CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sửa đổi căn bản, toàn diện, pháp điển hoá Luật tổ chức VKSND

26/10/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Chiều ngày 25/10, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể chủ trì cuộc họp Tổ biên tập Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, TAND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Hội Luật gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc VKSND tối cao. Phát biểu tại cuộc họp, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể khẳng định, phạm vi sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lần này được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện, pháp điển hoá Luật tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002. Theo đó, phải rà soát lại toàn bộ các quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên để giữ lại những quy định đang phát huy hiệu lực, loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung những quy định mới để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp...
Sửa đổi căn bản, toàn diện,
pháp điển hoá Luật tổ chức VKSND
 
 
 
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể chủ trì cuộc họp
Chiều ngày 25/10, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể chủ trì cuộc họp Tổ biên tập Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, TAND tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Hội Luật gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể khẳng định, phạm vi sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lần này được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện, pháp điển hoá Luật tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002. Theo đó, phải rà soát lại toàn bộ các quy định của các luật, pháp lệnh nêu trên để giữ lại những quy định đang phát huy hiệu lực, loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung những quy định mới để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Tại cuộc họp các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng xung quanh các nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh; chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát; tổ chức hệ thống cơ quan VKSND; về giám sát của Hội đồng nhân dân đối với VKSND… Trong thời gian tới, VKS tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, xác định rõ bản chất, đối tượng, phạm vi, nội dung chức năng cũng như xác định các loại công tác để thực hiện chức năng này và các nhiệm vụ khác của VKSND. Tiếp tục nghiên cứu làm rõ phạm vi, nội dung nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành bảo đảm thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc độc lập, không lệ thuộc vào các cơ quan Nhà nước ở địa phương trong tổ chức và hoạt động của VKS.
Hoàng Long
 
 
Tìm kiếm