Ngày 26/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2010) và đón nhận Huân chương Sao vàng của Đảng, Nhà nước tặng ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dự và chỉ đạo buổi Lễ. Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSVN; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện Lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội; các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ. Tham dự buổi Lễ có các đồng chí Phó Viện trưởng: Hoàng Nghĩa Mai, Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Lê Hữu Thể...
LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP VKSND VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG SAO VÀNG
(26/7/1960 - 26/7/2010)
Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng cho ngành Kiểm sát nhân dân và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ
Ngày 26/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2010) và đón nhận Huân chương Sao vàng của Đảng, Nhà nước tặng ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam dự và chỉ đạo buổi Lễ. Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSVN; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện Lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội; các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ. Tham dự buổi Lễ có các đồng chí Phó Viện trưởng: Hoàng Nghĩa Mai, Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Lê Hữu Thể; đại diện gia đình các đồng chí cố Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao các thời kỳ và trên 700 đại biểu, gồm đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; KSVVKSNDTC; Điều tra viên cao cấp; Kiểm tra viên cao cấp; Chuyên viên cao cấp; Viện trưởng, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương và cấp thứ hai; đại diện Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn - báo chí ở Trung ương và thành phố Hà Nội.
Tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có bài phát biểu gửi tới toàn thể cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân, chỉ đạo một số nội dung quan trọng và trao tặng Huân chương Sao vàng cho ngành Kiểm sát nhân dân.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nội dung Bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Diễn văn khai mạc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng tại Lễ kỷ niệm.
Bài phát biểu
của đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
(Tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân,
ngày 26 tháng 7 năm 2010, tại Hà Nội)
Đ/c Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ
Thưa các đồng chí !
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Sao vàng của Viện kiểm sát nhân dân. Tôi thân ái gửi đến các đồng chí cách mạng lão thành, các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đại biểu, cùng toàn thể cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thưa các đồng chí!
Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của một hệ thống cơ quan Nhà nước mới, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành, sựủng hộ của nhân dân, ngành Kiểm sát đã vượt qua những khó khăn, từng bước xây dựng và trưởng thành về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ của ngành Kiểm sát không ngừng được tăng cường về lực lượng, bồi dưỡng, giáo dục về chính trị tư tưởng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Trong những năm đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước, ngành Kiểm sát nhân dân đã tích cực hoàn thiện về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ. Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm của ngành Kiểm sát trong việc bảo đảm pháp chế trong cả nước, tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Việc khởi tố, áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được chính xác hơn, góp phần làm giảm đáng kể tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc làm oan người vô tội. Chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa của Kiểm sát viên tiếp tục được nâng cao. Vừa bảo đảm việc xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tội phạm, Viện kiểm sát các cấp còn chủđộng minh oan cho những người bị điều tra, truy tố, xét xử oan, sai. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát đã kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chủ động đề xuất với các cấp, các ngành tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng.
Viện kiểm sát đã phát hiện, ban hành hàng trăm kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính, công tác thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bảo đảm các hoạt động này tuân theo quy định của pháp luật. Ngành Kiểm sát nhân dân không ngừng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.
Trong những năm qua, trên các lĩnh vực công tác, với không ít những khó khăn, trở ngại, ngành Kiểm sát nhân dân luôn phấn đấu cao nhất vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Với những thành tựu đạt được, ngành Kiểm sát nhân dân xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Ghi nhận những cống hiến trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, ngành Kiểm sát nhân dân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước hai lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và hôm nay, tặng thưởng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước tặng cho Viện kiểm sát nhân dân.
Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích của tập thể cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân trong 50 năm qua. Chúc ngành Kiểm sát nhân dân vững bước đi lên, xứng đáng với truyền thống của Ngành và phần thưởng cao quý nhất Huân chương Sao vàng được Đảng, Nhà nước trao tặng.
