Trong hai ngày 26 và 27/10, VKSNDTC phối hợp cùng Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp (DANIDA) tổ chức Hội nghị chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm các vụ án do VKSNDTC truy tố nhưng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ năm 2004 đến năm 2008. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, TANDTC cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC; lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội và VKSND TP.Hồ Chí Minh.
Phó Viện trưởng VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai: Hạn chế đến mức thấp nhất số vụ án phải điều tra bổ sung
Đ/c Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng VKSNDTC phát biểu tại Hội thảo
Trong hai ngày 26 và 27/10, VKSNDTC phối hợp cùng Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp (DANIDA) tổ chức Hội nghị chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm các vụ án do VKSNDTC truy tố nhưng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ năm 2004 đến năm 2008. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, TANDTC cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC; lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội và VKSND TP.Hồ Chí Minh.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Viện trưởng VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai chỉ rõ, điều tra bổ sung là một biện pháp tố tụng do pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Hội nghị lần này nhằm mục đích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đối với các vụ án do VKSNDTC truy tố nhưng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đồng thời rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Phó Viện trưởng VKSNDTC Hoàng Nghĩa Mai khẳng định, đây là một Hội nghị chuyên đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Giải quyết tốt những vấn đề đặt ra tại Hội nghị chính là xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan và của người tiến hành tố tụng. Từ đó có các biện pháp tích cực để tự mỗi ngành, mỗi người tự giác khắc phục yếu kém tồn tại, thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng điều tra, truy tố, xét xử được tốt hơn; hạn chế đến mức thấp nhất số vụ án phải điều tra bổ sung.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá khách quan về thực trạng các vụ án do VKSNDTC truy tố, chuyển VKS địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm nhưng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong đó phân tích làm rõ các dạng điển hình phải trả hồ sơ trong thực tiễn, từ đó xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Các đại biểu cũng tổng hợp các kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết án hình sự ở các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương, hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời cũng nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành và giữa các đơn vị nghiệp vụ; đóng góp ý kiến vào dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc trả hò sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự…
Hoàng Long