Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị quyết 26-NQ/TW đã định hướng và chỉ đạo đối với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai trong 08 năm qua, đóng góp tích cực vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong việc quản lý, khai thác và sử đụng đất đai, đặc biệt về chế độ sử dụng đất, bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, để đất đai được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUÁN TRIỆT
NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7, KHÓA IX
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị quyết 26-NQ/TW đã định hướng và chỉ đạo đối với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai trong 08 năm qua, đóng góp tích cực vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong việc quản lý, khai thác và sử đụng đất đai, đặc biệt về chế độ sử dụng đất, bảo đảm sự quản lý nhà nước thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, để đất đai được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, từ khi Nghị quyết 26-NQ/TW ra đời đến nay, tình hình kinh tế, xã hội đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật đất đai từng bước được Đảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả. Nhiều vấn đề liên quan đến Nghị quyết 26-NQ/TW đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn; đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Vì vậy, cần phải tổng kết, đánh giá quá trình nhận thức và tổ chức thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW để làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong tình hình mới.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Hiến định, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS có trách nhiệm quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 26-NQ/TW trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến đất đai.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức quán triệt đến lãnh đạo và toàn thể cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là những người trực tiếp thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến đất đai, nắm vữngcác chủ trương của Đảng về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để vận dụng một cách đầy đủ, đúng đắn trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc. Hàng năm, Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Chương trình, Kế hoạch, Nghị quyết để chỉ đạo thực hiện thống nhất trong Ngành và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các nhiệm vụ công tác, trong đó có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính liên quan đến đất đai; đồng thời chỉ đạo Viện trưởng Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình, Kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Qua triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát nhân dân có sự nhận thức sâu sắc, toàn diện, đầy đủ hơn về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến đất đai, Viện kiểm sát các cấp đã quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng một cách nghiêm túc, trách nhiệm và đạt được kết quả tích cực.
Thông qua chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Viện kiểm sát các cấp đã tham mưu, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết một số điểm nóng về tranh chấp đất đai như ở tỉnh Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng; giải quyết các vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai, góp phần khôi phục trật tự pháp luật về đất đai.
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến đất đai cho thấy, Toà án nhân dân các cấp đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật Dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật khác về đất đai, các hướng dẫn của TAND tối cao trong công tác xét xử các vụ án. Chất lượng xét xử ngày một nâng cao, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, bảo vệ các giao dịch dân sự hợp pháp trong đời sống xã hội…Nhiều bản án, quyết định của TAND xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất giải quyết khiếu kiện về quan lý đất đai có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.
Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, thực tế cho thấy, tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và sử dụng đất đai còn diễn biến phức tạp. Các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai phát sinh chủ yếu do cấp chính quyền cơ sở quản lý chưa chặt chẽ, trong khi đó pháp luật lại quy định giao cho chính quyền giải quyết phần lớn các tranh chấp, khiếu nại, dẫn đến tranh chấp kéo dài, phức tạp. Các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai chưa đầy đủ và minh bạch. Công tác xét xử các vụ án liên quan đến đất đai tại Toà án nhân dân cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Khi xét xử phúc thẩm, số bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị cải, sửa, hủy còn chiếm tỉ lệ cao, điều đó cho thấy công tác xét xử của các Toà án cấp sơ thẩm còn có nhiều hạn chế. Kết quả xét xử phúc thẩm cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thể hiện qua số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm ngày một tăng và số lượng bản án, quyết định phúc thẩm bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm ngày một nhiều./.