CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ XIN Ý KIẾN CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÀ LÃNH ĐẠO VKSND TỐI CAO VỀ LUẬT TỔ CHỨC VKSND NĂM 2002 VÀ BỘ LUẬT TTHS NĂM 2003

13/11/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 13/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức cuộc họp với các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng dự có các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Lê Hữu Thể, Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường; Lãnh đạo Viện Khoa học kiểm sát, Vụ Tổ chức cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham dự cuộc họp. Tại cuộc họp, Đại diện Lãnh đạo Viện Khoa học kiểm sát báo cáo nội dung tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002...
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ XIN Ý KIẾN CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN LÀ LÃNH ĐẠO
VKSND TỐI CAO VỀ LUẬT TỔ CHỨC VKSND NĂM 2002 VÀ BỘ LUẬT TTHS NĂM 2003
 
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân  tối cao Hoàng Nghĩa Mai phát biểu tại Hội nghị
Ngày 13/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức cuộc họp với các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng dự có các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Lê Hữu Thể, Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường; Lãnh đạo Viện Khoa học kiểm sát, Vụ Tổ chức cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham dự cuộc họp.
Tại cuộc họp, Đại diện Lãnh đạo Viện Khoa học kiểm sát báo cáo nội dung tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành hữu quan xây dựng Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 432 ngày 30/12/2011 về việc thành lập Ban Soạn thảo Bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự do đồng chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm Trưởng ban. Căn cứ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ban Soạn thảo đã ban hành kế hoạch và yêu cầu các Bộ, Ngành triển khai việc thực hiện tổng kết thực tiễn 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 một cách toàn diện và chất lượng. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành khảo sát thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, 10 năm thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân (được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của các bộ, ngành, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Báo cáo kết quả tổng kết việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và đề xuất những vấn đề sửa đổi, bổ sung. Đối với việc tổng kết thi hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kế hoạch phục vụ Dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Đến nay, Viện kiểm sát ba cấp và Viện kiểm sát quân sự Trung ương đã cơ bản hoàn thành việc tổng kết và gửi báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Với tinh thần trách nhiệm cao các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về nội dung sửa đổi, bổ sung Dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai cảm ơn các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện luôn tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Ngành, các đồng chí đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho Dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung 02 Dự án “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Đây là dịp để ngành Kiểm sát hoàn thiện cơ sở, địa vị pháp lý; mô hình, cơ cấu tổ chức, các chức danh pháp; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Ngành... Đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, công phu những nội dung và những tài liệu tại cuộc họp, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực đề nghị các đơn vị có liên quan tiếp tục tiếp thu, tổng hợp những ý kiến tại cuộc họp để phục vụ tốt về nội dung tổ chức Hội nghị toàn quốc ngành Kiểm sát nhân dân “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và định hướng sửa đổi đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” sắp tới đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo kế hoạch, những nội dung tập trung thảo luận  về Hội nghị lần này sẽ tiếp tục được trao đổi, bàn bạc; đồng thời lấy ý kiến tại cuộc họp của Ủy ban kiểm sát mở rộng và Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hội nghị toàn Ngành được tổ chức trong 2 ngày (06, 07/12/2012) tại Hà Nội, với sự có mặt của khoảng 900 đại biểu ở cả 03 cấp Viện kiểm sát. Việc tổ chức thành công Hội nghị “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và định hướng sửa đổi đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, là bước đi quan trọng, góp phần tích cực trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới.
Quốc Hưng
Tìm kiếm