Báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng khẳng định, Viện kiểm sát các cấp đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng ngay từ đầu, nên tiến độ giải quyết nhanh hơn.
VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC TRẦN QUỐC VƯỢNG: Ngành Kiểm sát tăng cường công tác thực hiện quyền công tố, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị oan
Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII
Báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng khẳng định, Viện kiểm sát các cấp đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng ngay từ đầu, nên tiến độ giải quyết nhanh hơn.
Báo cáo tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng chỉ rõ, tình hình tội phạm trong năm 2009 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều loại tội phạm tăng hơn về số lượng và tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn, như tội phạm về ma túy, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…bên cạnh đó, những tranh chấp, khởi kiện về dân sự, hành chính tăng hơn so với cùng kỳ năm 2008. Tình hình trên càng tăng thêm trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Kiểm sát trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy vậy, với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ, công chức trong toàn Ngành, sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự kiểm tra giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, năm qua ngành Kiểm sát đã đạt kết quả tích cực trên các mặt công tác. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo toàn Ngành tăng cường công tác thực hành quyền công tố, trọng tâm là nâng cao trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị oan; đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, nhất là những vụ án hình sự trọng điểm. Tập trung chỉ đạo để tạo sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Bên cạnh đó, công tác kiểm sát điều tra đã góp phần làm giảm đáng kể các vụ án oan, sai và việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng khẳng định, Viện kiểm sát các cấp đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng ngay từ đầu, nên tiến độ giải quyết nhanh hơn. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn chỉnh hồ sơ truy tố nhiều vụ án tham nhũng, án trọng điểm. Viện kiểm sát địa phương chú trọng tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên tham dự các phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp, dư luận quan tâm. Qua đó, đánh giá chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa để rút kinh nghiệm. Đồng thời, thường xuyên yêu cầu Kiểm sát viên thực hiện đầy đủ qui trình nghiệp vụ công tác, đề cao trách nhiệm thực hành quyền công tố tại tòa. Do vậy, chất lượng kiểm sát xét xử hình sự có tiến bộ hơn, góp phần hạn chế oan sai, nâng cao trình độ, kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, bảo vệ được quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Qua công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát các cấp chú ý phát hiện các vi phạm của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng. Đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử như: chậm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát; yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm khắc phục việc xét xử bỏ lọt tội phạm, hành vi phạm tội của bị cáo, vận dụng không đúng những quy định của pháp luật khi cho bị cáo hưởng án treo; tuyên hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.
Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng khẳng định, một trong những thành tích nổi bật của ngành KSND trong thời gian qua là công tác tổ chức cán bộ của ngành có tiến bộ mới, khắc phục những tồn tại bất cập, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược cán bộ của ngành đến năm 2020; hoàn thành quy hoạch lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh cho thời kỳ 2010-2016. Trên cơ sở đó, kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho một số đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh; điều động cán bộ, Kiểm sát viên, bổ nhiệm lãnh đạo đối với các Viện kiểm sát cấp huyện mới thành lập; bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp. Ngành KSND rất coi trọng công tác tuyển dụng cán bộ, quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, chú trọng tuyển dụng vào ngành những cán bộ trẻ, có trình độ đại học, được đào tạo chính quy; quy định rõ tiêu chuẩn cán bộ có năng lực điều động về công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thực hiện nghiêm túc chủ trương luân chuyển cán bộ, chú ý đưa cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo thực tế để đáp ứng nguồn cán bộ trong thời gian tới.
Thảo luận về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm cũng như kết quả hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, của Viện kiểm sát nhân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao trong các mặt công tác này, giúp giữ vững trật tự, trị an xã hội, kiềm chế và từng bước đẩy lùi vi phạm, tội phạm, củng cố lòng tin của người dân, góp phần tạo điều kiện cho kinh tế đất nước phát triển...
Hoàng Long
Một số kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XII:
1. Quan tâm, chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện Đề án tổng thể về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, có hiệu quả của các cơ quan tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp. Sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng tư pháp (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính…) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự cho Tòa án cấp huyện.
2. Đề nghị Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát đối với các lĩnh vực Tài chính- tiền tệ, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, cải cách hành chính…nhằm phát hiện sơ hở, bất cập của cơ chế quản lý. Trên cơ sở đó, để chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm ngăn ngừa vi phạm và tội phạm xảy ra. Chỉ đạo các cơ quan Nhà nước tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện vi phạm, tội phạm xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi.
3. Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu, đổi mới chế độ phân bổ ngân sách đối với các cơ quan tư pháp; đảm bảo về kinh phí để đầu tư xây dựng trụ sở, nhà công vụ, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, nghiên cứu xây dựng thể chế pháp luật; đào tạo cán bộ các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.
Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng: Cần thành lập trung tâm giám định quốc gia
“Băn khoăn của các ĐB QH về việc án treo áp dụng với án tham nhũng nhiều quá là chính đáng, về phía Viện kiểm sát, chúng tôi cũng đã phát hiện những trường hợp mà tòa xét xử nhẹ, cho hưởng án treo không đúng, chúng tôi đã kháng nghị. Trong năm vừa qua, tỷ lệ từ 50-55% các kháng nghị là theo hướng tăng mức hình phạt, không cho hưởng án treo. Đối với những vụ án tham nhũng trọng điểm kéo dài, vì thông thường đây là vụ án phức tạp, khó, cực khó về thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ. Điểm khó nhất là công tác giám định, mất nhiều thời gian, kinh phí cho giám định, mà lại có nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ vụ Điện kế điện tử, suốt từ 2005 đến cuối năm vừa rồi mới xử được, xung quanh chỉ vấn đề giám định. Do đó, cần phải ngay lập tức thành lập trung tâm giám định quốc gia để giải quyết việc này.Về vụ PCI, với tư cách là cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp, chúng tôi có văn bản đề nghị Nhật Bản chuyển hồ sơ từ 2008 nhưng đến tháng 4.2009, Nhật Bản mới chuyển hồ sơ trên 3.000 trang, VKSNDTC đã chuyển ngay cho Cơ quan điều tra Bộ Công an dịch, mà phải dịch chính xác, vì vậy ĐB sốt ruột là đúng, nhưng cũng mong các đại biểu thông cảm”.