CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình thăm và làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng

27/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng làm việc với đoàn công tác của Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương do đồng chí Trương Hòa Bình-Bí thư TW Đảng, Chánh án TAND Tối cao dẫn đầu về kiểm tra tình hình thực hiện công tác cải cách và triển khai Đề án thành lập TAND sơ thẩm khu vực theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị...
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình thăm và
làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng
 
 
Bí thư Tỉnh ủy Võ Văn Thưởng tại buổi làm việc
 
Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng làm việc với đoàn công tác của Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương do đồng chí Trương Hòa Bình-Bí thư TW Đảng, Chánh án TAND Tối cao dẫn đầu về kiểm tra tình hình thực hiện công tác cải cách và triển khai Đề án thành lập TAND sơ thẩm khu vực theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị.
Cùng đi có đồng chí Nguyễn Hòa Bình-Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND Tối cao, đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Làm việc với đoàn có các đồng chí Phạm Minh Toản-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh-Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Viết Chữ-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Sở Tư pháp, Công an, Thanh tra, Cục thi hành án dân sự tỉnh.
Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020″  ngày 2/6/2005 xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý… mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Thực hiện Nghị quyết này, những năm qua, hoạt động của các cơ quan tư pháp luôn được các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên việc triển khai thực hiện đạt một số kết quả tích cực. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức được củng cố, tăng cường về số lượng và chất lượng, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp. Công tác thi hành án và công tác bổ trợ tư pháp có nhiều chuyển biến theo hướng tôn trọng quyền dân chủ, bảo đảm đúng quy định, từng bước thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc bước đầu được quan tâm đầu tư. Sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của cơ quan dân cử đối với cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và phương thức.
Công tác kiểm sát hoạt động Tư pháp, công tố của ngành kiểm sát và công tác xét xử của ngành tòa án đã từng bước được nâng cao, các vụ án hình sự, dân sự, hành chính luôn được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Trong các phiên xét xử, chất lượng tranh tụng được đặt lên hàng đầu, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng Công an-Kiểm sát-Tòa án đã góp phần truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ năm 2005 đến nay, TAND tỉnh đã thụ lý  trên 14.890 vụ án các loại, đã giải quyết được trên 95% vụ án. Trung bình hàng năm lượng án thụ lý tăng 275 vụ, giải quyết tăng 260 vụ.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế. Đó là một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai Nghị quyết 49-NQ/TW và các chương trình, kế hoạch hành động của cấp trên còn chậm, chưa đầy đủ nên sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Nghị quyết ở một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế. Chất lượng xét xử các loại án tuy đã được nâng lên nhưng tình trạng án bị hủy vẫn chưa giảm mạnh, án tồn đọng vẫn còn khá nhiều; còn để xảy ra một số sai sót trong việc áp dụng pháp luật, việc điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ trong một số vụ việc chưa đầy đủ, chính xác, dẫn dến oan sai, kéo dài thời gian xử lý vụ án…
Tại cuộc họp, tỉnh Quảng Ngãi cũng kiến nghị, đề xuất Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương sớm ban hành các tiêu chí về xây dựng TAND sơ thẩm, VKSND khu vực để các địa phương có cơ sở nghiên cứu xây dựng đề án. Đề xuất Trung ương có chính sách đãi ngộ để thu hút, tạo điều kiện tuyển dụng cán bộ cho ngành tư pháp. Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn cho các cơ quan chuyên ngành của địa phương để kịp thời nâng cao trình độ, giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình nhấn mạnh cải cách tư pháp là nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là thành lập tòa án khu vực nhằm nâng cao tính độc lập xét xử, đồng thời tập trung được nguồn lực để nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết án tồn đọng. Việc thành lập TAND sơ thẩm, VKSND khu vực, tùy theo đặc điểm tình hình của địa phương nhưng phải dựa trên tiêu chí về số lượng án, vị trí địa lý, cự ly đi lại, tình hình an ninh chính trị… nhưng làm sao để các cơ quan tư pháp phối hợp thực hiện tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của cán bộ ngành tư pháp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận cơ quan tư pháp. Đồng chí Trương Hòa Bình cho rằng, việc triển khai thực hiện sẽ có những khó khăn, vướng mắc song địa phương phải xác định rõ mục tiêu của cải cách tư pháp để tập trung tháo gỡ để triển khai Đề án này.
(Theo QN – ĐN) 
Tìm kiếm