Báo Pháp luật Việt Nam số 336 ngày 02/12/2011, có bài “Khi cáo trạng… gỡ tội” cuả tác giả Nhị Ngọc và bài “Mẹ nhà báo Hoàng Hùng cầu xin Bộ Công an vào cuộc của tác giả Liên Xuân. Nội dung: bà Nguyễn Thị Kim Nga 74 tuổi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là mẹ đẻ của nhà báo Hoàng Hùng, có đơn gửi đến các cơ quan pháp luật ở Trung ương khiếu nại kết luận điều tra và bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An khi phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai bà là do nhà báo, Hoàng Hùng ghen tuông, có hành vi đánh đập vợ nên bị vợ trả thù.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng
liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 02/12/2011 đến 08/12/2011
Báo Pháp luật Việt Nam số 336 ngày 02/12/2011, có bài “Khi cáo trạng… gỡ tội” cuả tác giả Nhị Ngọc và bài “Mẹ nhà báo Hoàng Hùng cầu xin Bộ Công an vào cuộc của tác giả Liên Xuân. Nội dung: bà Nguyễn Thị Kim Nga 74 tuổi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là mẹ đẻ của nhà báo Hoàng Hùng, có đơn gửi đến các cơ quan pháp luật ở Trung ương khiếu nại kết luận điều tra và bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An khi phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai bà là do nhà báo, Hoàng Hùng ghen tuông, có hành vi đánh đập vợ nên bị vợ trả thù. Đánh giá này, theo bà và tác giả bài báo là bịa đặt, không đúng sự thật nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can Trần Thúy Liễu. Bà có đề nghị Bộ Công an cần vào cuộc để điều tra lại cho khách quan.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An và Vụ 1A kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để theo dõi.
Báo Tuổi trẻsố 328 ngày 02/12/2011, có bài “Nạn nhân khởi kiện Viện kiểm sát nhân dân huyện” của tác giả Phạm Xuân Dũng. Nội dung: bà Đào Thị Hồng, chủ doanh nghiệp tư nhân Hùng Linh ở xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Trộm cắp tài sản” nhưng ngày 30/8/2010, Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng xử sơ thẩm và ngày 18/11/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xử phúc thẩm đều tuyên bà không phạm tội. Bà đã nhiều lần có đơn yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Lăng phải công khai xin lỗi và bồi thường oan sai cho bà nhưng chưa được giải quyết nên bà đã kiện Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Lăng ra Tòa án. Ngày 01/12/2011, Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng đã thụ lý vụ kiện này.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị và Vụ 1 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh số 328 ngày 03 /12/2011, có bài “Chín năm chưa xử xong một vụđánh bạc” của tác giả Hồng Tú. Nội dung: Ngày 28/8/2002, Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước bắt quả tang và khởi tố vụ án đối với 5 bị can về tội “Đánh bạc”. Do điều tra không chặt chẽ, có nhiều sai sót nên vụ án đã 2 lần phải xửở cấp giám đốc thẩm và Tòa đều tuyên hủy án đểđiều tra, xét xử lại. Năm 2010, Luật hình sự sửa đổi tội đánh bạc đã quy định định mức để truy cứu Trách nhiệm hình sựđối với tội đánh bạc từ mức 500.000 đồng nâng lên mức tối thiểu là 2 triệu đồng. Vì vậy có 2 đồng phạm trong vụ án được Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đỗng Xoài miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đồng Xoài vẫn sử dụng cáo trạng từ năm 2006 để xét xử sơ thẩm lần thứ 3 và áp dụng tính “tiền ảo” đối với hành vi đánh đề, cá độđể làm căn cứ buộc tội các bị cáo còn lại. Theo nhiều chuyên gia và luật sư, việc làm trên của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đồng Xoài là vi phạm nghiêm trọng Luật tố tụng hình sự.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Phước và Vụ 1A kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 339 ngày 05/12/2011 có bài “Hai lần xử, hai lần ra bản án trái pháp luật” của tác giả Bình Minh. Nội dung: Công ty 3-2 là doanh nghiệp nhà nước thuộc Quân khu 3 Bộ Quốc phòng có chi nhánh tại Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được thành lập năm 1999. Đến 25/12/2005 đã cổ phần hóa và thành lập ra Công ty cổ phần 389, chấm dứt hoạt động của Công ty 3-2. Tuy vậy khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất thuê giữa Chi nhánh Công ty 3-2 (cũ) cho doanh nghiệp Trung Hoa, đáng lẽ Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý phải trả lại đơn, đình chỉ vụ kiện vì Chi nhánh Công ty 3-2 không còn tồn tại, nhưng Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý vẫn thụ lý vụ kiện và đưa vụ án ra xét xử. Khi xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam cũng không khắc phục sai sót trên và vẫn công nhận Chi nhánh Công ty 3-2 là nguyên đơn của vụ kiện, tuyên buộc doanh nghiệp Trung Hoa trả lại đất cho Công ty 3-2. Vì vậy ngày 17/11/2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có kháng nghị số 158/QĐ-KNGĐT-V5 đối với bản án trái pháp luật này. Tác giả bài báo và dư luận cho rằng vụ việc này có biểu hiện của việc cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, có dấu hiệu của tội “Ra bản án trái pháp luật”.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách và Cục 6, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng- TH