Thời gian qua, ngành Kiểm sát đã đạt được nhiều thành tích, tiến bộ trong công tác. Tuy nhiên, tồn tại chủ yếu và cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngành Kiểm sát là có nơi, có lúc chưa thực hiện được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm theo luật định, nhất là việc khởi tố hình sự, bắt, giam, giữ, trong hoạt động điều tra, truy tố. Vì vậy, mà có nơi, có lúc còn bỏ lọt tội phạm, còn xảy ra oan sai. Công tác xây dựng, đổi mới về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tuy đã được quan tâm, đẩy mạnh nhưng tiến độ còn chậm. Đội ngũ cán bộ nhìn chung còn thiếu, còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn nghèo.
Tôi mong muốn, Ngành Kiểm sát nhân dân cố gắng phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh cải cách tư pháp với tinh thần trách nhiệm cao để trong thời gian tới tiếp tục xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, xứng đáng hơn với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thưa các đồng ch!
Để tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân.
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu đó, phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; hoàn thiện chếđịnh bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của nhân dân, của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với các cơ quan tư pháp; tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp là tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối.
Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, chặt chẽ của Đảng, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, giữ vững ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp thực hiện đúng lộ trình những nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp đã xác định; cải cách tư pháp phải tiến hành đồng bộ với đổi mới lập pháp và cải cách hành chính; gắn bó, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế.
Từ những yêu cầu trên, đòi hỏi ngành Kiểm sát nhân dân phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện về tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Ngành theo tiến trình cải cách tư pháp, bảo đảm tính tích cực, chủđộng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đề cao vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị của Viện kiểm sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng.
Tập trung nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà. Kiểm sát viên duy trì công tố phải thực hiện tốt việc tranh luận và luận tội, góp phần để Toà án ra những bản án, quyết định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, công bằng, có sức thuyết phục. Đồng thời, thông qua hoạt động công tố, Kiểm sát viên đề cao tinh thần trách nhiệm bảo vệĐảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Làm tốt công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Viện kiểm sát các cấp tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Củng cố và tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân đối với công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải có cơ chế bảo đảm đối tượng vi phạm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời những kiến nghị, yêu cầu của cơ quan Kiểm sát nhằm khôi phục trật tự pháp luật bị vi phạm, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Để thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, ngành Kiểm sát cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, bảo đảm tính độc lập trong hoạt động công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷđảng, sự giám sát của cơ quan dân cử, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ của ngành Kiểm sát trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện các chính sách bảo đảm tuyển dụng, thu hút những người có tâm huyết, có tài, có đức vào làm trong ngành Kiểm sát nhân dân. Xây dựng và nâng cao chất lượng các trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụđối với các chức danh Kiểm sát. Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu, giải quyết những vấn đề phức tạp trong hoạt động tư pháp, nhất là tư pháp quốc tế.
Triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện lời dạy của Bác Hồđối với người cán bộ kiểm sát: “Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn”. Qua thực hiện cuộc vận động, cần lựa chọn những cán bộ, Kiểm sát viên tiêu biểu trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp để tuyên truyền, nhân rộng xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên”.
Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷđảng cần tăng cường sự lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng đối với ngành Kiểm sát nhân dân. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân thường xuyên giám sát đối với hoạt động của ngành Kiểm sát. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi để Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Tôi tin tưởng rằng, với những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về cải cách tư pháp, với những kinh nghiệm xây dựng và phát triển Viện kiểm sát nhân dân trong 50 năm qua, sự phối hợp và tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sựủng hộ của nhân dân cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, ngành Kiểm sát nhân dân nhất định sẽ có những tiến bộ mới, tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhân buổi Lễ hôm nay, tôi xin chúc các đồng chí đại biểu và toàn thể cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân mạnh khỏe, hanh phúc, phấn đấu không ngừng để có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin trân trọng cảm ơn !
DIỄN VĂN
CỦA ĐỒNG CHÍ TRẦN QUỐC VƯỢNG - ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG,
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI LỄ KỶ NIỆM
50 NĂM THÀNH LẬP VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(26/7/1960 - 26/7/2010)
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC trình bày Diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm