CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN!

07/06/2015
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập ngày 26/7/1960, qua 55 năm thành lập và phát triển, tuy lịch sử có nhiều biến cố nhưng ngành Kiểm sát nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Do đó, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những thành tích mà được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Ngành Kiểm sát nhân dân đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2 lần:..

 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN!

 
Ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập ngày 26/7/1960, qua 55 năm thành lập và phát triển, tuy lịch sử có nhiều biến cố nhưng ngành Kiểm sát nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Do đó, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những thành tích mà được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Ngành Kiểm sát nhân dân đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2 lần: Năm 1985 Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất. Năm 1990, Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2. Năm 2010 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, Viện kiểm sát nhân dân được tặng thưởng Huân chương Sao vàng. Là cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân chúng ta rất đỗi tự hào về những thành tích mà ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được. “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây”, là thế hệ kế thừa, tuổi trẻ ngành Kiểm sát chúng ta luôn tri ân đồng nghiệp đi trước hãy ra sức phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân được Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định. Muốn làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải ra sức: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, làm đúng lời dạy của Bác, cán bộ kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức, “giữ vững kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ”, ra sức học tập: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Để làm được điều đó chúng ta cần ôn lại truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân qua các thời kỳ hình thành và phát triển, để chúng ta biết được những mốc son quan trọng nhất của ngành Kiểm sát nhân dân, để từ đó chúng ta thấy được công lao to lớn của các thế hệ đồng nghiệp đi trước đã dày công vun đắp, xây dựng nên cơ nghiệp của ngành Kiểm sát nhân dân ngày hôm nay:
Viện công tố tiền thân của Viện kiểm sát:
Ngày 29/4/1958, tại kỳ họp thứ VIII, Quốc Hội khóa I, Quốc hội đã thảo luận đề án của Chính phủ: Thành lập Tòa án tối cao và hệ thống Tòa án, Viện công tố trung ương và hệ thống Viện công tố. Cả hai cơ quan tách khỏi Bộ Tư pháp. Tòa án tối cao và Viện công tố trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn ngang Bộ và trực thuộc Chính phủ. Đồng chí Bùi Lắm, Vụ trưởng vụ hành chính tư pháp của Bộ Tư pháp cử sang làm Viện trưởng Viện công tố trung ương. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Chánh Văn phòng Bộ Công an được cử sang làm Phó Viện trưởng viện công tố trung ương.
Ngày 01/7/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 256-TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức Viện công tố và hệ thống Viện công tố. Theo quy định của Nghị định số 256-TTg hệ thống Viện công tố gồm có: Viện công tố trung ương, Viện công tố địa phương các cấp và Viện công tố quân sự các cấp. Viện công tố có Viện trưởng, Viện phó và một số Công tố ủy viên. Viện trưởng, Viện phó và Công tố ủy viên lập thành Ủy ban công tố có trách nhiệm xử lý những vấn đề quan trọng thuộc công tác Công tố dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện công tố.
Viện kiểm sát nhân dân được thành lập và phát triển qua các thời kỳ
Lần đầu tiên Hiến pháp quy định chế định về Viện kiểm sát nhân dân:Ngày 31/12/1959, kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt nam dân chủ cộng hòa khóa thứ nhất đã thông qua Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1959). Điều 105 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định” Lần đầu tiên chế địnhViện kiểm sát nhân dân được ghi nhận tại Hiến pháp, đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật nước ta.
Quốc Hội thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đồng chí Hoàng Quốc Việt được Quốc Hội bầu làm Viện trưởng - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao:
Luật chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu tiên đã được Quốc Hội khóa II, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 15/7/1960 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố số 20/LCT ngày 26/7/1960. Cũng tại kỳ họp thứ nhất, Quốc Hội khóa II, Quốc Hội đã bầu đồng chí Hoàng Quốc Việt giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng chí Hoàng Quốc Việt là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân đầu tiên của ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngày 26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân, một hệ thống cơ quan mới trong bộ máy Nhà nước ta. Và ngày 26/7 hàng năm trở thành ngành truyền thống ngành Kiểm sát nhân dân
Trước khi thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, cán bộ Kiểm sát phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trong, khiêm tốn”.
Tháng 3 năm 1967 ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 1966, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng đến dự và phát biểu. Đồng chí Lê Duẩn nói: “Ngành Kiểm sát là một trong những công cụ của nhà nước dân chủ nhân dân, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường chuyên chính đối với bọn phản cách mạng, tăng cường kỷ luật xã hội trong quần chúng nhân dân”.
Viện kiểm sát Quân sự được thành lập:
Thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, tại phiên họp từ ngày 24 đến ngày 29/4/1961 Thường trực Quân ủy Trung ương đã ra Nghị quyết tổ chức Viện kiểm sát Quân sự trong quân đội. Thi hành quyết nghị trên của Thường trực Quân ủy trung ương, ngày 12/5/1961, Tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng đã ra Thông tri số 06/TT.H hướng dẫn tổ chức các Viện kiểm sát quân sự. Ngày 12/5/1961 được xác định là ngày thành lập Viện kiểm sát Quân sự. Ngày 07/8/2009 Bộ Quốc phòng đã có Quyết định số 2628/QĐ-BQP công nhận ngày 12/5/1961 là ngày truyền thống của ngành Kiểm sát quân sự.
Những mốc son quan trọng của Trường Đại học Kiểm sát:
Ngày 21/4/1970, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ký Quyết định số 62/QĐ-TC về bộ máy tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong đó có Trường Bổ túc và Đào tạo cán bộ kiểm sát. Quyết định này được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 900/NQ-UBTVQH ngày 25/4/1970. Ngày 23/10/1981, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-V9 về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trong đó có Trường Cao đẳng kiểm sát tại Hà Nội. Quyết định này được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn tại Nghị quyết số 138-NQ/HĐNN7 ngày 17/02/1982. Ngày 24/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 614/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học kiểm sát Hà Nội. Ngày 25/4 hàng năm được coi là Ngày Truyền thống của Trường Đại học kiểm sát Hà Nội hiện nay.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ từ năm 1960 đến nay:
Từ khi thành lập Viện kiểm sát nhân dân đến nay đã có 8 đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đó là:
- Đồng chí Hoàng Quốc Việt từ năm 1960 đến năm 1976.
- Đồng chí Trần Hữu Dực  từ năm 1976 đến năm 1981.
- Đồng chí Trần Lê  từ năm 1981 đến năm 1986.
- Đồng chí Trần Quyết từ năm 1987 đến năm 1992.
- Đồng chí Lê Thanh Đạo từ năm 1992 đến năm 1996.
- Đồng chí Hà Mạnh Trí  từ năm 1996 đến năm 2007.
- Đồng chí Trần Quốc Vượng từ năm 2007 đến năm 2011.
- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình từ năm 2011 đến nay.
Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao:   
Ngày 16/4/1962, Ủy ban thường vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo nội dung của Pháp lệnh: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết”. Ngày 18/4/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 12/LCT công bố Pháp lệnh.
Nghị quyết đầu tiên của Bộ chính trị về công tác của Viện kiểm sát nhân dân:
Ngày 01/02/1963, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về công tác kiểm sát. Nghị quyết khẳng định lại vai trò quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, quy định một số vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Nghị quyết cũng quy định một số vấn đề cụ thể về quan hệ giữa các ngành Kiểm sát, Công an, Tòa án, về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Kiểm sát nhân dân nhằm giúp cho ngành Kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quy chế ngạch bậc của Kiểm sát viên được Hội đồng nhà nước phê chuẩn lần đầu tiên:
 Ngày 20/9/1983, Hội đồng nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 451/NQ-HĐNN7 quyết định: “ Phê chuẩn Quy chế số 02/V9-TC ngày 15/9/1983 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, ngạch Kiểm sát viên gồm có Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp:
- Kiểm sát viên cao cấp có 4 bậc: Kiểm sát viên cao cấp bậc 1, 2, 3, 4.
- Kiểm sát viên trung cấp có 3 bậc: Kiểm sát viên trung cấp  bậc 1, 2, 3.
- Kiểm sát viên sơ cấp có 3 bậc: Kiểm sát viên sơ cấp bậc 1, 2, 3.
Đại biểu Viện kiểm sát nhân dân dự Đại hội chiến sỹ thi đua năm 1961:
Năm 1961, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã cử 2 đồng chí đại diện cho ngành Kiểm sát nhân dân đi dự Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc là:
- Đồng chí Huỳnh Lắm, Vụ trưởng vụ 3 thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Khu tự trị Việt Bắc.
Từ ngày được thành lập đến nay (26/7/1960- 26/7/2015), đất nước ngày càng phát triển và mở rộng hội nhập quốc tế nên pháp luật cũng đã thay đổi. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành kiểm sát cũng thay đổi theo cho phù hợp với tiến độ cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước. Qua năm 55 năm hình thành và phát triển đến nay ngành Kiểm sát nhân dân đã đủ khả năng gánh vác trọng trách mà được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Kiểm sát nhân dân qua các giai đoạn lịch sử cho phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp. Hiện nay, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Hiến pháp. Theo đó, Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân: 1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Qua đó cho thấy, ngành Kiểm sát nhân dân đã lớn mạnh cả về nhân lực và vật lực, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Ngành Kiểm sát nhân dân trong 55 năm qua, chúng ta thấy ngành Kiểm sát nhân dân luôn luôn có sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và thật sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trong hoạt động tư pháp.
Thanh nghị
Tìm kiếm