CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát Hà Nội 42 năm xây dựng và phát triển

17/11/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
(BVPL) - Ngay từ khi thống nhất đất nước, Đảng - Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo và thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của các thầy giáo, cô giáo mà còn là ngày của toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và tôn vinh các thầy giáo, cô giáo - những người đã và đang đảm nhiệm sứ mệnh vẻ vang "trồng người"...
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát Hà Nội
42 năm xây dựng và phát triển
(BVPL) - Ngay từ khi thống nhất đất nước, Đảng - Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo và thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam. Vì vậy, ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của các thầy giáo, cô giáo mà còn là ngày của toàn xã hội chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và tôn vinh các thầy giáo, cô giáo - những người đã và đang đảm nhiệm sứ mệnh vẻ vang "trồng người"
 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cán bộ, giảng viên
Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát ( Chinhphu.vn)
Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Để đạt được những thành tích đó, phải kể đến sự đóng góp to lớn và trước hết của các thế hệ thầy, cô giáo của trường. Cho đến nay, các thế hệ thầy cô giáo đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn lượt cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân. Nhiều thầy giáo, cô giáo của nhà trường đã và đang đảm nhận các trọng trách của Ngành cũng như của các cơ quan Nhà nước khác.
Từ khi thành lập trường đến khi kết thúc đào tạo Cao đẳng Kiểm sát, trường đã đào tạo được 9 khóa trung cấp Kiểm sát với 1.366 học viên, 17 khóa cao đẳng hệ chính quy với 2.828 sinh viên, 17 khóa cao đẳng hệ chuyên tu với 1.079 học viên, 19 khóa cao đẳng, hệ tại chức với 3.263 học viên. Đào tạo 12 khóa cao đẳng tập trung hệ cử tuyển với 431 sinh viên, 4 lớp đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát để tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên cho 273 học viên là những cán bộ đã có bằng cử nhân Luật. Cùng với đó, trường còn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng vạn lượt cán bộ trong Ngành. Sau hơn 7 năm chuyển hướng đào tạo, bồi dưỡng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát đã mở được 13 khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát cho trên 1.712 học viên là cán bộ Kiểm sát đã có bằng cử nhân Luật nhưng chưa qua đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát; mở 2 lớp đào tạo Kiểm tra viên với 232 học viên; 60 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 6.085 lượt cán bộ theo học.
 
Đồng chí Khamsane Souvong, Ủy viên Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Làotrao Huân chương Hữu nghị
tặng Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội
Ngoài nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ Kiểm sát, trường còn được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo đại học khác để mở các lớp hoàn chỉnh kiến thức cử nhân Luật cho số cán bộ trong ngành đã tốt nghiệp cao đẳng kiểm sát. Để thực hiện nhiệm vụ này, trường đã chủ động phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học thuộc Đại học Huế, triển khai được 15 lớp hoàn chỉnh kiến thức cử nhân Luật với 2.621 học viên.

          Bên cạnh lĩnh vực giảng dạy, trong nhiều năm qua các thầy giáo, cô giáo Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát còn tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, tập thể các thầy, cô giáo của trường đã và đang tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo trình để chuẩn bị đón nhận nhiệm vụ đào tạo hệ đại học; xây dựng hệ thống tập đề cương bài giảng phục vụ kịp thời công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân giao cho trường. Hội đồng khoa học của Nhà trường với sự tham gia của nhiều giáo viên có trình độ chuyên sâu đã tổ chức thành công nhiều cuộc Hội thảo khoa học, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các dự án luật, pháp lệnh và các quy chế công tác của Ngành. Kết quả nghiên cứu các đề tài, chuyên đề khoa học đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, cung cấp luận cứ khoa học để góp phần giải đáp những vấn đề của thực tiễn công tác Kiểm sát đặt ra. Giảng viên của trường luôn luôn có tinh thần cầu thị, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn phục vụ cho việc giảng dạy các lớp bồi dưỡng chuyên sâu, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp được Đảng, Nhà nước giao cho ngành Kiểm sát nhân dân.
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay đã và đang đặt nhiều thách thức mới với nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Chúng tôi tin tưởng rằng, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp có hiệu quả của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, với truyền thống 42 năm xây dựng, trưởng thành, với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy – Ban Giám hiệu, với tinh thần khắc phục khó khăn và ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức nhà trường, nhất định chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà ngành Kiểm sát nhân dân giao phó”.
 
Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đại đa số cán bộ ngành Kiểm sát được đào tạo từ Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường đã góp phần đào tạo được một đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đông đảo, có năng lực và trình độ, từng bước đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Sự lớn mạnh, uy tín, vị thế và những kết quả to lớn trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân trong những năm qua có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên của Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.
 
Lễ khởi công xây dựng ký túc xá 11 tầng của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát
Với những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành, năm 1984 Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 1990 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; năm 2010 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2012 Trường được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Hữu nghị. Đây là những phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng, nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên của Trường trong suốt 42 năm qua.
Yến Nhi – Thúc Hà
Tìm kiếm