành KSND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ là mô hình cần nhân rộng trong toàn ngành Kiểm sát.
Xuân Hưng
“NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT VIÊN”
Đ/c Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc trao phần thưởng cho các KSV đạt giải A
Nâng cao hơn nữa chất lượng KSV, đó chính là mục tiêu đặt ra với ngành KSND tỉnh Vĩnh Phúc khi tổ chức cuộc thi nâng cao chất lượng Kiểm sát viên năm 2009. Qua cuộc thi này sẽ giúp Lãnh đạo VKS tỉnh đánh giá lại chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên; nhằm hướng tới mục tiêu, xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chỉ thị về công tác kiểm sát hàng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều nhấn mạnh, coi công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm sát nhân dân. Ngày 10/8/2007, Việt kiểm sát nhân dân tối cao đã có Quyết định số 169/QĐ-VKSTC-V9 về việc ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn kiểm sát viên giỏi ngành Kiểm sát nhân dân và chỉ đạo toàn ngành triển khai tổ chức thực hiện
Những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thực hiện quy trình tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi trong đơn vị với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực.
Thông qua công tác xây dựng và tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát 2 cấp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.Với những kết quả và bài học kinh nghiệm thu được trong công tác xây dựng, tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi những năm qua, trong năm 2009, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh quyết định tổ chức cuộc thi nâng cao chất lượng kiểm sát viên bằng hình thức thi trắc nghiệm. Đây là nội dung nằm trong quy trình xây dựng và tuyển chọn Kiểm sát viên giỏi mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang chỉ đạo thực hiện.
Nhằm phát động và duy trì phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Vĩnh Phúc; đề cao ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, rèn luyện của cán bộ, Kiểm sát viên. Trên cơ sở đó, phát hiện những cán bộ, Kiểm sát viên giỏi, tiêu biểu, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tinh thông về nghiệp vụ làm nòng cốt cho phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành và yêu cầu cải cách tư pháp. Câu hỏi thi được xây dựng trong phạm vi kiến thức pháp luật hiện hành mà các Kiểm sát viên đã được học, được nghiên cứu hoặc bắt buộc phải nghiên cứu để thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
Ngày 24/4/2009, Ban tổ chức đã ban hành Công văn số 333/CV-VKS về việc gửi bộ đề 300 câu hỏi cho các đơn vị tổ chức nghiên cứu, ôn thi. Cùng với việc xây dựng câu hỏi, một công việc cũng hết sức quan trọng, đó là tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên đăng ký dự thi. Theo Kế hoạch số 786 của Viện kiểm sát tỉnh, 100% Kiểm sát viên các phòng nghiệp vụ và Kiểm sát viên đang công tác tại các Viện kiểm sát cấp huyện (kể cả Trưởng, Phó phòng và Viện trưởng, Phó Viện trưởng) đều phải đăng ký tham gia. Ngoài ra, Ban tổ chức khuyến khích các đồng chí chuyên viên, kiểm tra viên đăng ký dự thi. Đồng chí nào không đăng ký thi phải báo cáo rõ lý do với Ban tổ chức.
Trên cơ sở bộ đề thi do Ban tổ chức phát hành và danh sách cán bộ, Kiểm sát viên đăng ký dự thi đã được Ban tổ chức xét duyệt, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009, các đơn vị đã tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu, ôn tập lần lượt từng câu hỏi trong bộ đề thi. Đối tượng tham gia học tập, nghiên cứu đề thi không chỉ là những cán bộ, Kiểm sát viên đăng ký thi mà gồm toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị. Hình thức, phương pháp tổ chức học tập, nghiên cứu đề thi được các đơn vị tổ chức đa dạng, phong phú như: tổ chức ôn tập vào cuối giờ các buổi chiều hàng ngày, có đơn vị gắn việc nghiên cứu, ôn tập vào mỗi buổi giao ban hàng tuần, có đơn vị tổ chức các buổi học tập, nghiên cứu riêng; ngoài ra, vào thời điểm gần đến ngày thi, một số đơn vị còn tổ chức cho toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị nghiên cứu, ôn thi vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Phương pháp ôn tập phổ biến của các đơn vị là tiến hành đọc từng câu hỏi, các phương án trả lời. Trên cơ sở đó, cán bộ, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc lựa chọn phương án nào là phương án trả lời đúng và đầy đủ nhất theo dữ kiện câu hỏi đưa ra. Với mỗi phương án trả lời đúng, cán bộ, Kiểm sát viên phải viện dẫn được căn cứ xác đáng như: Căn cứ vào điểm, điều, khoản của Luật, Bộ luật hoặc văn bản dưới luật nào để khẳng định đó là phương án trả lời đúng…
Chính vì vậy, cán bộ, Kiểm sát viên trong các đơn vị đã tiếp thu được một khối lượng kiến thức tổng hợp ở tất cả các khâu công tác kiểm sát, rất thiết thực cho công tác nghiệp vụ. Bởi lẽ, thông thường cán bộ, Kiểm sát viên chỉ nắm chắc kiến thức đối với lĩnh vực được giao nhiệm vụ, còn kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn ở các khâu công tác kiểm sát khác còn hạn chế nhưng qua đợt học tập này đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc tổ chức thi trắc nghiệm là phương pháp mới, với rất nhiều khó khăn, thử thách, từ việc xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc thi, thành lập Ban tổ chức cuộc thi, đặc biệt là phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và phải phát huy được trí tuệ của tập thể trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ cuộc thi… Nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện quyết tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc thi, từng bước tháo gỡ khó khăn để tổ chức thành công cuộc thi nâng cao chất lượng kiểm sát viên.
Lược ghi của: Xuân Hồng